PDA

View Full Version : Đạo Lão



totha_huong
02-11-2011, 10:21 AM
Lão Tử là một triết gia Trung hoa sống ở khoảng thế kỷ thứ 4 TCN. Ông là người viết Đạo Đức Kinh (道 德 經) - và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo (Đạo tổ 道 祖). Tác phẩm của Lão Tử, cuốn Đạo Đức Kinh, là một trong những cuốn chuyên luận đáng chú ý nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc. Nó là kiệt tác của ông, đụng chạm tới nhiều vấn đề của triết học từ bản thể vũ trụ, đến chính sách cai trị, cả cách tu luyện thân xác nữa. Mặc dù đạo Lão đề cao chữ Đạo, với nghĩa qui luật vận hành của tự nhiên, nhưng ứng dụng Đạo không dễ. Vì trình bày của Lão tử về Đạo hơi khó hiểu. Hơn nữa đời sau, lại có nhiều người giải thích Đạo khác nhau. Nhìn chung, người ta đều hiểu Đạo Lão là đạo tự nhiên. Nhưng qui luật tự nhiên nhiều khi chằng chéo nhau, nên muốn hiểu đạo Lão phải qui tư tưởng của ông về một mối giản dị, thì mới có thể ứng dụng nó được.


http://cB9.upanh.com/19.0.25237338.cSS0/01.jpg
Khổng Phu Tử

Để tìm hiểu một cách giản dị đạo của Lão tử, ta đi thẳng vào khái niệm trung tâm của đạo là vô vi. Điều này có nghĩa là người ta cần nhận thức rõ qui luật vận hành của tự nhiên, sau đó hành động theo xu thế của nó, không chống lại nó.

Chính vì trọng cái vô vi, nên thay vì đi tìm qui luật vận hành của tự nhiên, nhiều người theo đạo Lão đi tìm qui luật vận hành của chính cơ thể mình. Họ lập ra một trường phái đạo dẫn, tức là dẫn đạo đi khắp cơ thể. Trường phái này coi loài người là con đẻ của tự nhiên, họ tìm thấy tự nhiên vận hành trong các mạch máu và hơi thở của mình. Cho nên tu môn đạo dẫn là tu luyện hơi thở. Những người đạt đạo, có thể lần theo từng hơi thở trong từng khắc, từng giây. Hơi thở như vậy gọi là vô vi. Khi vô vi có thể lướt gió cưỡi mây như Liệt tử và Dương tử. Ngày nay nghe những chuyện đó chúng ta cho là hoang đường, nhưng những chứng cứ về các nhà Yoga hiện đại (được truyền hình trực tiếp) có thể nâng mình khỏi mặt đất vài chục phân trong hàng giờ làm chúng ta băn khoăn về khả năng của con người.
Dẫn đạo chính là tích Kim (dưỡng khí) một cách nhẹ nhàng vào phổi, tản Thủy (dẫn ô-xy) đến từng cơ bắp cũng hết sức nhẹ, sao cho sinh Mộc (năng lượng) một cách đồng đều tại từng phần của cơ thể. Năng lượng (Mộc) ấy hợp lực thành một sức nâng mạnh mẽ mà nâng cơ thể lướt đi. Toàn bộ phép luyện đạo dẫn chung qui lại chính là phép luyện hơi thở theo Ngũ hành.

Cho nên, đạo Lão xét cho cùng là, thứ nhất đối với sự hướng nội thì tích/tản khí mà luyện đạo dẫn, thứ hai đối với sự hướng ngoại thì tìm hiểu qui luật vận động của tự nhiên, rồi từ đó học theo để hành động cho đúng. Mà qui luật tự nhiên chính là Ngũ hành. Cho nên trong ba đạo, thì đạo Lão gần với Ngũ hành hơn cả.

Sự đồng hành của Phật – Nho – Lão tại Việt nam

Ở trên chúng tôi đã lướt qua ba đạo lớn ở Việt nam. Đạo Nho và đạo Lão từ Trung quốc truyền sang, còn đạo Phật (có thể là) từ Ấn độ tới. Đất Việt lại được người Pháp gọi là Indochine. Gọi như vậy đúng về địa lý, vì đất Việt nam là nơi tiếp giáp giữa hai lục địa, hai quốc gia lớn là China (Trung hoa) và Inde (Ấn Độ), nhưng cũng đúng về văn hóa nữa. Chúng ta đã tiếp thu được những tinh hoa của hai nền văn hóa lớn Trung Hoa và Ấn Độ.
Khi các luồng tư tưởng và văn hóa lớn truyền sang nước Đại Việt, thì người Việt đã biết tiếp thu và hòa đồng. Bởi vì, dân ta là một trong những dân tộc sớm nhất trên thế giới phát hiện ra Ngũ hành (xem truyền thuyết Thánh Gióng trong chương I), nên khi hấp thu Đạo Phật, Đạo Lão và Đạo Nho, đã dễ dàng hòa đồng ba giáo lý lớn đó trong tâm hồn. Do vậy tâm hồn Việt chính là sự hòa đồng của ba đạo lớn nhất này làm một, trên cơ sở tư duy Ngũ hành.
Các học giả nói ở Việt nam có tam giáo đồng hành chính là vì lẽ đó. Các cụ đồ nho xưa học theo Khổng tử, nhưng không quá khắc kỷ, hành xử nhân ái (Phật), về già thường ung dung tự tại, biết tới lui nhịp nhàng (Lão). Sở dĩ vậy, vì mỗi tâm hồn Việt từ trong trứng đã có cái chất keo dung hợp cả ba đạo ấy trong mối luân chuyển của Ngũ hành.

Nhìn lại mảnh đất Việt nam, chúng ta thấy dân tộc mình thật hạnh phúc. Với sự sáng tạo ra truyền thuyết Thánh Gióng, trên cơ sở nhận thức rõ biện chứng tự nhiên của sự phát triển (Ngũ hành) từ rất sớm, tâm hồn người Việt dễ dàng thâu nhận cả Nho, Phật, Lão. Khi hòa đồng như vậy, thì tư duy Ngũ hành ngày càng nhuần nhuyễn, càng cho phép chúng ta dễ dàng chấp nhận một thế giới đa văn hóa.

Khi chấp nhận các thực thể đa văn hóa chúng ta có thể tích những nét tinh hoa của một nền văn hóa này mà không cần phải loại trừ tinh hoa của một nền văn hóa khác. Sau khi tích Kim đa văn hóa, chúng ta có thể tản Thủy đa văn hóa, điều đó cho phép chúng ta có những sáng tạo mới, mà có thể là rất mới nữa.

Nếu xem văn hóa là một công cụ phát triển kinh tế, thì tích Kim đa văn hóa sẽ là công cụ cho phép chúng ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Điều kiện để sáng tạo đa văn hóa là chúng ta phải sáng tạo ra các sản phẩm mang bản sắc Việt mà vẫn có các nét quyến rũ của một nền văn hóa khác.

Sự hòa hợp ba giáo lý lớn theo Ngũ hành chính là bản chất văn hóa tột cùng của dân tộc ta. Nếu biết phát huy một cách khéo léo thì chúng ta có thể vượt qua cái giờ khắc tròng trành lúc mới ra biển lớn (tham nhập WTO) này để tiến lên vị trí một dân tộc hàng đầu trên hoàn cầu vậy.

totha_huong
02-11-2011, 10:23 AM
Sau một năm khủng hoảng, cùng với mọi người chèo chống vượt qua bao sóng to, gió lớn để đến nơi an toàn, trước thềm năm mới, tôi đọc lại “Đạo Đức kinh” của Lão Tử, chợt thấy có vài điều thú vị, xin được chia sẻ với các bạn như món quà đầu xuân.

Hơn 2.500 năm trước, vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, lịch sử loài người chứng kiến sự ra đời của những tư tưởng triết học cao thâm cùng lúc xảy ra ở cả phương Tây lẫn phương Đông. Ở phương Tây các nhà triết học Hy Lạp cổ đại mà điển hình là Heraclitus, Thales, Anaximander. Ở Ấn Độ có Ấn Độ giáo với kinh Vệ-đà và Tất-đạt-Ta Cồ-đàm người sáng lập ra Phật giáo. Ở Trung Quốc có Lão Tử và Khổng Tử. Mỗi vị thông qua những cách tu tập, thiền định, quán tưởng, trực cảm khác nhau, cuối cùng đều phát hiện ra cách giải thích của mình về vũ trụ, về quy luật của cuộc sống. Điều đáng ngạc nhiên là những tư tưởng này lại hết sức tương đồng nhau khi hướng về sự hoàn thiện, đó chính là “Brahman” của Ấn Độ giáo, “Pháp thân” của Phật giáo và “Đạo” của Lão giáo. Điều hết sức bất ngờ là những tư tưởng phương Đông vừa nêu lại hoàn toàn tương đồng với những phát hiện mới của vật lý hiện đại nhất là hạ nguyên tử mà Fritjof Capra đã chỉ ra trong tác phẩm “Đạo của vật lý”.
Trong các trường phái triết học phương Đông, có thể nói rằng tác phẩm Đạo Đức Kinh của Lão tử là ngắn gọn nhất, thâm sâu nhất. Thật vậy, chỉ với 81 đoạn thơ, Đạo Đức Kinh đã nêu lên toàn bộ các quy luật vận hành của vũ trụ, của xã hội và của đời sống con người. Chẳng hạn Lão tử nói:

Phản giả đạo chi động.
Nhược giả đạo chi dụng.
Thiên hạ vạn vật sanh ư Hữu
Hữu sanh ư vô.

Dịch nghĩa:Trở lại với cái động của Đạo.

* Yếu, mềm là cái dụng của Đạo

Vạn vật dưới trời sanh nơi “Có”
“Có” sanh nơi “không”.

Lại có câu:

Đạo sanh Nhất
Nhất sanh Nhị
Nhị sanh Tam
Tam sanh Vạn Vật
Vạn vật phụ âm nhi bão dương
Xung khí dĩ vi hòa.

Dịch nghĩa:

Đạo sanh một
Một sanh hai
Hai sanh ba
Ba sanh vạn vật
Trong vạn vật không vật nào mà không cõng Âm và bồng Dương
Nhân chỗ xung nhau mà hòa với nhau.

Những câu dẫn trên rõ ràng là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết “Big Bang”“Trở lại là cái động của Đạo, yếu, mềm là cái dụng của Đạo”. Câu đầu nói về luật phản phục: Mọi vật đều phát triển theo một chu kỳ nhất định, mọi thứ đều quay về điểm xuất phát của nó với một hình thái khác. Câu thứ hai là nói ta không nên cản lại quy luật của tự nhiên, phải biết thuận theo đạo mà sống. Cùng một tư tưởng đó, Lão tử khuyên ta: về nguồn gốc ra đời của vũ trụ, với các loại của cặp hạt – phản hạt trong lý thuyết hạ nguyên tử, với phạm trù vật chất – phản vật chất trong vật lý hiện đại. Tuy nhiên, để các bạn khỏi phải nhức đầu vì những lĩnh vực khoa học rối rắm, tôi xin chuyển sang lĩnh vực quen thuộc hơn với chúng ta. Đó là việc quản trị (Một đất nước, một tập đoàn, một công ty, gia đình hay chính mình). Như câu trên đã dẫn:

Thiên hạ chi chí nhu
Trì sính thiên hạ chi chí Kiên
Vô hữu nhập vô gian
Ngô thị dĩ tri vô vi chi hữu ích

Dịch nghĩa:

Cái rất mềm của thiên hạ
Thắng cái rất cứng trong thiên hạ
Cái “không có” xen vào được chỗ không thể xen vào
Do đó mà ta biết được sự lợi ích của “ vô vi”

Cái “ vô vi” của lão tử không có nghĩa là không làm:

Vô vi nhi vô bất vi
Thủ thiên hạ thường dĩ vô sự
Cập ký sự bất túc dĩ thủ thiên hạ.

Dịch nghĩa:

Không làm mà không gì là không làm
Thường dùng “vô vi” thì được thiên hạ
Bằng dùng “hữu vi” thì không đủ trị thiên hạ.


Lão tử lại nói “ Trị đại quốc nhược phanh tiểu tiên” (Trị nước lớn khác nào nấu cá nhỏ). Trị nước lớn cũng vậy, nếu lấy “vô vi” làm chuẩn thì mọi việc đều êm thấm. “Vô vi” ở đây phải hiểu là không dùng tư tâm, không lấy tư lợi mà xen vào việc của người. “Vô vi” là làm một cách tự nhiên, kín đáo, không dụng tâm, làm theo quy luật, giống như ánh sáng mặt trời làm cho hoa nở. Thêm nữa, Lão Tử nói:

Vi vô vi,
Sự vô sự
Vị vô vị,
Đại tiểu đa thiểu
Báo oán dĩ ức
Đồ nan ư kỳ dị
Vi đại ư kỳ tế
Thiên hạ nan sự
Tất tác ư dị
Thiên hạ đại sự
Tất tác ư tế

Dịch nghĩa:

Làm mà “không làm”
Lo mà “không lo”
Nếm mà “không mùi”
Xem lớn như nhỏ
Coi nhiều như ít
Lấy đức báo oán
Làm việc khó, bắt nơi chỗ dễ
Làm việc lớn, bắt nơi chỗ nhỏ.
Việc khó trong đời, khởi nơi chỗ dễ
Việc lớn trong đời, khởi nơi chỗ nhỏ.

Đó là cách làm rất khoa học nhưng cũng rất khiêm tốn phải không các bạn? Thế nhưng muốn cho việc trị nước (hay quản trị công ty) có mục tiêu hiệu quả thì mục tiêu quản trị phải được xác định rõ. Đó là phải làm theo Đạo trời: “Tổn hữu dư, bổ bất túc” (lấy chỗ dư, đắp chỗ thiếu). Nghĩa là phải từ bỏ những gì thái quá, nâng đỡ cho những gì bất cập, đem lại công bằng cho xã hội. Muốn giảm lạm phát thì phải xem tiền, hàng cái nào thiếu, cái nào thừa. Còn thị trường bất động sản, muốn phát triển bền vững cũng phải xem cung cầu, thu nhập, năng lực sản xuất, nguồn vốn phát triển, hành lang pháp lý, cái nào gia cái nào giảm. Thế còn tham nhũng – cũng từ chữ tham – sân – si mà ra – muốn chống tham nhũng và nâng cao khả năng quản trị, đạo đức của cán bộ thì làm thế nào? Lão tử khuyên: Người muốn trở thành tốt thì hãy sống giống như nước:

Thượng thiện nhược thủy
Thủy thiện lợi vạn vật
Nhi bất tranh,
Xử chúng nhân chi sở ố,
Cố cơ ư Đạo
Cư thiên địa
Tâm thiện uyên,
Dữ thiện nhân,
Ngôn thiện tín,
Chánh thiện trị,
Sự thiện năng
Động thiện trời
Phù duy bất tranh
Cố vô ưu,

Dịch nghĩa

Bậc “thượng thiện” giống như nước.
Nước thì hay làm lợi cho vạn vật mà không tranh
Ở chỗ mà người người đều ghét,
Nên gần với Đạo
Ở thì hay lựa chỗ thấp
Lòng thì chịu chỗ thâm sâu,
Xử thế thì thích dùng đến lòng nhân,
Nói ra thì trung thành không sai chạy,
Sửa trị thì chịu làm cho được thái bình.
Làm việc thì hợp với tài năng,
Cử động thì hợp với thời buổi
Ôi, vì không tranh
Nên không sao lầm lỗi.

totha_huong
02-11-2011, 10:25 AM
Biết là như thế, nhưng thời nay làm được điều như thế, chắc là không phải dễ. Vậy nên mong ước sao cũng sẽ được như vầy:

Cố thiện hữu quả nhi dĩ
Bất cảm dĩ thủ cường
Quả nhi vật căng
Quả nhi vật phạt
Quả nhi vật kiêu
Quả nhi vật bất đắc dĩ
Quả nhi vật cưỡng
Vật tráng tắc lão
Thị vị bất Đạo
Bất Đạo tảo dĩ.

Dịch nghĩa

Vậy thắng một cách khéo léo
Không dám dùng sức mạnh
Thắng mà không khoe khoang
Thắng mà không tự khen
Thắng mà không kiêu căng
Thắng vì cực chẳng đã
Thắng mà không áp bức
Vật mạnh lớn ắt già
Ấy là trái đạo
Trái Đạo, mất sớm.

“Vật tráng tắc lão” chính là một quy luật tất yếu của tự nhiên, do vậy cần sống sao cho đảm bảo được sự quân bình của âm – dương. Lão tử còn có lời khuyên: “Ngã hữu tam bảo, trì nhi bảo chi; nhất viết từ, nhì viết kiệm, tam viết bất cảm vi thiên hạ tiên”.“Từ cố năng dũng, Kiệm cố năng quảng”. (ta có ba của báu, hằng nắm giữ không buông, một là Từ, hai là Kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ). “Từ” là thương yêu, xem mọi người như mình, không phân biệt người lành kẻ dữ, nên không bao giờ có kẻ thù; “Kiệm” nên không xa xỉ, không khêu gợi lòng tham dục của con người mà làm nên đại sự. “Không dám đứng trước thiên hạ” là người khiêm cung mới có thể cầm đầu thiên hạ. Kẻ có lòng Từ là người đại dũng vì dám xem thù như bạn, có lòng khoan dung rộng lớn. Kiệm thì làm gì luôn luôn cũng có mực độ, lòng dạ quảng đại quang minh.

Tìm đến triết lý Lão tử, tôi lại nhớ đến Lời dạy cụ Hồ, bậc hiền triết đáng kính của nước nhà, khi cụ dặn dò cán bộ cũng bằng 8 chữ: “Cần – Kiệm – Liêm – Chính, Chí – Công – Vô – Tư”.Đạo Đức Kinh – một tác phẩm triết học cổ đại Trung Quốc vẫn còn giá trị đến ngày nay. Mong rằng một mùa Xuân mới sẽ đem lại nhiều hy vọng mới, nhiều tư tưởng đẹp, nhiều niềm vui lớn cho toàn thể mọi người. Trong khuôn khổ có hạn của bài báo, tôi chỉ xin điểm qua vài nét trong kho tàng “cách ngôn bằng thơ” vô cùng quý giá của Đạo là sự tu tập chứng ngộ của những con người toàn giác, mà chúng ta gọi họ là Thánh. Nên "Đạo khả đạo là phi thường Đạo"; mà chúng ta không thể lấy cái sự hiểu biết về sự hiểu biết của ký ức kinh nghiệm của ta mà khám phá tới Đạo.

"Cái đẹp và cái xấu, cái dài và cái ngắn, cái thiện và cái ác" là tư duy phân biệt chung của ta, vì ta có bản ngã nhỏ bé đó, và từ bản ngã nhỏ bé đó mà nhìn nhận về sự vật khách quan.

"Vì sao ta có hoạn nạn (đau khổ), vì ta có thân này(cái bản ngã, cái tôi nhỏ bé); nếu ta không có thân thì làm sao có hoạn nạn(đau khổ)".

Thánh nhân đều lấy vô ngã, vô vi pháp, theo thiện pháp(giúp mình, giúp mọi người) mà từ đó mà theo.

Chúc mọi người luôn hạnh phúc và vui vẻ !!!
Đôi dòng nhấn nhủ
Vạn vật dưới Trời sanh nơi "có"
Măng tre bạn biết sanh ra từ đâu không ? chắc chắn là từ cây tre.
"Có" sanh nơi "không"

Vậy cây tre sanh ra từ đâu ? Bạn không biết phải không. Nếu như Bạn trả lời cây tre sanh ra từ măng tre, thế thì Bạn sẽ không thoát ra được cái vòng luẩn quẩn, không đi đến đâu giống như con gà có trước hay quả trứng có trước.

Mùa Xuân cây cối đâm chồi nẩy lộc, là mùa của sinh trưởng, mùa mà trong Đông y người ta gọi là Mộc mạnh, Mộc mạnh sẽ sinh Hoả, Hoả mạnh sẽ làm Tâm(tim) bất túc ( không tốt cho tim). Điều đó đối với một người làm y là tối kỵ.

Chở mai xuống phố mai hoá bướm
Gánh chữ vào xuân chữ hoá mây.
Bạn lý luận gượng ép mất rồi!
"Vạn vật dưới trời sanh nơi "có"
Có sanh nơi " không "

Nghĩa là "Không" sanh "có", "có" sanh" vạn vật " như vậy là chỉ có một chiều thôi : Đơn giản đến phức tạp. Không hề có phức tạp sinh đơn giản ở đây. Bạn lén lấy triết lý nơi nào bỏ vào đạo đức kinh vậy ?"Trong vạn vật không vật nào là cõng âm và bồng dương"

Mơ hồ, câu thơ như vậy cho biết một sự vật hiện tượng cấu tạo bởi 3 chủ thể hoàn toàn tách biệt : Vật cõng ở giữa, Âm sau lưng, Dương trước ngực. Trong thực tế thì âm dương tuy hai là một. Nếu Lão tử hiểu sâu sắc âm dương như vậy thì câu thơ dễ dàng viết khác rồi ( Thơ người xưa viết cực kỳ ý tứ đó bạn ơi ! )ví dụ : "vật tác thành bởi thấm đẫm âm dương" chẳng hạn.

"Đạo sanh một
Một sanh hai
Hai sanh ba
Ba sanh vạn vật
Trong vạn vật không vật nào mà không cõng Âm và ...."

Mơ hồ quá xá ! âm dương nhảy bổ từ đâu ra vào vạn vật , còn đoạn từ "Đạo ...cho đến sanh ba " thì sao ? đơn giản đến mức nào thì không có âm dương ?

"Những chỗ xung nhau mà hoà với nhau" nghĩa là có sự thống nhất giữa các mặt đối lập ( như triết duy vật biện chứng vậy mà) . Nhưng tôi dễ dàng chứng minh bằng toán học, vật lý học, hoá học, sinh học, xã hội học là không hề tồn tại những mặt đối lập trong thế giới này. Vậy thì làm sao triết lý còn đứng vững được."Xem lớn như nhỏ Coi nhiều như ít"mấy tay vô ơn bạc nghĩa hay ngâm câu này. Chứ đừng tưởng mấy người tốt mới thuộc.

"Làm việc khó, bắt nơi chỗ dễ
Làm việc lớn, bắt nơi chỗ nhỏ".

Mấy tay lười chảy xác ra cũng hay đọc ngâm nga câu này, để dành việc lớn việc khó cho người khác.

Bạn có thể lý luận : là triết lý phải nghĩ theo chiều hướng tốt đẹp chứ ai lại nghĩ như Anh ? vâng, như vậy lại dẫn đến tranh cãi thế nào là tốt đẹp thế nào là xấu xa nữa rồi. Mà rồi tôi cũng dư sức chứng minh cho anh thấy trên đời này chẳng có gì xấu, chẳng có gì đẹp cả, có xấu mới có cái đẹp, có đẹp mới có cái xấu.... Hơn nữa, khi người ta có đủ trình độ phân biệt Tốt - xấu thì người ta cũng không cần được dạy Đạo đức kinh nữa rồi. Thế giới hiện nay loạn lạc suy cho cùng là bất đồng quan điểm về tốt-xấu đó bạn ơi !
Thật là triết lý mơ hồ sinh ra đủ chuyện .

Tôi không cho rằng Đạo đức kinh chỉ nhìn được một nửa. Tôi cho rằng Đạo đức kinh rất phù hợp trong thực tiễn. Bạn đã chứng minh được rồi đó :" phức tạp sinh ra đơn giản và đơn giản sinh ra phức tạp", nó đã ở trong câu:

Vạn vật dưới trời sanh nơi "có"
Có sanh nơi " không "
Hoặc : "Trong vạn vật không vật nào là cõng âm và bồng dương" , ví dụ : muốn có điện sáng ta phải có dòng điện âm và dòng điện dương.
Hoặc : " Những chỗ xung nhau mà hoà với nhau ", ví du : muốn có cơm ăn ta phải có "nước" và "lửa".

Vậy tại sao lại nói Đạo đức kinh là khiếm khuyết, là không thực tiễn.
Quá dễ mà sao bạn không thấy ???

Hàng loạt ví dụ chứng minh phức tạp sinh ra đơn giản:

1/ Toán học : giải một bài toán phức tạp bằng quá trình suy nghĩ phức tạp sinh ra một kết luận đơn giản.

2/ Sinh học : muốn tạo được một cá thể sống thì phải cần nhiều thành phần và nhiều điều kiện phức tạp đến mức khoa học vẫn phải bối rối.

3/ Vô cơ : muốn làm được một cây tăm thì phải có tre( rồi muốn có tre thì phải.....Tỷ điều kiện và chất liệu), phải có dao, phải có người......mà muốn có những thứ đó lại phải có....tỷ thứ chuyện.

1 Nước cũng phải tạo từ 2Hydro và 1oxy...
3/ Kinh tế : một quyết định đơn giản như "Bán" hay "Mua" được hình thành từ nhiều suy nghĩ, quyết định khẳng định hàng loạt vấn đề phức tạp khác.

Cả tỷ ví dụ chứng minh, bất cứ thứ gì bạn chỉ cho tôi thì tôi cũng có thể chứng minh được Phức tạp sinh ra đơn giản đồng thời ......đơn giản sinh ra phức tạp! Đạo đức Kinh chỉ nhìn được một nửa do đó thế giới quan có hạt nhân là đạo đức kinh là thế giới quan khiếm khuyết. Cũng như tôi đã từng tự phản biện, có thể bạn cũng sẽ lý luận là từ một nửa đó nếu suy nghĩ kỹ thì cũng ra nửa còn lại. Lý luận đó đúng đấy, nhưng tiếc rằng nó không phù hợp với tâm lý con người ( điều này bạn lại phải có kiến thức về tâm lý học một chút ) do đó nó không xảy ra trong thực tiễn.

Trong khi đó loài người lại có hệ thống triết lý khác và tôi thấy triết lý đó nhìn được hai nửa - Triết Phật. Nếu tôi thấy được và chứng minh được cái sai của hệ thống kiến thức hoàn thiện này thì rất tuyệt vời . Vì đó là lúc xuất hiện phát kiến vĩ đại mới làm thay đổi thế giới quan loài người. Với trình độ của mình, tôi biết là tôi không thể và không bao giờ làm được điều đó, nhưng tôi vẫn thích nghiền ngẫm những ý phản biện triết Phật hơn là những ý ngợi ca.

"Đạo đức kinh nói rất sâu xa, chúng ta không thể nghĩ một ra một được". Điều quan trọng tôi nghĩ không phải ở tính sâu xa mà là tính hữu hiệu của nó trong hoạt động thực tiễn. Khi đã có một quyết định giản đơn, nhờ đạo đức kinh bạn sẽ suy nghĩ tiếp " hãy thận trọng, một quyết định này có thể sinh ra nhiều hậu quả phức tạp" và bạn sẽ suy nghĩ kỹ hơn nữa ( rất tốt ) nhưng suy nghĩ thiên về hậu quả của quyết định. Sẽ khó khăn khi ta trong giai đoạn đi tìm và lựa trọn quyết định.

Chúng ta ai cũng Trân trọng quan điểm của người xưa . Nhưng điều đó không có nghĩa là phải luôn chấp nhận đó là một chân lý một cách mù quáng. Quá trình tham luận là quá trình tìm hiểu và trang bị cho mình những tri thức đúng đắn. Một trong những cách nghiên cứu là phản biện. Khi bạn thấy ý kiến mình bị mọi người cho là sai thì bạn hãy có ý kiến bảo vệ một cách khoa học khách quan và không nên coi ý kiến phản biện là xúc phạm, vô lễ với các vị tiền bối.

TS.LÊ CHÍ HIẾU