PDA

View Full Version : Một lý giải về hiện tượng ngoại cảm



totha_huong
03-06-2011, 04:50 PM
Chỉ cần biết năm sinh, năm mất hoặc có một tấm ảnh hay tấm phim chưa tráng của người cần dự đoán có thể nói ngay bệnh tật của người đó với độ chính xác trên 90%...


http://totha.vn/hinh/tthush/duhovnost.jpg

Vladimir Xaphonov, nhà ngoại cảm nổi danh của Liên Xô (cũ), sở hữu một năng lực siêu phàm: Chỉ cần biết năm sinh, năm mất hoặc có một tấm ảnh hay tấm phim chưa tráng của người cần dự đoán, ông có thể nói ngay bệnh tật của người đó với độ chính xác trên 90%... Các nhà khoa học bước đầu có đáp án cho khả năng kỳ diệu đó.

Với khả năng siêu cảm, Xaphonov đã khám và chữa bệnh cho hàng trăm người mà không cần đến một loại thiết bị y tế nào. Hầu như tất cả những người đến khám đều qua khỏi các bệnh tật hiểm nghèo. Ông cũng đã tham dự các thực nghiệm khoa học của các viện nghiên cứu ở Maxcơva với sự chủ trì của nhiều nhà bác học có uy tín. Có thể kể vài thực nghiệm sau đây:

1- Một nhà sử học đọc tên lần lượt 4 ông vua Pháp ở 4 triều đại, chỉ thông tin cho Xaphonov biết về năm sinh, năm mất và thời gian trị vì. Nhà ngoại cảm đã xác định được bệnh tình đã đưa từng vị hoàng đế tới cái chết.

Đối với vua Ludwig (1214-1270), Xaphonov đã chẩn đoán đúng bệnh về phổi, ngực cùng những thương tổn của các hạch bạch huyết limpha.

Với vua Charles V thông thái (1338-1380), chết vì hậu quả của bệnh viêm niệu đạo, Xaphonov đã chẩn đoán bệnh ở vùng bàng quang và thận. Độ chính xác khá cao.

Vua Charles VI bị mất trí (1368-1442), lìa đời vì bị sưng phổi, Xaphonov dự đoán ông bị bệnh nặng vùng phổi, họng. Dự đoán đúng 100%.

Còn đức vua Charles VII (1403-1461), mất do bị hoại tử ở chân, Xaphonov dự đoán nhà vua bị bệnh ở đùi và chân trái. Chính xác!

Các nhà sử học nghi ngờ rằng Xaphonov bằng tài siêu ngoại cảm đọc được ý nghĩ của họ, bởi lẽ tất cả họ đều hiểu rất rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của các vị hoàng đế. Để khắc phục “sai sót” này, các nhà khoa học đã tiến hành thực nghiệm khác.

2- Trên cơ sở hoàn toàn cô lập và tách biệt, người ta đưa cho nhà ngoại cảm 25 tấm ảnh thường và ảnh thạch bản những người mà Xaphonov chưa hề gặp gỡ, quen biết. Chỉ cần tấm ảnh trên tay, Xaphonov đã lần lượt chẩn đoán rất đúng. Trường hợp của họa sĩ Gauguin (1848-1903), người Pháp đã ra đi vì hậu quả của bệnh giang mai, Xaphonov cho rằng chính bệnh ấy đã huỷ hoại mắt, phổi của Gauguin. Những căn bệnh đưa vị đô đốc Canaris, họa sĩ Manet, kịch tác gia - nhà thơ Bỉ Metrerlink… về thế giới bên kia, Xaphonov đều đoán qua ảnh đúng tới 99%.

3- Người ta tiến hành chụp ảnh hai người lạ ở cách xa thủ đô Matxcơva hàng nghìn km. Cuốn phim không tráng ra ảnh và được chuyển tới Xaphonov không một lời giải thích. Thư ký khoa học của cuộc thực nghiệm ghi chi tiết lời phỏng đoán của Xaphonov, sau đó đối chiếu với ảnh chụp lưu trong cuộn phim. Kết quả những gì ông phỏng đoán đã rất chính xác so với sự thật.

- Trong phiên ảnh có hai phụ nữ, người cao lớn tóc đen, người thấp hơn tóc sáng bạch kim. Sự thật đó là hai mẹ con, người mẹ tóc đen.

- Người cao bị viêm vú, đau tim, tĩnh mạch chân trái phình to, tay phải sưng tấy. Sự thật về người mẹ đúng như vậy.

- Người thấp mắt kém, phải đeo kính, có dấu hiệu còi xương, bộ phận tiền đình kém. Đúng đó là người con đang phải mang kính, bị còi, đi ôtô thường bị say…

Xaphonov còn tham gia các thực nghiệm về việc phỏng đoán số phận dựa trên dấu vân tay. Lần đó, sau khi tiếp xúc với dấu vân tay lạ, ông đã đoán đó là dấu vân tay của người phụ nữ có độ cao trung bình, vóc người cân đối, tóc thẳng, chừng 30 tuổi, chết vì bị đập mạnh vào gáy. Trong hồ sơ của cảnh sát, sự thật đúng như vậy.

Qua Xaphonov, các nhà nghiên cứu đã rút ra một số kết luận sơ bộ:

- Các loại thông tin về cấu trúc sinh học của một người vẫn tồn tại kể cả khi người đó đã chết, dù mai táng hay hoả táng đều không ảnh hưởng gì đến thông tin trên.

- Nhà ngoại cảm buộc phải sử dụng các “mã khoá” để khai thác thông tin về đối tượng cần tiếp cận, đó là ảnh, phim, vật dụng…

- Nhà ngoại cảm không những chỉ nhận và khai thác thông tin mà còn có thể tác động vào đối tượng cần tìm hiểu và làm rõ nó.

Khoa học hiện nay chưa thể giải thích được cơ chế hình thành và bảo tồn những kiểu thông tin đã nêu ở trên. Nó có khoảng cách khá xa so với những khái niệm đã định hình rất chặt chẽ của vật lý học và toán học hiện đại. Các nhà khoa học đã và đang tìm mọi cách vượt qua khoảng cách đó. Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, khoa học đưa ra dự đoán về một “trường hình thái” hay còn gọi là hiệu ứng Kirlan nào đó tồn tại xung quanh bào thai. Mỗi tế bào có riêng một trường hình thái chứa đựng cả chương trình phát triển. Các trường riêng này kết hợp lại thành một trường hình thái của toàn cơ thể. Người ta có thể nhận biết một số biểu hiện của trường đó bằng kỹ thuật chụp ảnh dưới tác động của bộ dao động cao tần. Đặt một lá cây giữa các bản cực của một bộ dao động điện từ có tần số rất cao, bức ảnh chụp được cả sự phát quang của chiếc lá. Nếu cắt bỏ một góc lá, phần phát quang của góc lá vẫn giữ nguyên vẹn. Chụp ảnh bàn tay người với kỹ thuật này, phần phát quang thật rõ ràng. Hiệu ứng Kirlan đã là một minh chứng cho thấy xung quanh cơ thể sống quả thực có tồn tại trường hình thái.

Xaphonov bằng cách nào đã thu nhận những thông tin chính xác đến như vậy trong các thực nghiệm? Năng lực của ông được bắt nguồn từ đâu?... Càng về sau này người ta càng phát hiện ra rằng có những trường hợp không phải chỉ có nhà ngoại cảm mới thu được những thông tin như Xaphonov, mà một số nhà thôi miên cũng có thể tác động đến đối tượng bằng cách ám thị họ “nhập” vào vai một nhân vật nào đó, kết quả là đối tượng cũng có thể cung cấp một số thông tin rất chính xác về vai “nhập” của mình. Đó là trường hợp các bác sĩ thôi miên và ám thị một chàng trai rằng chính anh ta là họa sĩ thiên tài Nga I. Repin (1844-1930). Thật kỳ lạ, chàng trai trẻ bỗng tự nhận mình là I. Repin. Anh ta tìm cọ rồi vẽ tranh theo phong cách của danh họa nổi tiếng này, và ký tên I. Repin. Đưa cho chàng trai chiếc máy ảnh, anh ta đã bảo rằng đó là một dụng cụ quang học và nói “máy ảnh to hơn nhiều, nó bằng gỗ và có 3 chân…”, thì ra chàng trai mô tả chiếc máy ảnh thời I. Repin.

Gần đây, khoa học đã đưa ra luận thuyết về “cơ cấu thông tin - điều khiển” để giải thích các hiện tượng trên. Theo đó, nhà ngoại cảm hòa nhập cơ cấu thông tin điều khiển của mình vào cơ cấu thông tin điều khiển của đối tượng, thông qua cơ cấu thông tin điều khiển vĩ mô đang tồn tại trong vũ trụ. Chúng giống như băng từ lưu trữ vậy. Nhà ngoại cảm như chiếc máy quay lại băng từ kia để tự mình nghe nó. Kết quả là điều kỳ diệu tưởng như vô lý đã biến thành sự thật. Điều đó cũng cho thấy năng lực của con người là vô tận.