PDA

View Full Version : Cô gái khuyết tật vẽ tranh, làm thơ



DongTam
02-04-2012, 08:13 AM
(ĐSCT) Khi mới sinh ra, chị đã không được lành lặn và bình thường như bao người khác. Chưa một lần tập đi, chưa một lần được ôm những người thân của mình bởi lẽ chị bị liệt toàn thân bẩm sinh. Nhưng, ít ai có thể tin được rằng người con gái không lành lặn ấy lại là một họa sĩ, một hồn thơ trọn vẹn. Điều đáng khâm phục bởi những bức tranh, bài thơ ấy được chị vẽ bằng miệng.

Người con gái ấy là Nguyễn Thị Hồng SN 1980 ở xóm Vỏ, xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

Lên sáu tuổi, Hồng vẫn không hề cử động được tứ chi của mình. Lúc đó Hồng chỉ cố bò lê ra ngoài hiên nhà nhìn chúng bạn chơi đùa mà thèm khát. Càng lớn thì chân tay chị cứ co quắp, rồi liệt hẳn. Suốt ngày chị chỉ có thể nằm trên giường, chăn đắp kín đôi chân, mọi sinh hoạt đều phải có người bế đi. Nhìn chúng bạn chạy nhảy nô đùa đã có lúc chị tuyệt vọng, nghĩ đến chuyện tự tử để mọi người không khổ vì mình nữa.


http://www.congan.com.vn/dulieu6/VanHoa-NT/01_12/2-ntd.gif
Hồng lấy miệng lật từng trang thơ của mình

Hồng có một người chị cả tên Vân. Hai chị em yêu thương nhau nhất trong số bốn anh chị em trong nhà. Vì điều kiện khó khăn nên Vân phải vào Sài Gòn làm công nhân.

Thương nhớ chị, Hồng không biết làm cách nào nên phải nhờ người viết thư để gửi tình cảm của mình vào Nam. Không thể viết được, Hồng đọc và nhờ người chép để gửi đi. Nhưng nhờ mãi cũng ngại, Hồng quyết học đọc, viết cho kỳ được.

Vì không thể sử dụng được bút bằng tay, chị phải tập luyện để có thể cầm được bút bằng miệng. Tuy khó nhọc trong việc miệng ngậm bút, dùng mu bàn tay để giữ nhưng chưa lúc nào Hồng thôi quyết tâm học viết. “Nhiều khi miệng đau lắm, cổ mỏi rã rời, cánh tay thì cứ giật giật khiến con chữ cứ méo mó. Mẹ mình xót con lại khuyên thôi con ạ nhưng mình đã quyết tâm nên mẹ đành xuôi theo” - chị nhớ lại.
Và người mẹ đã bật khóc khi đứa con tàn tật của mình đưa cho đọc bài thơ nó viết. Những con chữ khá gọn gàng, sạch sẽ trên nền giấy trắng tinh, khiến cõi lòng người mẹ khổ đau như ấm lại. Nhờ sự nỗ lực của bản thân và những người bạn quanh xóm như: Thoa, Tâm, Thanh cuối cùng Hồng đã có thể đọc, viết được sau hơn một năm miệt mài tập luyện.


http://www.congan.com.vn/dulieu6/2-ntdttranh.gif
Thơ, tranh Hồng viết và vẽ bằng miệng

Vào khoảng năm 2005, chị bắt đầu sáng tác được nhiều bài thơ hay. Chị tâm sự: “Tôi đã nghe đâu đó, người ta nói rằng chỉ cần sự nỗ lực, quyết tâm là sẽ thành công và tôi đã làm được”. Giờ đây, sau những khó nhọc tập viết, chị đã có được hơn 400 bài thơ.

Những bài thơ của chị được làm ra từ cõi lòng mênh mông của một tình yêu cuộc sống. Thơ của chị dễ nhớ, dễ đọc. Tuy chưa có một mối tình nào nhưng trong tâm hồn ấy chị vẫn viết lên những vần thơ yêu thương lãng mạn: “Chiều vàng nhìn lá vàng rơi/Biết anh có nhớ em không mà chờ/Để mà em cứ ngẩn ngơ/Tình anh như gió đến rồi lại đi...”.

Chị đã gửi rất nhiều thơ đi, cũng may mắn một số bài thơ của chị đã được một vài báo sử dụng. Đó cũng là động lực để cho những vần thơ của chị tuôn trào bên chiếc giường thân thuộc, đó cũng là “vườn thơ” riêng của chị.

Không chỉ biết làm thơ, Hồng còn vẽ tranh. Những bức tranh của chị đẹp, chủ yếu là vẽ chân dung và những bông hoa. Cũng như thơ, chị gửi vào tranh những ước mơ của cuộc sống.

Khi hỏi chị có ước mơ gì không? Chị trả lời, thích xuất bản những bài thơ làm kỷ niệm cho cuộc sống bất hạnh của mình. Nhưng nhà chị nghèo lắm, hai mẹ con chỉ sống bằng số tiền 400 nghìn đồng do Hội Chữ thập đỏ của địa phương giúp đỡ mỗi tháng nên ước mơ cũng đành dang dở.

Tuy nhiên, chị vẫn rất lạc quan và hy vọng một ngày nào đó thơ của chị sẽ được xuất bản; sẽ kiếm được tiền để nuôi mẹ già bằng sức lao động của mình. Chị vẫn tin ở cuộc đời và biết hạnh phúc với những gì mình đang có.

Totha_Lien
02-27-2012, 10:03 AM
Run rẩy dưới cái lạnh mùa đông, người phụ nữ chỉ có nửa thân trên lẩy bẩy khom mình kéo chiếc lưới lên mặt thuyền, nhặt ra vài con tôm bé xíu, đổ vào rổ. Đó là "món hàng" duy nhất nuôi sống chị ngày hôm đó.

Trên con thuyền nhỏ rách rưới ở xóm Vạn Chài, thuộc xã Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội, chị Sen kéo lê hình trên đôi chân teo tóp, có mà như không, nghẹn ngào kể về gia cảnh của mình.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/32/7f/tantat2.jpg
Nghề chài lưới đã khó với người lành, thì với người tàn tật như chị, mỗi động tác càng khó nhọc, khổ cực hơn. Ảnh: Phương Lam.

Chị sinh ra trong một gia đình vốn đã khó khăn, nghèo khổ, bố chị là bộ đội trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhưng khi về do mất hết giấy tờ tùy thân nên không được hưởng trợ cấp. Tài sản duy nhất của cả gia đình chỉ là một con thuyền cũ kỹ ông bà để lại và nghề chài lưới, đánh bắt cá tôm.

Chị Sen có một người anh trai bình thường và một người chị gái tật nguyền bẩm sinh giống mình. Đôi chân của hai chị cứ teo tóp lại, người thì bị choãi ra phía trước, người thì bị quặp lại phía sau khiến cả hai không thể di chuyển bình thường. Những lúc trái gió trở trời là đôi chân lại đau nhức.

“Lúc sinh ra hai chị em, bố mẹ vô cùng đau đớn khi thấy các con bất bình thường và không thể làm được việc gì. Cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại khó khăn hơn gấp bội. Hai cụ đau khổ, buồn bã bao nhiêu thì lại thương hai chị em mình bấy nhiêu. Sau đó ông lao vào kiếm tiền nuôi các con, nhưng cũng chẳng thể làm công việc gì khác ngoài bắt cá đánh tôm trên sông. Vậy là cả một gia đình phải tá túc trên một con thuyền vì không có đất trên cạn”, chị Sen kể.

Khi biết sức mình không còn trụ nổi, cha chị đã dạy cho các con biết cách đánh cá, đặt đó tôm để sau này có nghề mà tự kiếm sống. Sau khi hai ông bà qua đời, người anh cả lấy vợ trên vùng cao cũng theo vợ về ở rể vì cuộc sống quá khó khăn. Trên khúc sống ấy chỉ còn lại hai chị em gái tàn tật nương tựa, bao bọc nhau kiếm sống.

Tháng 12 năm ngoái người chị qua đời ở tuổi 57 tuổi vì bệnh lao phổi, không có tiền chữa trị. Năm nay chị Sen cũng đã ngoài 40 tuổi. Căn bệnh ung thư vú quái ác lại gieo xuống thân hình nhỏ bé, tàn tật như chị.

"Biết hoàn cảnh nhà tôi khó khăn, địa phương có cho ít đất nhưng nó vẫn để trống mà chưa có tiền làm nhà, tiền viện phí từ ngày chị Vinh chữa vẫn phải nợ bác sĩ, lấy tiền đâu mà xây nhà. Họ hàng cũng toàn người khó khăn, không có gì để giúp đỡ tôi cả, mỗi người một nơi, khổ lắm”, chị tâm sự.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/32/7f/tantat1.jpg

Những chiếc đó bé xíu này là "cần câu cơm" của chị, có khi chúng rỗng không vài ngày liền. Ảnh: Phương Lam.

Chài lưới đã là công việc khó với người bình thường vì ngày ngày phải đối mặt với mưa nắng thất thường, với chị Sen lại khó và cực hơn gấp bội. Công việc di chuyển phải nhờ đôi hông, cũng vì thế mà nó ngày càng chai sạn và đau nhức.

Hàng ngày chị phải đi thả đó từ 1h tới khoảng 5h chiều. Sáng hôm sau lại dậy từ 4h sáng đi vớt đó để kịp cho phiên chợ lúc 8h ngay trên bờ sông. Những ngày nắng nôi chị còn kiếm được dăm bảy lạng tôm đỡ tiền mua mồi, mua đó, những hôm trời rét, gió to, mưa bão thì có khi chẳng kiếm được con nào, thậm chí thuyền còn bị gió đẩy ra xa đến vài cây số.

“Những lúc ấy sức tôi yếu nên không thể làm gì được, đành ngồi yên để thuyền trôi, đến khi gió lặng mới bắt đầu chèo thuyền về. Những lúc như thế lại thấy tủi thân và đêm lại nằm khóc một mình”.

Biết hoàn cảnh khó khăn của chị, người trong làng thường tới tận bến sông mua tôm giúp chị, thi thoảng lại biếu chị mớ rau củ hành. Anh Tính, một người quen chị không khỏi xót xa khi kể cho khách nghe về hoàn cảnh này: “Ba đời nhà cô ấy đều tá túc trên đoạn sông này. Gia đình khó khăn lắm, mọi người trong làng thương và cũng giúp đỡ được phần nào vì không phải ai cũng giàu có. Dù cũng nhiều nhà có thuyền dưới sông như nhà cô ấy nhưng họ đều có nhà trên cạn, khi nào đánh bắt họ mới xuống thôi, chỉ mỗi nhà cô ấy là phải sống chết với nơi đây”.

Ông Lê Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND xã Văn Khê cho biết đúng là gia đình chị Sen có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xã có hỗ trợ nhưng cũng không được bao nhiêu.

Một bên là bãi đất sông, một bên là đất liền nhưng với chị Sen khát vọng lên bờ còn quá xa vời. Đêm đêm chị vẫn ngủ với những giấc mộng, có khi là niềm hạnh phúc được lên bờ, có khi lại là cơn ác mộng khi chiếc thuyền chòng chành vì gặp cơn bão lớn.

Độc giả hảo tâm xin liên hệ: Chị Phan Thị Sen, Thôn Văn Quán, xã Văn Khê, Mê Linh, Hà Nội.

nguon:vnexpress

Totha_Lien
02-27-2012, 10:18 AM
Cô gái xương thủy tinh khiến khán giả Got Talent nhún nhảy

Dù ngồi trên xe lăn, tiếng hát của Nguyễn Thị Phương Anh vẫn lôi cuốn khán giả lắc lư theo giai điệu của bài hát. Sự lạc quan yêu đời của em trong tập 9 Vietnam’s Got Talent 2011 gây ấn tượng mạnh.

Tập 9 của chương trình phát sóng tối 26/2. Cô bé mắc bệnh xương thủy tinh xuất hiện trên sân khấu với chiếc xe lăn, khoe giọng hát hút hồn và cảm xúc. Từng nét biểu cảm trên khuôn mặt, động tác trình diễn mà Phương Anh thể hiện ở bài Let’s dance đã làm cho khán giả nhún nhảy theo.

Cô bé 16 tuổi đã hát bằng tâm hồn và truyền cảm hứng cho người nghe. Mẹ của Phương Anh xúc động khi thấy con mình tràn đầy năng lượng trên sân khấu

http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2012/02/co-gai-xuong-thuy-tinh-khien-khan-gia-got-talent-nhun-nhay/page_2.asp


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/32/3c/1.jpg


Nguyễn Thị Phương Anh lôi cuốn người xem bởi tiết mục hát ấn tượng. Ảnh: H.T.
Giám khảo Thành Lộc bày tỏ đầy ưu ái: “Khi bạn hát, bạn rất quyến rũ. Tôi rất thích động tác hất tóc của bạn. Bạn duyên dáng vô cùng, và nếu như bạn làm người châm cứu thì bạn đã châm đúng vào trái tim của tất cả mọi người ở đây. Những trái tim chết rồi bỗng nhiên sống lại. Bạn giúp cho họ hồi sinh. Bạn tuyệt vời”.

Giám khảo khó tính Huy Tuấn cũng đồng tình: “Tôi nghĩ em sinh ra là để lên sân khấu, để trình diễn cho mọi người xem và mang lại cho mọi người những giây phút rất hạnh phúc”.

Phương Anh hiện học lớp 10 tại trường Việt Đức, Hà Nội. Với em, âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn trong cuộc sống. "Điều kiện thể chất không được như mọi người nhưng em may mắn có được niềm đam mê âm nhạc. Em đang sống hết mình vì nó và hạnh phúc vì được làm những gì mình muốn", cô bé chia sẻ. Nguyễn Thị Phương Anh từng được biết đến qua cuộc thi hát tiếng Anh Let’s Get Loud.

nguon: vnexpress