+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Tính bình đẳng trong Phật học nguyên thủy

  1. #1

    Tính bình đẳng trong Phật học nguyên thủy

    Từ ngàn xưa, Đức Phật đã khẳng định: “Ta là phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” bình đẳng như nhau. Tu học giác ngộ cần hiểu rõ tính Bình đẳng mà Đức Phật và các chư Tổ thường nhắc nhở để có thể Tri kiến và tự chủ trong việc hiểu và hành đúng lời Đức Phật đã dạy.
    - “Phi chúng sinh thỉnh Ngã phát tâm. Ngã tự vị chúng sinh tác bất thỉnh chi hữu” (Chẳng phải chúng sanh thỉnh phật nói pháp mà Phật vì thương chúng sanh mà làm bạn không thỉnh.)

    - “Với lẽ thật trong vũ trụ, chúng sinh sinh ra bởi do nhân duyên chuyền níu, chẳng đầu đuôi, cả thảy đều là bố - thí cho nhau, chan sớt chia sẻ cho nhau, đan xin/ cho lẫn nhau, mới có cái sống biết, và sống biết tu học,… Vì thế mà ai ai cũng đều là Khất sĩ cả, người giác ngộ đều nhận ra chân lý ấy; hết thảy chúng sanh đều là xin học. Kìa chúng sanh đang xin với cỏ cây, nước, đất, thú, người, Trời, Đất tất cả thảy đều xin cả, xin lẫn nhau, hiểu đến lẽ xin học, thì thấy rõ chân như ngay…”.

    - Mọi người chúng ta đều cùng chung 1 bản thể. Bản thể ấy đều không phân biệt nhân và ngã. Tất cả vạn vật đều do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra. Không có một vật gì tự nó tồn tại độc lập được. Ta và vạn pháp đã nương nhau mà tồn tại thì việc đem lòng từ bi và những ân huệ để bố thí cho chúng sinh, mới xem ra thì có vẻ là vì người, mà thật ra chính ta cũng có được lợi ích lớn lao…”
    Thật vậy, chúng ta không thể tồn tại một cách độc lập mà không có sự nương nhờ được. Tất cả đều nương nhờ lẫn nhau mới có thể tồn tại được. Ví như không có không khí, ánh sáng, oxy thì con người nói riêng và vạn vật nói chung đều không thể sống được. Hay, cây cho chúng ta oxy để thở và nó lấy lại Cacbonic để quang hợp…

    - Lời dạy của Tổ Đạt – ma trong kinh Thiếu Thất Lục Môn Yếu Chỉ: “Khi mê Phật độ chúng sinh, lúc ngộ ra chúng sinh độ Phật. Đó là bình đẳng là bởi vì Phật cũng từ địa vị chúng sinh mà thành, cũng từng ngụ trong tam độc mà ra, cũng từng phiền não mà tu thành quả bồ đề, thánh nhân cũng từ phàm phu mê muội mà ngộ thành không gì khác hơn…Chớ mê muội tìm Phật ngoài tâm…”

    - “Phật/ Thánh đều từ địa vị chúng sinh/phàm phu mà thành, từng ngụ trong tam độc (tham – sân – si) mà ra. Khi mê Phật/ Thánh là chúng sinh, khi ngộ chúng sinh trở thành Phật / Thánh. Đó gọi là pháp bình đẳng”. (Kinh Thiếu Thất Lục Môn Yếu Chỉ)

    - “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn”
    “Này các thầy, giống như những dòng sông, sông Hằng, sông Yamuni, sông Aciravati, sông Sarasvati, và sông Mahi khi chúng đều chảy về biển lớn. Cũng như vậy, này các thầy, bốn giai cấp: Bà-La-Môn, Sát- Đế-Lỵ, Phệ-Xá, và Thủ-Đà-La khi họ đi theo giáo pháp và giới luật của Như Lai, họ từ bỏ những khác biệt của giai cấp và sắp hạng, và trở thành những phần tử của một khối duy nhất và đồng nhau”. (Khởi thế nhân bổn/ Trường bộ kinh).

    - Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy:
    Kiến chư thập phương
    Thập nhị chúng sanh
    Tất đàn kì loại
    Đẳng đồng sanh cơ
    ”.
    Từ những lời dạy trên của Đức Phật và chư Tổ, chúng ta cần phải chánh tri kiến và chánh tư duy con đường tu học cho đúng để không phải bị tà pháp dẫn dắt sai đường lạc lối, hù dọa, nô dịch thân tâm. Bên cạnh đó, người tu học giác ngộ cần luôn sáng suốt, tự tin, tin tưởng vào khả năng mình có thể tu học giải thoát được (tin căn giác chi). Hãy hằng tâm: “Theo Như Lai, tin Như Lai mà không hiểu Như Lai chẳng khác nào phỉ báng nặng nề Như Lai” (Kinh A- hàm).

  2. #2
    Junior Member
    Ngày tham gia
    May 2019
    Bài viết
    5
    Cảm ơn Hành giả đã đăng bài viết này. Lời Đức Phật Cồ-đàm đã dạy chúng ta "“Ta là phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” sẽ làm động lực để chúng ta tiếp tục cố gắng, kết nối với nhau, giúp đỡ nhau ngày càng tinh tấn hơn trên con đường tu học Giác Ngộ.

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình