TRI <-> TU
Cuộc đối thoại giữa Chánh Minh và Thiểu Minh, sẽ một phần nào giúp ta phân biệt được Đúng/Sai, Chánh/Tà, Thật/Giả để hiểu rõ hơn về chữ TU mà đôi khi nhiều người chưa hiểu rõ, hiểu đúng.

*Thiểu Minh:
Cả nhà ơi, Tết này mình vô cùng viên mãn, mình được thọ ký vô số công đức nè...du xuân hành hương thập phương đại điện lạc cảnh, nhẫn hành pháp hạnh thọ trì nào là: cúng đường, trì chú, đảnh lễ, từ thiện, phát kinh, lạy sám hối...

*Chánh Minh:
Ngày như mọi ngày tự tâm tự tại tự giác giác tha nhẫn tri thắp sáng Tri Kiến Thiện Hành Tam Tương Nghiệp THÂN <-> KHẨU <-> Ý tăng tiến Phúc Quả (kiến/hạnh/đức) -> tiệm sanh công đức vô trước tướng...

*Thiểu Minh:
Mọi người ơi, đời là bể khổ, mình nhẫn trì thọ hành du xuân công đức, nay được minh sư khai thị mạt pháp kỳ sàn lọc thanh trừng... Tu ngay kẻo không còn kịp, mình xin từ biệt xuất gia ạ!...

*Thầy Mẹ:
Con tu tức là chỉnh sửa thân tâm cầu mong giải khổ? vậy con có biết (tri) khổ do đâu mà có? khó từ đâu mà dò, mà tìm, mà biết? tu phải biết...biết phải tu (tu tri tu) nhé con, không có con đường nào, pháp tu nào vượt qua sự thật và cao hơn chân lý! con chớ bị mê mờ bất tín giác chi căn mà phải trả giá suốt nhiều đời kiếp...

*Chánh Minh:
Qui luật của tự nhiên, có tối ắt có sáng, có đêm ắt có ngày, có động ắt có tĩnh, có mê ắt có tỉnh, có khổ ắt có lạc, có diệt ắt có sanh, có luân hồi ắt có giải thoát... Thảy đều luôn tác hành song đối tái lập luân chuyển không ngừng nghỉ (pháp luân vô tận tương) trói buộc đan xen (duyên trùng duyên khởi) lẫn nhau mà tạo nên thế giới hiện tượng (chư pháp và chúng sinh)...
Vậy nương tựa vào đó (pháp luân vô tận tương) - hiện cũng đang luân hồi cùng đồng cảm cảnh - giúp trợ phù tu (sửa chữa) để cầu vọng mong được giải thoát có thực thi đặng chăng? Hay mỗi một chìa khóa duy nhất đó là tuệ tri minh chiếu chuyển pháp luân mang mã số Giới<->Định<->Tuệ tự ngàn xưa truyền giải nay dần xa lạc hóa...
"Tri giả vô tu, tu giả bất tri"
(Trưa m6 Xuân Tân Sửu Tiểu sơn lâm tưởng thôn An Bình, xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, Thanh long Xá TOTHA)
Nguồn: Người Thầy Trí giả Trầm lặng Khiêm cung