Tướng tự tâm sinh,
Tướng tùy tâm diệt.

Đây là câu cách ngôn căn bản của người xem tướng, vì nó gói ghém đầy đủ tinh thần, nền tảng, và giá trị đạo đức của nhân tướng học.


Một trong những nền tảng của nhân tướng học là: cái gì bên trong tất lộ ra bên ngoài. Đây chính là mối quan hệ mật thiết giữa nội tâm và ngoại tướng. Thuật xem tướng chính là nghiên cứu những biểu hiện bên ngoài như mặt mũi, tay chân, thần khí, khí phách,.... để hiểu về nội tâm bên trong, từ đó luận đoán về sự thành bại của con người.

Cũng chính mối quan hệ giữa tâm thức (cái bên trong) và ngoại tướng, tinh thần của tướng học phải căn cứ trên tâm thức của con người. Khi cho rằng ngoại tướng và tâm thức có mối quan hệ mật thiết với nhau nghĩa là chấp nhận một nguyên tắc là tướng không bao giờ cố định mà thay đổi biến chuyển khi tâm thay đổi. Khi xem tướng mà không dựa vào cái biến dịch của tâm là chưa thấy được bề sâu, nên không tránh được sự phiến diện, sai lầm.

Mệnh đề này cũng thể hiện giá trị đạo đức của khoa nhân tướng học. Chính sự thay đổi của tâm hàm chứa một sự cái thiện cái tâm. Khi tâm thay đổi, số mệnh của con người sẽ thay đổi. Điều này chứng tỏ rằng, số mệnh của con người không phải được quy định tiền định mà có thể cải thiện một mức nào đó. Đây cũng là sự cảnh báo cho những ai tạo nghiệp ác, mà khuyến khích những người làm nghiệp thiện. Sự cải thiện của tâm con người là động lực tiến hoá của xã hội loài người. Con người không sống một cách thụ động theo bản năng mà là một thực thể có tránh nhiệm và chịu trách nhiệm với những hành động của mình khi họ được hướng dẫn bởi cái tâm. Bằng cái tâm, con người có thể bồi bổ những yếu tố di truyền từ bố mẹ và từ môi trường.

Chính vì thế, xem tướng mà không thấy được lý biến dịch của tâm thì chưa đạt đến sự cứu cánh, chưa đến đích.

Đặt cho nhân tướng học một giá trị đạo đức là xem tướng học như một bộ môn phục vụ nhân sinh. Tướng người chỉ có thể hướng dẫn con người chứ không phải chỉ chụp ảnh con người. Tướng học chỉ bổ ích cho người học khi họ biết sử dụng kiến thức của mình vào việc phát triển nhân sinh. Việc học tướng pháp sẽ thiếu sót nếu không ứng dụng được tướng học vào cuộc sống. Để hiểu rõ hơn, ta có thể định nghĩa dụng tướng là phát huy giá trị của khoa tướng học về hai mặt: đạo đức và ứng dụng để hoàn thiện cá nhân.

Chiều hướng ứng dụng của nhân tướng học trước hết đặt cho người xem tướng nhiều nghĩa vụ cao quý có thể xem là một thiên chức đối với họ. Xem tướng là phải biết khuyến khích nhân đức. Người xem tướng không nên và không bao giờ cả quyết rằng tướng cách xấu thì hậu quả sẽ xấu. Tính cách động của tướng, tâm năng sinh tướng hàm ý nói rằng: tu tâm sẽ cải thiện được tướng và từ đó có thể thay đổi vận mạng. Người xem tướng phải cận trọng trong lúc phát ngôn, đồng thời phải có thiện ý thanh nhân chi mỹ, cải nhân chi ác cho thân chủ. Khẳng định một cách cố chấp chẳng những đi sai tinh thần của khoa nhân tướng mà đôi khi còn gieo hoạ cho cả đời người. Người có tướng tốt sẽ ỷ lại rồi sinh ra kiêu ngạo mà không phát huy được thiện tâm. Rồi kẻ có tướng cách xấu đâm ra tuyệt vọng, phó mặc cho số phận, không màng phấn đấu và cải thiện nghịch cảnh bằng ý chí cá nhân.

Đối với người xem tướng, tư tưởng khuyến thiện của châm ngôn: tướng tuỳ tâm sinh, tướng tùy tâm diệt, càng có tác dụng mạnh mẽ hơn nữa. Họ phải biết sử dụng tướng học để luyện đức. Họ phải hiểu rằng, tướng cách tiên khởi xấu không nhất thiết phải dẫn tới hậu quả xấu một cách đương nhiên trong tương lai. Trái lại, đó chỉ là những dấu hiệu báo trước, có thể trách được ít nhiều nếu họ quyết tâm cải sửa. Tu tâm dưỡng tánh giúp cho mình thiện tâm, đó là sự đảm bảo tốt nhất giúp cho tướng cách tốt được phát huy và tướng xấu được giảm thiểu hay mất hẳn. Tư tưởng khuyến thiện đó được thể hiện không những trong đạo học mà còn bao trùm hết các tư tưởng triết lý phương Đông.

Khác với một số bộ môn khoa học nhân văn nghiên cứu con người một cách riêng lẻ như tâm lý học, hành vi học, hay phân tâm học, nhân tướng học nghiên cứu con người một cách toàn diện. Nhân tướng học không chỉ phân tích một con người ở khía cạnh giàu nghèo, sang hèn, thọ yểu,... mà còn đi xa hơn nữa, đó là phân tích những yếu tố liên quan đến đời người: vợ, con, cha, mẹ, anh chị em,... Khoa tướng học không chỉ dừng lại ở việc luận giải các vấn đề nhân sinh ở trong hiện tại, mà còn luận đoán cả trong quá khứ và tương lai.

Về mặt quan niệm, khoa nhân tướng học được đa số người cho là khoa học nhân bản, hoàn toàn không có yếu tố thần bí. Khoa này dựa trên nền tảng: cái gì có ở bên trong, ắt phải lộ ra bên ngoài. Đồng thời, nhân tướng học dựa trên những đặc điểm của chính con người, và nghiên cứu tính tương quan giữa các yếu tố nhân sinh: hình tướng, tương quan thọ yểu, sang hèn,...

Về mặt phương pháp: Đa số người cho rằng, nhân tướng học là phương pháp quan sát trực tiếp con người. Dựa vào những đặc tính, những hiện tượng cụ thể của từng con người chứ không dựa vào những yếu tố huyền bí. Từ những hiện tượng về khuôn mặt, hình dáng, giọng nói,... người ta rút ra những tính cách của từng cá nhân.

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là làm thế nào, và bằng cách nào để suy diễn từ những đặc trưng cụ thể của con người liên quan đến tính cách của họ. Chẳng hạn, tại sao người ta nói mắt sáng thì thông minh, trán đẹp thì đường công danh tốt,... Đây là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, khoa nhân tướng là kết quả của một quá trình thống kê, quy nạp, diễn dịch lâu dài của lịch sử. Bằng cách quan sát từng đặc trưng cụ thể của con người qua một thời gian dài, người ta rút ra những kết luận về nhân tướng học.

Đến đây, một kết luận có thể rút ra là nhân tướng học phải tiếp tục được hoàn thiện và đổi mới. Cũng như các khoa học về nhân sinh, khi môi trường cuộc sống thay đổi, khi hoàn cảnh thay đổi, khi xã hội thay đổi, nhân tướng học cũng phải được hoàn thiện tương ứng với xã hội đó.

Rõ ràng, khoa nhân tướng học không chỉ xét đến phần tĩnh, mà còn đến những phần động của con người. Qua thời gian, một số nét tướng sẽ thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh nhân sinh. Đây là phần căn bản khi nghiên cứu về tướng pháp.

Như vậy, nhìn chung thì khoa nhân tướng học được chia thành hai phần: phần tĩnh và phần động. Phần tĩnh có thể được gọi bằng những cái tên khác nhau: hình tướng, nét tướng và loại tướng,... Phần này nghiên cứu con người ở dạng tĩnh. Đó là lĩnh vực nghiên cứu con người thông qua các bộ vị thân thể, như đầu, mặt, chân, tay, thân thể,... để suy ra các tính cách của con người. Chẳng hạn, khi xem tướng, người ta nói rằng, lưỡng quyền cao đối với con trai: có uy quyền, mũi của phụ nữ đẹp: chồng tốt,...

Phần này không chỉ dừng lại đó mà còn xem xét các hình tướng. Chẳng hạn, người ta chia hình tướng mường tượng theo tướng cầm thú: tướng khỉ, tướng hạc, tướng rồng,... và người ta có thể ứng dụng Ngũ hành để chia ra các loại tướng: Tướng mộc, tướng thuỷ, tướng hoả, tướng kim.

Phần thứ hai của tướng học là phần động, hay còn gọi là lý tướng và pháp tướng. Phần này nghiên cứu những phần động của con người như thần khi, âm thanh, khí sắc, khí phách, ... để suy đoán tính cách con người. Đây chính là phần quan
Như tên của topic này, tôi chỉ giới thiệu những vấn đề cơ bản của tướng pháp. Những vấn đề tranh luận có tính chuyên sâu nên trích ra ở một mục khác. Vì làm như thế sẽ dễ dàng hơn cho những người mới học.

Tiếp theo, tôi xin trình bày một số vấn đề cơ bản của tướng học dưới 3 phần chính: Tướng tĩnh (nét tướng và loại tướng), tướng động (lý tướng và pháp tướng) và một số ý kiến cơ bản trong việc xem tướng.

Tài liệu tôi sử dụng chủ yếu là cuốn Nhân tướng học của Hy Trương, Sài gòn 1973. Một số chổ, tôi sử dụng thêm một phần của sách Tướng mệnh khảo luận của Vũ Tài Lục. Đây là 2 cuốn sách căn bản, khá dễ đọc.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều sách và tài liệu khác: Chẳng hạn như Tướng pháp áo bí, Ma Y thần tướng, Người đàn ông trong tướng mệnh học, người đàn bà trong tướng mệnh học,...

Phần thứ nhất: Phần tướng tĩnh hay nét tướng và loại tướng, tôi xin giới thiệu sơ lược về nét tướng: tướng mặt, các bộ vị trên khuôn mặt như mắt, mũi, lông mày, miệng,... và loại tướng (chủ yếu là Ngũ hành hình tướng).

Phần thứ 2: Phần tướng động: Tôi sẽ giới thiệu sơ lược về thần khí, khí phách và khí sắc, và nguyên tắc phối hợp.

Phần luận bàn: Phần này tôi giới thiệu sơ lược về một số nguyên tắc căn bản trong việc xem tướng.
"
Phần tướng tĩnh:

Phần giới thiệu về nét tướng

I. Tướng khuôn mặt


Khuôn mặt được xem là vị trí trung tâm trong việc nghiên cứu, học và xem tướng. Chính vì sự quan trọng của nó, mà rất nhiều người khi nói đến xem tướng, thì chủ yếu xem tướng mặt. Tất nhiên, điều này không đầy đủ nên thiếu phần chính xác.

Khi nhìn vào một khuôn mặt, người ta trước hết xem xét toàn diện nó từ tóc cho đến cằm. Đặc biệt trong đó, người ta chú ý vào Tam đình, Ngũ nhạc, Lục Phủ, Tứ đậu, Ngũ Quan (sẽ được giải thích sau) và những bộ vị (cung). Xem Tam đình, Ngũ nhạc, Lục phủ giúp cho ta biết khái quát về khuôn mặt, để từ đó đưa ra những ý niệm ban đầu về đối tượng xem tướng.

Nếu muốn biết chi tiết (chỉ nói về phần tướng tĩnh), chúng ta cần nghiên cứu thêm Tứ đậu, Ngũ quan và 13 bộ vị quan trọng trên khuôn mặt. Mỗi bộ phận cho ta biết một số tính cách về nhân vật.

[B]Đó là ý niệm về nét tướng trên khuôn mặt. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào cụ thể từng bộ phận.