Tư Mã Thiên cho rằng Hậu Thiên bát quái là sản phẩm của Văn Vương có lẽ do trong các quẻ bói mà người Việt đang dùng có một số quẻ đã đề cập đến những vấn đề liên quan đếnVăn Vương như:
Quẻ “Vị thủy phong hiền” còn gọi là Sơn Lôi di :
Khương Tử Nha là bậc đại hiền.
Ngồi câu cá chờ thời bên bờ sông Vị thủy.
Vua Văn Vương nghe tiếng đích thân đến tận nơi thỉnh ra giúp nước.
Rước về tôn làm thường phụ.
Quẻ “ Phượng minh Kỳ sơn”- Thiên trạch lý :
Phượng hòang bất thần xuất hiện ở núi Kỳ sơn cất tiếng gáy.
Báo hiệu điềm lành.
Vua Văn Vương ra đời.
Tạo dựng một thời đại thái bình thạnh trị.

Quẻ “Trảm tướng phong thần” - Thủy trạch tiết :
Đời nhà Thương có vua trụ bạo ngược.
Khương Tử Nha vì đại nghĩa diệt được Trụ vương.
Muốn cho óan khí của quân thù tiêu tán để quốc thái dân an.
Nên đã lên “Vạn phong Sơn” cầu siêu, phong thần cho tướng sĩ tử trận.

Về nguồn gốc Kinh dịch, một số nhà nghiên cứu cho rằng Kinh dịch không thực sự là của Trung quốc. Ông Hondanariyouki nhận xét “ Ở Chu dịch, các từ thóan tượng đều lấy tên từ các lọai muông thú phương nam (chim hồng). Thêm vào đó, ở Chu dịch có “phi long”; “tiềm long” càng khiến cho người ta cảm thấy Chu dịch là trước tác của người nước Sở viết ra, và ra đời sau khi Trung quốc đã mở đường giao thông về phía nam Kinh Sở”.
Nói về các tộc người đã từng sinh sống trên đất Trung Hoa, Theo http://www.uglychinese.org thì trên đất Trung Hoa thời xa xưa đã có họ Suiren (Tọai Nhân), sau đó họ You Chao (Hữu sào) đã thay thế họ Tọai nhân, tiếp nữa là họ Fuxi ( Phục Hy) và Nuwa (Nữ Oa) đã thay thế họ Hữu sào, sau cùng là họ Shennong (Thần nông) đã thay thế họ Phục Hy.
Theo truyền thuyết cũng như thuyết quái truyện của kinh dịch thì họ Tọai nhân đã phát minh ra “lửa” ; họ Phục Hy đã phát minh ra “cái lưới” và chữ viết dưới dạng “thắt nút kết thằng” (chữ Khoa Đẩu?) để ghi việc, đã biết trồng trọt chăn nuôi; họ Thần Nông phát minh ra “cái cày”, mở chợ lập làng, tìm ra cây thuốc. Đó chính là Tam Hòang. Ngòai ra không thấy đề cập đến Hữu Sào đã phát minh ra những gì.

Gần đây khảo cổ học đã khai quật được một dụng cụ làm ra lửa ở Chiết Giang có niên đại cách đây hơn 8000 năm, cho thấy rằng họ Tọai Nhân là người Hòa Bình ở di chỉ Hemudu ở bờ nam sông Trường Giang có lẽ đã di cư lên phía Bắc đến di chỉ Dawenkou ở Sơn Đông khỏang 4300 tr.cn khi vùng này bị ngập mặn do nước biển dâng. Họ Tọai Nhân đã bị họ Hữu Sào, tổ tiên của người Hàn Quốc đến thay thế vào khỏang 3898 tr.cn. Họ Hữu sào lại bị họ Fuxi, có lẽ là tổ tiên của tộc Khương cũng được gọi là Viêm Đế từ phía Tây đến thay thế. Khảo sát kỹ có thể thấy được ngòai họ Khương ra Tộc Khương còn có họ Phù, những cái tên có liên quan như Phù sai (Fu chai), Phù nam......v.v . Phục Hy và Nữ Oa được cho là hai anh em do đó có thể Tộc Khương sau khi đến Trung Hoa đã kết lại với nhóm tiền Đông Nam Á để phát triển nông nghiệp. Ở Việt Nam có câu ví: bà Nữ Oa bằng ba mẫu ruộng.

Ở Trung Hoa vào thời Phục Hy, người xưa có lẽ đã hiểu được qui luật âm dương và sự vận động của nó, đã thuận theo những qui luật ấy để phát triển nông nghiệp. Trong kinh dịch cũng có đề cập đến Phục Hy đã trông trời, trông đất, trông vạn vật mà vẽ quái, thời diểm này có thể là họ Phục Hy không chỉ vẽ quái mà ít nhất đã biết đến tứ tượng tức là bốn mùa để theo đó mà trồng trọt. Khi Thần Nông đến thì Phục Hy bị thay thế vì họ Thần Nông đã phát minh ra cái cày và phương thức tát nước vào ruộng để cải tiến và phát triển nền nông nghiệp của Phục Hy và Nữ Oa. Họ Thần Nông đã từng vượt biển nên ắt phải có kiến thức về thiên văn khí tượng và địa lý phương hướng, ắt họ phải là chủ nhân của Hà đồ.
Với các chi tiết đã trình bày trên, tôi cho rằng học thuyết Âm dương ngũ hành và thuyết Thiên Địa Nhân có nhiều hy vọng là của người tiền Việt nam. Nó được ra đời không nhằm mục đích chiêm bói mà trước tiên để tiên đóan thời tiết và xác định phương hướng nhằm phục vụ cho nghề đi biển và nghề nông , các vì sao được quan tâm trước tiên là sao Bắc Cực và sao Bắc đẩu.

“Bói diệc” là lọai sách bói được phổ biến trong dân gian tương tự như nông lịch đã được giải thích sẵn, ai xem cũng hiểu. Kinh dịch của người Trung quốc, được dựa vào quẻ bói diệc, được kết hợp với những ghi chép của các ẩn sĩ ở Giang nam thời ấy để sọan thảo ra dưới hình thức một lọai sách triết , trong bộ kinh dịch này yếu tố tương quan giữa con người với trời đất không được thể hiện đầy đủ như trong các sách bói cổ truyền người Việt thường sử dụng.

Một điều rõ ràng là việc sáng tạo ra học thuyết Âm dương Ngũ hành, Thiên Địa Nhân không phải từ trí tuệ của một người mà là trí tuệ của nhiều người được tích lũy từ thời đại này sang thời đại khác do đó trong những ghi chép của người xưa cũng không thấy khẳng định ai là chủ nhân của học thuyết này. Việc cho rằng 64 quẻ dịch là do Văn Vương sáng tạo ra và Khổng Tử biên sọan thực chất là một sự gán ghép có lựa chọn. Khổng Tử là một người đã từng nghiên cứu kinh dịch, những tài liệu ấy Khổng tử lấy từ đâu ra thì không nghe nói đến, chỉ biết rằng trước kia Khổng Tử chưa thực sự nghiên cứu bói dịch cho đến khi ông bói được quẻ “Lữ” và mời một người họ Thương Cù trong dân gian để giải quẻ cho ông. Thương Cù thị nói: “Tiểu hanh, cố bào thánh trí, nan đắc thánh vị” ý nghĩa là ôm ấp có hùng tâm xây dựng sửa sang đất nước nhưng không giành được quyền vị. Tức thì Khổng Tử rớt nước mắt, ngộ cảm thấy rằng đường đạo của mình khó được thi hành, từ đó mới bắt đầu nghiên cứu dịch. Tuy nhiên việc bắt đầu nghiên cứu dịch và việc hòan thành bộ Kinh dịch là hai việc hòan tòan khác nhau. Theo tôi, những phát minh ở đất Trung hoa đều đã có từ xa xưa nhưng việc người thời sau tiếp thu những tinh hoa của nền văn minh trước chỉ ở chừng mực nào đó. Ví dụ như lịch pháp nhà Hạ lấy tháng Dần làm tháng mở đầu cho một năm, khi nhà Ân Thương lên thay, lấy tháng Sửu làm tháng mở đầu cho một năm, đời Chu lấy tháng Tý làm tháng đầu năm, nhà Tần lấy tháng Hợi làm tháng đầu năm. Đến thời Hán các biến cố như nhật thực , nguyệt thực, hạn hán lũ lụt đều xảy ra khác với thời điểm được ghi trong lịch. Đúng vào lúc Tư mã Thiên đến Giang nam tìm sử liệu được một cụ già ở đất Thương ngô tặng cho bộ sách trúc giản vớt được trên sông Tương. Đó chính là bộ “nhật thư” bí truyền của người Hạ . Hán vũ đế đã theo lời tấu của Tư mã Thiên, truyền chiêu mộ ẩn sĩ ở miền Giang nam để điều chỉnh lịch theo phương pháp của nhà Hạ, sau khi hoàn thành đặt tên là lịch Thái sơ.

Để giải thích, Chu Hy viết: “Về cách tính thời gian nên theo nhà Hạ, nghĩa là nên lấy kiến Dần chi nguyệt làm tháng mở đầu cho bốn mùa. Hàng năm lấy thời kỳ vạn vật sinh sôi nảy nở phồn thịnh làm kỳ mở đầu cho bốn mùa. Cách tính của nhà Hạ giản tiện hơn cả vì thế nên theo… trời mở đầu cung Tý, đất mở đầu cung Sửu, người mở đầu cung Dần. Tam đại lần lượt thay đổi mà noi theo. Nhà Hạ coi cung Dần là nhân chính phù hợp với người nên lấy kiến dần chi nguyệt làm chính nguyệt. Nhà Ân coi cung Sửu là Địa chính phù hợp với đất nên lấy kiến Sửu chi nguyệt làm chính nguyệt. Nhà Chu coi cung Tý là Thiên chính phù hợp với trời nên lấy kiến Tý chi nguyệt làm chính nguyệt. Tính tháng năm dịnh bốn mùa cốt để cho dân tiện làm ăn sinh sống, tiện hoàn thành mọi việc. Vì vậy khi tính năm tháng, định bốn mùa nên lấy sự phù hợp với người làm đầu mối. Chính vì vậy mà nhà Hạ lấy kiến Dần chi nguyệt làm tháng mở đầu của một năm”

Ngoài ra không thấy Chu Hy giải thích vì sao nhà Tần lại lấy kiến Hợi chi nguyệt làm chính nguyệt.
Như vậy đã thấy rằng việc tiếp thu tinh hoa của tộc Hạ chỉ bắt đầu vào thời Hán.Thời điểm ấy tinh hoa của Trung hoa phát ra ào ạt nhờ vào chủ trương chiêu hiền đãi sĩ của Hán Cao tổ. Vào thời này, những nhân tài Việt trên đất Hoa ban đầu sống như những ẩn sĩ. Sĩ là một từ để chỉ tầng lớp tri thức ở Trung quốc. Ẩn sĩ là những người có tri thức, hoàn toàn vượt ra ngoài vòng chính trị, có thái độ bất hợp tác và phản kháng chính quyền đương thời, họ là những nhân sĩ tinh anh sáng tạo văn hóa, giáo hóa quần chúng. Thấy được tác dụng tiềm ẩn trong lớp nhân sĩ, Hán Cao tổ Lưu Bang khi lên ngôi được 11 năm đã có chiếu viết :
“Các bậc đế vương nổi tiếng chưa ai cao hơn Văn vương, những bậc bá chủ chưa ai cao hơn Tề Hoàn đều chiêu hiền đãi sĩ mà thành danh. Kẻ hiền gỉả, bậc trí nhân trong thiên hạ ngày nay có ai được như người xưa… nay ta lấy sự linh thiêng cùa trời đất, cùng với hiền sĩ đại phu trở thành người một nhà, định đọat thiên hạ. Muốn tông miếu tổ tiên trường tồn mà không bị diệt vong, hiền nhân đã cùng ta sao ta có thể hưởng lợi một mình. Hiền sĩ đại phu có khả năng làm việc cùng ta, ta có thể tôn hiển họ”.

Như vậy đã có một số người Việt vì muốn cho tông miếu tổ tiên được trường tồn, không bị diệt vong đã ở lại trên đất của ông cha mình nay gọi là nước Trung quốc. Một điểm đặc biệt là trong nhóm dân tộc thiểu số ở Trung hoa không có tên dân tộc Việt. Nếu ai đó hỏi rằng :
- Vậy thì dân tộc Việt đã biến đi đâu ?
- Họ không biến đi đâu cả, họ đã trở thành người Hán.
- Họ đã trở thành người Hán, như vậy có phải tinh hoa của dân tộc họ cũng đã trở thành tinh hoa của Trung quốc?
- Đúng vậy!

(e-cadao)