Chu dịch và Kinh dịch hay nói đúng hơn là Chu dịch và Bói Dịch không hòan tòan giống nhau.

- Thứ nhất là khác nhau về hình thức, bói dịch dùng thi thơ để giảng còn Chu dịch dùng văn xuôi để giảng.

- Thứ hai là bói dịch có nhiều lọai gồm :

8 Quẻ ba hào như Liên Sơn dịch đời Hạ có quẻ đầu là Cấn, Qui tàng dịch đời Thương có quẻ đầu là Khôn.

32 Quẻ năm hào như “Tam Bửu Hiệp nhứt” người Việt hay thường sử dụng

64 Quẻ sáu hào “ Bói dịch cổ truyền” người Việt hay thường sử dụng

Khác với bói dịch, Chu dịch chỉ có một lọai là 64 quẻ sáu hào, được ghi chép có hệ thống dạng kinh điển , còn dùng để nghiên cứu, không như những sách bói “diệc” chỉ dùng cho việc chiêm bói được lưu hành trong dân chúng.

Trước hết xin nói về cách trình bày của các lọai bói dịch người Việt hay xử dụng

Quẻ năm hào:

Ví dụ: quẻ Giá sắc

Nội dung: Dịch nghĩa:
Thả thủ quân tử phận. Quân tử nên giữ phận
Vật dụng tiểu nhân ngôn. Chớ nghe lời tiểu nhân
Phàm sự giai đương cẩn Mỗi việc nên cẩn thận
Tác phước bảo an nhiên Làm lành vậy mới yên

Quẻ sáu hào:

Ví dụ: Phong Sơn Tiệm ( Hồng nhạn phi cao)

Ý nghĩa: Chim Hồng nhạn được sổ lồng bay xa.
Tiến từ từ bay lên mây trong sự thông đạt thong dong.
Không có gì cản trở.
Nhưng không thể bay vụt từ trong lồng lên mây ngay được.
Giải đoán: Vận khí thịnh đạt dần dần. Công việc mỗi ngày đều phát triển đều đặn. Không gặp trở ngại. Thành quả rất to lớn so với lúc khởi sự.
Lời khuyên: Giữ tiết hạnh thanh cao. Ung dung không vội vả.
Phụ chú : Giải trừ mọi tai ương. Tuy tiến chậm nhưng rất yên ổn.
Hào 1 : trung bình, tiến hơi chậm
Hào 2 : rất tốt
Hào 3 : trung bình
Hào 4 : tốt
Hào 5 : tốt
Hào 6 : rất tốt, đại cát
Ứng hạp : Tuổi Bính : Thìn, Ngọ, Thân
Tuổi Tân : Mão, Tỵ, Mùi
Tháng 1
Hành thổ

Lời giảng của của quẻ này viết theo văn xuôi nhưng được ngắt ra 4 đọan, có lẽ vào đời Tần bị cấm thi thơ, các lọai sách đều phải chép lại bằng văn xuôi.
Tiếp đến là cách trình bày quẻ trong Kinh Dịch : Quẻ Phong Sơn tiệm ( xin không trích giảng hào từ)
Thóan từ: Tiệm, nữ qui cát, lợi trinh.
Dịch: Tiến lần lần, như con gái về nhà chồng, tốt; giữ đạo chính thì lợi.
Giảng: Quẻ này là Tốn ( cây), dưới là Cấn( núi). Trên núi có cây, có cái tượng dưới thấp lần lần lên cao, nên đặt là Tiệm.
Tiến mà lần lần, không nóng nảy, vẫn tỉnh như nội quái cấn, vẫn hòa thuận như ngọai quái Tốn thì không bị vấp váp, không bị khốn cùng.
Hào từ:
- Sơ lục: Hồng tiệm vu can, tiểu nhân lệ, hữu ngôn vô cửu.
Dịch: Hào âm 1, con chim Hồng tiến đến bờ nước, nhỏ dại cho là nguy, than thở nhưng không có lỗi.
- Lục nhị: Hồng tiệm vu bàn, ẩm thực khản khản, cát.
Dịch: Hào 2 âm, chim hồng tiến đến phiến đá lớn, ăn uống thảnh thơi, tốt
- Cửu tam: Hồng tiệm vu lục, phu chinh bất phục, phụ dựng bất dục, hung lợi ngự khẩu.
Dịch: Hào 3 dương, chim hồng tiến tới đất bằng, chồng đi xa không về, vợ có mang không nuôi, xấu, đuổi cướp thì có lợi.
- Lục tứ: Hồng tiệm vu mộc, hoặc đắ kỳ giốc, vô cửu.
Dịch: Hào 4 âm, chim hồng nhảy lên cây, may tìm được cành thẳng mà đậu, không có lỗi.
- Cửu ngũ: Hồng tiệm vu lăng, phụ tam tuế bất dụng, chung mạc chi thắng, cát.
Dịch: Hào năm dương, chim hồng lên gò cao, vợ ba năm không sinh đẻ, nhưng cuối cùng không có gì thắng nổi điều chính, tốt.
- Thượng cửu: Hồng tiệm vu qui, kỳ vũ khả dụng vi nghi, cát.
Dịch: Hào trên cùng dương, chim hồng bay bổng ở đường mây. Lông nó có thể dùng làm đồ trang sức, tốt.

Hai loại dịch trên mặc dù có khác nhau về hình thức, nhưng nhìn chung tất cả đều có đặc điểm là có hào âm,hào dương. Âm dương được hình thành do sự vận động của vũ trụ. Sự vận động này thuận theo chiều hướng sinh của ngũ hành hình thành bát quái. Đó là học thuyết Âm dương- Ngũ hành của người xưa.

1/ Thuyết Âm dương - Ngũ hành:

a - Sự hình thành Âm dương:


Thái cực vận động sinh ra lưỡng nghi, tức là hai khí : Âm và Dương. Phần dương thì động, nóng, sáng, trong, nhẹ, nổi lên trên sinh ra khí dương và nơi tích lũy nhiều khí dương là bầu trời được ký hiệu là ( ). Dương được sinh ra từ cực Bắc và bên trái chủ dương.

Phần âm thì tỉnh, lạnh, tối, đục, nặng, chìm xuống dưới sinh ra khí âm và nơi tích lũy nhiều khí âm là đất được ký hiệu là ( ) . Âm được sinh ra từ cực Nam và bên phải chủ âm.

Cực Nam

Cực Bắc
Hình lưỡng nghi

Âm dương có sự liên hệ thần bí, đó là sự hấp dẫn lưỡng tính thần kỳ. Theo Lôi Đạc, trong tác phẩm Mỗi ngày 10 phút với Chu Dịch, nhà ảo thuật Trung quốc nổi tiếng là Tàng quốc Chân đã phát hiện điều này khi đem hai con thạch sùng đực, cái ném mạnh xuống đất. Khi đuôi của hai con thạch sùng bị đứt, chúng nhảy nhót trên mặt đất, rồi hai chiếc đuôi ngày càng gần lại với nhau, dựa sát vảo nhau sau đó bám chặt lấy nhau thành hình “bánh quấn thừng: Thế nhưng dùng hai con thạch sùng cùng giống thì không thấy có hiệu ứng này. Một thử nghiệm khác nữa là bắt vài con thạch sùng có bốn chân, phân biệt đực – cái, chặt đuôi và lột da chúng ra, sau khi đốt cháy nghiền thành bột, đổ vào hai cây nến rỗng ruột, đặt trên bàn cách nhau 30 cm, châm lửa trên hai cây nến đó. Điều kỳ dị đã xuất hiện, hai ngọn lửa hấp dẫn nhau, dần dần dựa sát vào nhau, cuối cùng dính lại tạo thành một tuyến lửa nằm ngang như chiếc cầu vồng được đặt tên là “cầu lửa”.

Qua phát hiện đó có thể thấy được tuy âm dương là hai yếu tố tương phản nhau nhưng trong mọi vật hai yếu tố âm dương luôn dung hòa lẫn nhau, tương giao cùng nhau, bổ túc cho nhau, liên kết với nhau rất mật thiết. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong sự sinh thành của muôn vật, tất cả sự biến hóa trong vũ trụ đều có thể giải thích bằng hiện tượng chuyển biến của âm dương. Âm trưởng thì dương sẽ tiêu, dương trưởng thì âm sẽ tiêu, âm tăng đến chỗ cực thịnh thì dương sẽ phát sinh và âm sẽ phải thóai dần, khi dương tăng đến chỗ cực thịnh thì âm sẽ phát sinh và dương sẽ thóai dần, đó là lẽ tuần hòan của âm dương trong trời đất như : Mùa đông âm khí nhiều khí hậu lạnh. Cuối đông âm khí thịnh, dương khí bắt đầu phát sinh. Qua xuân dương khí mới phát sinh còn non, khí hậu ấm áp dần dần. Đến mùa hạ dương khí tăng trưởng, khí hậu nóng. Cuối hạ dương khí cực thịnh khí hậu nóng bức và âm khí sẽ phát sinh. Qua mùa thu âm khí mới phát sinh còn non khí hậu mát, âm khí dần dần tăng trưởng lại bước qua đông.... cứ như thế mà tiếp diễn ; hoặc cũng như chuyển biến âm dương trong ngày đêm : từ nửa đêm – sáng sớm – giữa trưa – buổi chiều – lại nửa đêm. Sự âm tiêu dương trưởng và dương tiêu âm trưởng tiếp diễn nhau rất cần thiết để điều hòa sự tuần hòan của trời đất, nếu dương cực thịnh mãi mà âm khí không phát sinh hoặc ngược lại thì trời đất bất hòa và sự sinh hóa của của muôn vật sẽ rối lọan như : chỉ có đêm mà không có ngày hay ngược lại, thời tiết nóng mãi hoặc lạnh mãi đều bất lợi cho sự sinh trưởng của vạn vật. Mặt khác, trong sự chuyển hóa để tương giao với nhau, dương khí có khuynh hướng thăng cao lên tức ly tâm, âm khí có khuynh hướng giáng xuống thức hướng tâm. Đó là dương thăng, âm giáng.

Ví dụ: không khí nóng có khuynh hướng bay lên cao, không khí lạnh có khuynh hướng hạ xuống thấp. Sự kiện không khí vùng lạnh thay thế vùng nóng sẽ sinh ra gió.

Sự vận động của âm dương sẽ sinh ra 4 khí gọi là tứ tượng : Thái âm – Thiếu dương – Thái dương – Thiếu âm


Hình tứ tượng

Từ bốn khí này giao hòa thăng giáng với nhau, tạo ra sự đối kháng, chuyển dịch. Đây chính là động lực phát triển cũa sự vật, hiện tượng, con người. Động lực ấy thể hiện ra 8 dạng thức trong không gian, đó là bát quái. Bát quái với 5 thuộc tính ngũ hành đã tạo ra vũ trụ, vạn vật, trong đó có con người với hành vi của họ.

Bát quái với tính chất gắn liền với bầu trời xin được tạm gọi là “Thiên Bát Quái”

Bát quái có tính chất gắn liền với trái đất xin được tạm gọi là “ Địa Bát Quái”