2/ Địa bát quái: (biểu đồ địa lý phương hướng)

Về Địa bát quái, hiện nay chưa rõ được kết cấu như thế nào nhưng cũng xin đề xuất đồ hình để tham khảo


Ví dụ: Địa Bát Quái


Hậu Thiên bát quái

Địa Bát quái, được hiểu như hệ thống bát quái có tính chất gắn liền với trái đất như : địa lý, phương hướng , được sắp xếp một cách hợp lý như sau :
- Cấn , hành thổ mượn vị trí số 1, có ba hào : âm+âm+dương= dương thổ
- Chấn ở vị trí số 8 thuộc mộc, có ba hào : dương+dương+âm= dương mộc
- Tốn ở vị trí số 3 thuộc mộc, có ba hào : dương+dương+âm = âm mộc
- Ly ở vị trí số 2 thuộc hỏa, có ba hào : dương+âm=dương = âm hỏa
- Khôn hành thổ mượn vị trí số 7, có ba hào : âm+âm+âm = âm thổ
- Đòai ở vị trí số 4 thuộc kim, có ba hào : dương+dương+âm = âm kim
- Kiền ở vị trí số 9 thuộc kim, có ba hào : dương+dương+dương = dương kim
- Khảm ở vị trí số 6 thuộc thủy, có ba hào : dương+âm+dương = dương thủy

So sánh với Hậu thiên bát quái của Văn Vương:
- Cấn mượn vị trí số 8 thuôc thổ
- Chấn ở vị trí số 3 thuộc mộc
- Tốn ở vị trí số 2 thuộc hỏa
- Ly ở vị trí số 7 thuộc hỏa
- Khôn mượn vị trí số 4 thuộc thổ
- Đòai ở vị trí số 9 thuộc kim
- Kiền ở vị trí số 6 thuộc thủy
- Khảm ở vị trí số 1 thuộc thủy


Xét theo bát quái phong thủy thì Tốn phải thuộc mộc và Kiền phải thuộc kim, như vậy Hậu thiên bát quái xem ra có vấn đề. Hệ thống này chỉ đúng khi đứng ngòai Hà đồ, tuy nhiên âm dương ngũ hành khi tách rời nhau sẽ không còn ý nghĩa, do vậy suy cho cùng vẫn là sai. Một điểm sai nữa là người Trung hoa không dùng hệ thống bát quái này để giải thích về địa lý mà gọi đó là Bát tiết bát quái :

- Cấn: Tiết lập xuân,
- Chấn: Tiết xuân phân
- Tốn: Tiết lập hạ
- Ly: tiết hạ chí
- Khôn: tiết lập thu.
- Đòai: tiết thu phân
- Kiền: tiết lập đông
- Khảm: tiết đông chí


Có lẽ để thuyết minh cho vấn đề sai lệch về các hành của hệ thống này, thuyết quái truyện viết: “ Đế xuất hồ Chấn. Tề hồ Tốn. Tương kiến hồ Ly. Trí dịch hồ Khôn. Thuyết ngôn hồ Đòai. Chiến hồ Càn. Lao hồ Khảm. Thành ngôn hồ Cấn."

Thuyết quái truyện cũng có lời giải thích cho đọan văn khó hiểu trên: “Vạn vật xuất ở Chấn , Chấn thuộc phương đông. Gọn gàng ở Tốn, Tốn thuộc đông nam, gọn gàng là muốn nói muôn vật đều sạch sẽ. Ly là sáng, vạn vật cùng thấy nhau, là quẻ ở phương Nam, đấng thánh nhân quay về phương nam mà nghe thiên hạ, hướng vào nơi ánh sáng mà trị là tượng ở đấy. Khôn là đất, muôn vật đều được nuôi dưỡng ở đó, cho nên nói là làm việc ở Khôn. Đòai là chính thu, vạn vật đều vui vẻ, nên nói vui vẻ là nói ở Đòai. Đánh nhau ở Kiền, Kiền là quẻ ở tây bắc, đó là nói về âm dương xô xát vậy. Khảm là nước, là quẻ ở chính Bắc, là quẻ khó nhọc, muôn vật đều ở đó nên nói khó nhọc ở Khảm. Cấn là quẻ đông bắc, nơi muôn vật thành ở lúc cuối và lúc đầu, nên nói thành là nói Cấn”.
Lời giải thích trên khi đọc xong lại càng thấy khó hiểu, nên xin được đề xuất lời giải thích khác như sau:

- Đế xuất hồ Chấn: là mặt trời mọc ở phương đông.
Vấn đề chính là đây. Theo tôi, vị trí mặt trời mọc là vị trí bước qua số 1 của Hà Đồ, là qua cực Bắc đã sinh dương, về thời khắc thì vào giờ Dậu nên Chấn phải ở vị trí số 8 thuộc mộc. Đối với người tạo ra Hậu thiên bát quái thì Chấn phải ở vị trí số 3 thuộc mộc là nơi mặt trời ló dạng, về thời khắc thì vào giờ Mẹo.
- Tề hồ Tốn : do mang Chấn đặt vào vị trí số 3 , là chỗ của Tốn, nên phải sắp xếp lại vị trí của Tốn.
- Tương kiến hồ Ly : Tốn bị bỏ ra phải vào vị trí số 2 thuộc hỏa, là vị trí của Ly, nên nói là gặp nhau ở cung Ly.
- Trí dịch hồ Khôn : dể Ly có chỗ phải suy tính dời Khôn đi.
- Thuyết (duyệt) ngôn hồ Đòai : Khôn được dời vào vị trí số 4 thì Đòai phải vào vị trí của Càn ở số 9 thuộc kim, đến Đòai thì thuyết phục được.
- Chiến hồ Càn : tranh cãi ở Càn. Khi Đòai vào vị trí của Càn thì Càn phải dời vào chỗ của Khảm số 6 thuộc thủy mà Càn thì thuộc kim.
- Lao hồ Khảm : mặc dù Càn thuộc kim nhưng vì muốn thực hiện việc chỉnh sửa trên nên phải ép Càn vào ở vị trí của Khảm nên nói là lao hồ Khảm
- Thành ngôn hồ Cấn : đến cung Cấn thì kết luận, đã quyết định xong.

Đọan văn khó hiểu trên có lẽ ghi lại sự tranh cãi giữa Hoa tộc và người đại diện cho Hoa Hạ là Cộng công. Cộng công được biết như là một chức quan trông coi về khoa học kỹ thuật ở thời ấy. Theo ghi chép của Trung Hoa, giữa cháu nội Hòang đế là Chuyên Húc và Cộng Công vào thời ấy đã có sự bất đồng ý kiến về khoa học kỹ thuật qua truyện kể về Cộng Công húc đầu vào núi Bát Chu như sau:

Cộng Công là người có công lao rất lớn trong phát triển nông nghiệp của Trung hoa được dân chúng tôn là Thủy sư tức thần nước. Con của ông là Hậu thổ cũng có năng lực trong nghề nông được dân chúng tôn là Xã thần tức thần đất, là các thần quản về thủy lợi. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình đất ở 9 châu họ đã thống nhất là phải sửa bằng đất đai, tuy nhiên ý đồ này không được Chuyên Húc đồng ý. Cộng công vì giận mà húc đầu vào núi Bát Chu.

Bát Chu là núi Côn Lôn, ngọn núi có những quái thạch nhọn hoắt, cao chạm tầng mây. Sau cú húc mạnh của Cộng Công, quả núi này lập tức gảy gập ngay, đất đá lở xuống ầm ầm, cây cối ngã nghiêng, trời đất mù mịt, tưởng như xảy ra động đất, bầu trời nghiêng ngã. Thì ra theo lời đồn đại, núi này chính là cây cột chống trời, cột trời sụp thì dây chằng đất đứt rời từng khúc, do đó phía Đông nam sụp xuống lấp bằng chỗ trũng khiến cho sông ngòi đều theo dòng chảy về phía đông rồi đổ vào biển đông. Bầu trời khi đó nghiêng về phía Tây Bắc cho nên các vì tinh tú , mặt trời, mặt trăng ngày ngày đều mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây....

Phân tích câu truyện trên có thể suy ra : núi ( Cấn) Bát Chu sụp xuống làm dây chằng đất (Khôn) đứt rời, có nghĩa trục Khôn-Cấn trở lại là trục thẳng ; phía Đông nam (Tốn) sụp xuống , bầu trời nghiêng về phía Tây Bắc (Càn), có nghĩa là trục Tốn Càn trở lại là trục ngang, các vị trí đó là Càn-Khôn-Cấn-Tốn trong tư nam thời Xuân thu chiến quốc. Cuối cùng là mặt trời lại mọc ở phương Đông là vị trí số 8 trên Hà đồ.

Nhưng tại sao Cộng Công lại phải húc đầu vào núi Bát Chu?

Bởi vì núi là tượng Cấn. Liên Sơn Dịch của Hoa hạ lấy quẻ đầu là Cấn. Nói là Cộng Công húc đầu vào núi Bát Chu có nghĩa là muốn sửa bái quái của tộc Chu cho đúng với vị trí ban đầu. Sự bất đồng này có lẽ cũng nghiêm trọng, vì sau đó những người tộc Hạ sống trên đất Tề thường lo sợ về chuyện bị “trời sập”.