+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Jesus và vương quốc của Thượng đế

  1. #1
    totha_huong
    Guest

    Smile Jesus và vương quốc của Thượng đế

    Vị thế của Jesus trong lịch sử không chỉ là một cá nhân từ hai ngàn năm qua, Jesus là một biểu tượng tôn giáo. Những sự kiện về đời sống của Ngài đã được thêu dệt với hy vọng và ước mơ của nhiều thế hệ người Cơ Đốc Giáo. Vì những lý do này hầu như không thể có được một hình ảnh lịch sử thực sự về con người vô tình trở thành người khai sáng ra Đạo Cơ Đốc, và dù cho - đối với nhiều người Cơ Đốc Giáo - và chính cả Thượng Đế.


    Vị thế của Jesus trong lịch sử không chỉ là một cá nhân từ hai ngàn năm qua, Jesus là một biểu tượng tôn giáo. Những sự kiện về đời sống của Ngài đã được thêu dệt với hy vọng và ước mơ của nhiều thế hệ người Cơ Đốc Giáo. Vì những lý do này hầu như không thể có được một hình ảnh lịch sử thực sự về con người vô tình trở thành người khai sáng ra Đạo Cơ Đốc, và dù cho - đối với nhiều người Cơ Đốc Giáo - và chính cả Thượng Đế.

    Chúng ta cũng nên đặt vấn đề nghiên cứu Jesus bằng cùng một phương pháp chúng ta đặt vấn đề nghiên cứu các nhà tiên tri và lãnh tụ các tôn giáo khác. Chúng ta cần sự tôn trọng, thành thật, và cởi mở. Hoàn toàn nên nhớ rằng khuynh hướng ca ngợi hoặc cả đến phong thánh người lãnh đạo tôn giáo lớn là đặc điểm của sự phát triển ở hầu hết các tôn giáo. Thái độ lịch sử của Cơ Đốc Giáo minh họa điều này -- cũng như lịch sử của Lão Giáo và Phật Giáo. Mải mê đề cao vai trò thiêng liêng mà Nhà Thờ đã gán cho Jesus, nhiều người đã quên tìm kiếm trí tuệ trong những lời giáo huấn của Ngài. Họ đã sùng bái Ngài -- nhưng lơ là đi theo Ngài. Tuy vậy ít nhất vẫn có một số người thấy rằng đàng sau tất cả sự sùng kính Jesus đã tìm cách không làm cho con người chấp nhận chính mình, mà chấp nhận lối sống của Ngài. Và lối sống ấy là gì?

    Những chuyện về Jesus

    Chúng ta không có văn bản ghi thời gian Jesus sống. Những câu chuyện cổ nhất về Ngài mà chúng ta có thể tìm thấy có ghi trong Kinh Tân Ước. Theo Mark Sách Phúc Âm thường được coi như câu chuyện sớm nhất trong những câu chuyện này. Tuy nhiên câu chuyện được viết trên bốn mươi năm sau cái chết của Đức Chúa Jesus. Thật thú vị nhận thấy đó là câu chuyện bình dị nhất trong Sách Phúc Âm. Những năm sau, Sách Phúc Âm được viết bởi -- Matthew, Luke, và John. Mỗi một cuốn được viết với một mục đích: giới thiệu Jesus và công trình của Ngài nhằm lôi cuốn một nhóm người mới ở mức độ nào đó.

    Một số phần trong các Phúc Âm này đều giống nhau, nhưng cũng có nhiều khác biệt. Thí dụ, những người viết Phúc Âm không đồng ý về lễ rửa tội của Jesus hay những kinh nghiệm tôn giáo dẫn đến lễ rửa tội của Ngài và giáo huấn của Ngài. Họ cũng không đồng ý có sự hiện hữu của những dấu hiệu của Thượng Đế để chứng tỏ cho mọi người công nhận Jesus là đứa con duy nhất của Thượng Đế.

    Những người viết không đồng ý -- và những nhà học giả Cơ Đốc Giáo ngày nay cũng không đồng ý - về niềm tin của Jesus về Vương Quốc của Thượng Đế. Một số nói rằng, giống những người Do Thái ở Palestine trong thời của Ngài, Jesus mong ước vương quốc này xuất hiện theo kiểu thế giới rung động gây đầy ấn tượng. Người khác nói rằng Jesưs nghĩ về việc ấy chỉ là Vương quốc nội tâm từ từ xuất hiện trong tâm con người. Có những đoạn trong Tân Ước chứng minh mỗi giải thích. Có những đoạn tuyên bố sự mong ước của Jesus về một vai trò quan trọng trong Vương quốc, là người đại diện của Thượng Đế. Và cũng có những đoạn khác giới thiệu Ngài như một vị thầy khiêm nhường như Amos, Hosca, hay những nhà tiên tri khác.

    Vì những khác biệt thú vị như vậy trong việc giải thích các chi tiết, các nhà học giả công nhận rằng chúng ta không bao giờ có thể biết Jesus thực sự. Chúng ta chỉ có thể biết Ngài qua sự nhớ lại của con, cháu, những người lần đầu tiên nghe nói và biết Ngài. Các sử gia biết đó là vấn đề chung cho tất cả các tôn giáo, nhưng người Cơ Đốc Giáo đã có nhiều cố gắng "chứng tỏ" các vấn đề bằng cách dựa vào kinh thánh hơn nhiều người khác có "bằng chứng" như vậy không phải là mối quan tâm to lớn đối với những người Phật Giáo và Ấn Độ Giáo chẳng hạn. Họ tin rằng chân lý là vô tận. Chân lý được hiểu đối với từng người qua kinh nghiệm bản thân cũng như đối với những nhà lãnh đạo tôn giáo trọng yếu.

    Bởi vậy chúng ta nên biết ngay vào lúc đầu, chỉ có một chút chúng ta có thể chứng minh về cách Jesus sống và dạy. Những chỗ mà các học giả trung thực không đồng ý, thì điều quan trọng là chúng ta tìm hiểu hồ sơ cho chính chúng ta. Bằng cách đó, chúng ta có thể nhận thức được những vấn đề khó khăn liên quan đến việc chọn lựa bất cứ sự giải thích nào. Mỗi một người chúng ta phải nhớ rằng không có những nỗ lực thực sự thì sẽ chỉ tìm thấy trong các hồ sơ những điều mình muốn khám phá ra tại đấy. Thường thường những điều chúng ta tìm thấy nói nhiều về cá tính của chúng ta hơn là nói về chân lý mà chúng ta tìm kiếm.

    Chuyện về Jesus không chấm dứt với cái chết của Ngài. Nó trải dài qua nhiều thế kỷ của Cơ Đốc Giáo. Jesus cam kết theo ý Thượng Đế, như Ngài hiểu điều đó, và đối với những đòi hỏi cấp thiết thuộc Vương Quốc của Thượng Đế. Sự cam kết này và hàng loạt sự việc trong đời Ngài đã làm Jesus trở thành nhân tố chỉ đạo trong đời sống người Cơ Đốc Giáo. Trên mười chín thế kỷ đã qua, từ khi Ngài nói với các đệ tử và tín đồ. Bóc đi từng lớp năm tháng để khám phá ra, cách tốt nhất mà chúng ta có thể xem Ngài dạy và sống ra sao.

  2. #2
    totha_huong
    Guest
    John - người rửa tội

    Vào một ngày bình thường ở Palestine vào khoảng năm 26 sau Công Nguyên, một người gọi là John, Người Rửa Tội, đang giảng dạy gần bờ sông Jordan. Danh tiếng là bậc thần nồng nhiệt và nghiêm khắc đã vang dội đến tận miền quê. Và vào ngày đó có nhiều người đã đi bộ từ xa về để nghe Ông. Một khi ở đấy rồi, họ ngồi trên đá cứng trong cái nóng nứt nẻ.

    Họ bị diễn giả thu hút đến nỗi không còn thấy sự không thoải mái của mảnh đất khô cằn của Judea. John nói với họ một cách khẩn khoản và nghiêm nghị. Ông giảng về kiểu sống mới mà họ phải sống -- một cuộc sống nổi bật về sự hối cải những lầm lỗi trong quá khứ. Họ phải sám hối ngay bây giờ vì Vương Quốc của Thượng Đế sắp xuất hiện, mang hòa bình và thỏa mãn cho những người ngay thẳng nhưng mang đau khổ khủng khiếp cho những người có tội. Những tiện nghi của đời sống, những lễ vật trong đền đài, nghi thức và nghi lễ về lễ bái, không thành vấn đề. Vấn đề là một sự thay đổi cơ bản về cuộc sống, với toàn bộ sự tồn tại của mình được tẩy uế và chỉnh đốn bằng sám hối.

    Trong số những người chú ý nghe những lời khẳng định của John buổi chiều hôm ấy có một thanh niên tên là Jesus. Jesus đi bộ suốt từ Nazareth đến để nghe vị thầy mới này thuyết giảng, vị này sống ẩn dật ở vùng hoang mạc nhưng đã lôi cuốn đông quần chúng đến đó do sức mạnh ở thông điệp của ông. Jesus đã bị khích động lạ lùng bởi những lời Ngài nghe, bởi tính dũng cảm, thành thực, và sức mạnh của những lời này. Ngài quan sát những người khác nhận lời mời của John đi xuống sông Jordan để được rửa tội như một dấu hiệu của sự sám hối và lời hứa sống cuộc đời mới. Sau khi nghe, Jesus cũng đi xuống để được John rửa tội.

    Một quyết định mới


    Jesus xúc động sâu xa bởi điều đã kinh qua. Ngài dường như cảm thấy Thượng Đế ghi nhận hành động của Ngài và vui lòng với việc này. Không bao lâu sau, chính Jesus đi vào nơi hoang mạc để suy tư về đời sống của mình sẽ như thế nào sau này. Trong lúc suy tư một mình, Jesus tin rằng Thượng Đế muốn Ngài sống một cuộc đời đặc biệt, dạy người khác và giúp đỡ họ.

    Jesus cảm thấy mình không muốn giống như kiểu thần John, sống xa rời quần chúng, một mình nơi hoang mạc. Thay vì, Jesus sẽ mang thông điệp của mình cho người dân ở các thành phố và thị xã, cũng như những người ở miền quê. Lòng Ngài tràn ngập niềm khao khát muốn dạy cho những người phải hàng ngày đối đầu với những khó khăn của đời sống và tôn giáo -- không phải chỉ cho những người có thể bỏ nhà cửa và tiện nghi hàng ngày như những tín đồ của John. Ngài trở về nhà và nói với gia đình cùng bạn bè điều Ngài quyết định làm.

    Không dễ dàng gì thi hành quyết định của Ngài. Hầu hết người trong gia đình và bè bạn không thể hiểu và đánh giá đúng ý định của Ngài. Đối với một số trong đám người này, Jesus bao giờ cũng có vẻ như nghiêm khắc nhưng họ không bao giờ trông chờ Ngài ra đi hẳn khỏi kiểu sống bình thường. Mẹ Ngài, anh em ngài, chị em Ngài đều lệ thuộc vào Ngài để sống từ khi Cha Ngài, Joseph chết. Làm sao họ có thể sống không có Ngài.

    Ngài phải đối đầu với những phản đối và có lẽ sự chế diễu của người dân trong làng Ngài. Một số người tán thành sự ra đi của Ngài gia nhập vào một trong những phong trào bí mật chống lại người La Mã. Nhưng làm sao Ngài có thể giúp dân của Ngài chiến thắng được quân xâm lăng chỉ bằng cách trở thành một nhà thuyết giáo lang thang? Cũng có thể Jesus phải đương đầu với những nghi ngờ kéo dài liệu về việc Ngài có thể sống theo đường lối Ngài dự tính không. Không nhà, không thu nhập, không bè bạn để Ngài có thể phụ thuộc. Tất cả sự ăn mặc của Ngài đều do những người đến nghe Ngài nói cung cấp. Điều Ngài giảng dạy cho họ có xứng đáng với những gì họ cho không?

    Bất chấp mọi lập luận, Ngài vẫn tiến lên. Ngài đã trông chờ những khó khăn như vậy. Sức mạnh nào Ngài cần thiết để thi hành kế hoạch của Ngài đã đến từ sự cảm hứng dẫn đến chúng. Đơn độc và không có sự tán đồng của thân nhân và bè bạn, Ngài đi về Capernaum, bắt đầu nơi đây mục vụ dẫn đến cái chết cho Ngài và sự ra đời đạo Cơ Đốc.

    Thượng đế và vương quốc của Ngài


    Quyết định của Jesus, giống như hầu hết những quyết định như vậy, có những căn nguyên sâu xa. Còn là một đứa trẻ nhỏ, Jesus đã học lịch sử và kinh thánh Do Thái nơi cha Ngài và những nhà lãnh đạo giáo đường. Ngài thấy rõ niềm hy vọng của người Do Thái luôn luôn hướng về một tương lai sáng sủa và tốt đẹp hơn, khi Thượng Đế giúp đỡ người Do Thái lấy lại được tự do và thanh thế giữa các quốc gia. Niềm hy vọng này cháy rực trong lòng họ trong khi họ phải sống dưới ách xâm lược của người La Mã.

    Trong một thời gian Jesus đã suy nghĩ rất cẩn thận về niềm hy vọng của quốc gia này, và Ngài biết rằng Ngài không thể hoàn toàn đồng ý với những người có niềm hy vọng ấy. Nhiều người Do Thái đã có cảm tưởng vô vọng cho rằng với tư cách cá nhân những gì họ đã làm là không quan trọng. Họ tin tưởng rằng một lúc nào đó Thượng Đế sẽ làm phép lạ, đem đến một thời đại mới, khi Palestine trở nên hùng mạnh, độc lập và được tôn trọng giữa những quốc gia. Sẽ không có quân đội chiếm đóng hay những người cai trị ngoại quốc. Dân Do Thái sẽ sống trong thịnh vượng như họ đã từng sống dưới triều Vua David xa xưa. Để mở đầu thời đại mới này, người được Thượng Đế xức dầu thánh, Đấng Cứu Tinh, Messiah, sẽ chiến thắng quân thù. Rồi Đấng Cứu Tinh sẽ trị vì Vương quốc của Thượng Đế mà bao thế hệ người Do Thái đã hy vọng.

    Việc này không phải là cách mà Thượng Đế sẽ làm cho sự việc thay đổi, Jesus quyết định như vậy. Thượng Đế không ban phước lành cho một số hay từ chối không ban phước lành cho những người khác. Phước lành của Thượng Đế đến trong tĩnh lặng, khiến người ta thấy cuộc đời là cái tốt đẹp nhất để sống. Vương Quốc của Thượng Đế không phải là điều kiện để mà chờ đợi trong một tương lai được dấu kín. Không, Vương Quốc của Thượng Đế là triển vọng hiện thời về điều thiện bị che khuất, giống như một hạt giống ở trong mỗi con người. Bạn chỉ việc để cho nó phát triển tự nhiên, giúp cho nó phát triển bằng thái độ yêu thương và những hành vi lương hảo. Và chú ý, nó phát triển từ từ cho đến khi chính bạn là một phần của Vương Quốc Thượng Đế.

    Khái niệm của Jesus về Vương Quốc phát sinh một cách rất tự nhiên từ niềm tin của Ngài về Thượng Đế. Jesus trải qua kiểu huấn luyện tôn giáo mà tất cả những người Do Thái trung thành đều cố gắng truyền cho con cái. Ngài đã nghe nhiều chuyện về các nhà tiên tri. Ngài biết nhiều bản thánh thi mô tả tình thương yêu và nhân từ của Thượng Đế. Quan trọng hơn cả là Jesus đã bỏ thì giờ để phát triển sự quan hệ thân thiết cá nhân với Thượng Đế. Cầu nguyện và trầm tư mặc tưởng đã dẫn Ngài đến chỗ cảm thấy như ở nhà với Thượng Đế. Sau này Jesus đã kể lại nhiều chuyện ngụ ngôn miêu tả Thượng Đế như một người cha, tha thứ, quan tâm và thương yêu. Trong suốt cuộc đời của Ngài, Ngài đã quay về với Thượng Đế như người hướng dẫn, nguồn sức mạnh và cảm hứng, lúc nào cũng có chiều hướng suy ngẫm và cầu nguyện.

    Jesus thường nhắc đến ý muốn của Thượng Đế khi Ngài dạy và an ủi những người nghe. Chắc chắn, Thượng Đế mong đợi một điều gì đó nơi con người. Ngài mong con người cư xử với nhau bằng mối quan tâm thương yêu, tha thứ và nhẫn nại, giống như Ngài đối xử với họ. Đó là sự ngay thẳng mà Vương Quốc của Thượng Đế đòi hỏi, không phải sự ngay thẳng bị trói buộc bằng luật lệ và thói quen. Sự ngay thẳng này đi sâu hơn nhiều -- sâu như những tư tưởng và ý định và khao khát. Từ nguồn gốc này, nó trôi chảy thành nói lời ngay thẳng, hành động chính trực và nỗ lực chân chính.

+ Trả lời Chủ đề

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình