Năng Lượng sinh Học của con người đang được nhiều nhà khoa học của nhiều ngành khác nhau quan tâm nghiên cứu và ứng dụng vào cuộc sống, nhằm phục vụ sức khoẻ con người.
Qua lớp huấn luyện NLSH, cũng như sau thời gian luyện tập, hầu hết những người theo học đều có khả năng thu nhận năng lượng sinh học ở mứcđộ khác nhau. Đó là khả năng có thật, không thể phủ nhận.


Trên quan điểm triết học biện chứng, cũng như quan điểm khoa học, đã là một sự kiện thì bao giờ cũng phải được xét trên các phương diện : hiện tượng; bản chất; vận động và hệ quả.

* VỀ HIỆN TƯỢNG,Có thể định nghĩa: Con người bằng khả năng bẩm sinh hoặc do tai nạn, hoặc do tu luyện lâu ngày, hoặc do học tập mà có, thu nhận năng lượng vũ trụ qua hệ thống luân xa, (chakra),chuyễn thành nội năng đễ phát sóng ở não hoặc tạo xung năng lượng mang thông tin phát ra hai bàn tay.

Đây là hiện tượng có thật qua việc học tập, nghiên cứu,huấn luyện lại. Chúng ta rất tế nhị đã áp dụng Năng lượng sinh học ở mức thấp nhất ưỡng sinh duy trì bảo vệ sức khoẻ cho mình ,nếu có khả năng cao giúp đỡ được người thân. Năng lượng sinh học, nếu tập luyện đúng một thời gian thì khả năng kỳ diệu này được ứng dụng hiệu quả rất là to lớn. Đó là Xung ,Sóng, Ánh sáng, thông tin.

Như đã trình bày, có rất nhiều thuật ngữ, tên gọi khác nhau tuỳ theo nhận thức và tri thức từng giai đoạn phát triển của nền văn minh. Thuở con người chỉ biết chất rắn và chất lỏng thì vật chất này ta gọi là khí ( Prana hay Qi ), lần lượt khoa học làm sáng toả thêm dạng vật chất Plasma thì nó lại có tên Plasma sinh học, v.v.

Trong dân gian quen gọi nó là "Nhân điện ".Tất cả các nguyên lý điện động học đều không thoả mãn tính chất của nhân điện.

Xin đừng hiểu nó là điện tim, điện não, điện cơ...của con người đễ rồi lý giải một cách đơn giản, sai lệch và thiếu thuyết phục.

Năng lượng và vật chất có khả năng chuyển hoá cho nhau, vì vậy năng lượng sinh học mang các tính chất sau :

1- BẢN CHẤT XUNG:

Nguồn năng lượng sinh học do tập luyện mà có được bức xạ ở bàn tay mạnh hơn bất kỳ một nơi nào trên thân thể từ 100 đến 1.000 lần. Năng lượng bức xạ dưới dạng xung theo nguyên lý bức xạ Planck: ( năng lượng bức xạ dưới dạng xung : E1 - E2 =hv).

2 - BẢN CHẤT SÓNG:


Khi tạo được năng lượng sinh học ở mức cao, năng lượng này có thể bức xạ và lan truyền dưới dạng sóng. Đặc biệt loại sóng này định hướng và mang thông tin của chủ nhân, ít bị tiêu hao

3 -BẢN CHẤT ÁNH SÁNG


Do mang tính chất xung (hạt ) và tính chất sóng nên năng lượng sinh học mang bản chất ánh sáng. Thuật ngữ " ánh sáng " phải hiểu theo nghĩa rộng là sóng có bước sóng từ 0 - 100 um ( Trong khi đó, loại ánh sáng nhìn thấy bằng mắt thường có bước sóng 0,38-0,78 um)

4 -VẬT CHẤT MỚI

Trong lĩnh vực này, xuất hiện nhiều điều vượt quá khả năng lý giải của khoa học đương đại. Nhà vật lý nổi tiếng, giải thưởng Nobel, giáo sư R. Feymann, từng khẳn định: "Chúng ta không thể giải thích được bằng cách đưa ra các kiến thức vật lý sẵn có, mà phải mở rộng vật lý học..."

Nghiên cứu bản chất thật sự của năng lượng sinh học vẫn còn đề tài mới lạ, bỏ ngõ với hầu hết chúng ta. Muốn giải thích được các hiện tượng kỳ diêụ của con người, chúng ta cần phải đầu tư nghiên cứu cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Năng lượng sinh học là vật chất mới có thể khác với các loại vật chất vật lý đã biết. Loại vật chất này có bản chất : siêu trạng thái ( xung, sóng, ánh sáng) , siêu dẫn định hướng và mang thông tin.

5 -BẢN CHẤT THÔNG TIN


Loại vật chất này mang thông tin của chủ nhân, nên người ta gọi là tâm năng. Bản chất thông tin quyết định tính nhân đạo của các phương pháp ứng dụng . Vì nếu phát thông tin không tốt thì hiệu quả thấp và ảnh hưởng Nhân - Qủa ngay lên chủ nhân phát tín hiệu.
Nghiên cứu khoa học lĩnh vực này là sự nghiệp không chỉ của một người, một ngành, mà là của nhiều người, nhiều ngành , không chỉ là của một thế hệ mà là của nhiều thế hệ. Mọi người điều bình đẳng trước khoa học. Tuy nhiên, với điều kiện vật chất đầu tư nghiên cứu còn bị hạng chế, việc nghiên cứu ứng dụng trở thành cấp bách hơn, thiết thực hơn đối với cuộc sống.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC - CBE