Biết là như thế, nhưng thời nay làm được điều như thế, chắc là không phải dễ. Vậy nên mong ước sao cũng sẽ được như vầy:

Cố thiện hữu quả nhi dĩ
Bất cảm dĩ thủ cường
Quả nhi vật căng
Quả nhi vật phạt
Quả nhi vật kiêu
Quả nhi vật bất đắc dĩ
Quả nhi vật cưỡng
Vật tráng tắc lão
Thị vị bất Đạo
Bất Đạo tảo dĩ.

Dịch nghĩa

Vậy thắng một cách khéo léo
Không dám dùng sức mạnh
Thắng mà không khoe khoang
Thắng mà không tự khen
Thắng mà không kiêu căng
Thắng vì cực chẳng đã
Thắng mà không áp bức
Vật mạnh lớn ắt già
Ấy là trái đạo
Trái Đạo, mất sớm.

“Vật tráng tắc lão” chính là một quy luật tất yếu của tự nhiên, do vậy cần sống sao cho đảm bảo được sự quân bình của âm – dương. Lão tử còn có lời khuyên: “Ngã hữu tam bảo, trì nhi bảo chi; nhất viết từ, nhì viết kiệm, tam viết bất cảm vi thiên hạ tiên”.“Từ cố năng dũng, Kiệm cố năng quảng”. (ta có ba của báu, hằng nắm giữ không buông, một là Từ, hai là Kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ). “Từ” là thương yêu, xem mọi người như mình, không phân biệt người lành kẻ dữ, nên không bao giờ có kẻ thù; “Kiệm” nên không xa xỉ, không khêu gợi lòng tham dục của con người mà làm nên đại sự. “Không dám đứng trước thiên hạ” là người khiêm cung mới có thể cầm đầu thiên hạ. Kẻ có lòng Từ là người đại dũng vì dám xem thù như bạn, có lòng khoan dung rộng lớn. Kiệm thì làm gì luôn luôn cũng có mực độ, lòng dạ quảng đại quang minh.

Tìm đến triết lý Lão tử, tôi lại nhớ đến Lời dạy cụ Hồ, bậc hiền triết đáng kính của nước nhà, khi cụ dặn dò cán bộ cũng bằng 8 chữ: “Cần – Kiệm – Liêm – Chính, Chí – Công – Vô – Tư”.Đạo Đức Kinh – một tác phẩm triết học cổ đại Trung Quốc vẫn còn giá trị đến ngày nay. Mong rằng một mùa Xuân mới sẽ đem lại nhiều hy vọng mới, nhiều tư tưởng đẹp, nhiều niềm vui lớn cho toàn thể mọi người. Trong khuôn khổ có hạn của bài báo, tôi chỉ xin điểm qua vài nét trong kho tàng “cách ngôn bằng thơ” vô cùng quý giá của Đạo là sự tu tập chứng ngộ của những con người toàn giác, mà chúng ta gọi họ là Thánh. Nên "Đạo khả đạo là phi thường Đạo"; mà chúng ta không thể lấy cái sự hiểu biết về sự hiểu biết của ký ức kinh nghiệm của ta mà khám phá tới Đạo.

"Cái đẹp và cái xấu, cái dài và cái ngắn, cái thiện và cái ác" là tư duy phân biệt chung của ta, vì ta có bản ngã nhỏ bé đó, và từ bản ngã nhỏ bé đó mà nhìn nhận về sự vật khách quan.

"Vì sao ta có hoạn nạn (đau khổ), vì ta có thân này(cái bản ngã, cái tôi nhỏ bé); nếu ta không có thân thì làm sao có hoạn nạn(đau khổ)".

Thánh nhân đều lấy vô ngã, vô vi pháp, theo thiện pháp(giúp mình, giúp mọi người) mà từ đó mà theo.

Chúc mọi người luôn hạnh phúc và vui vẻ !!!
Đôi dòng nhấn nhủ
Vạn vật dưới Trời sanh nơi "có"
Măng tre bạn biết sanh ra từ đâu không ? chắc chắn là từ cây tre.
"Có" sanh nơi "không"

Vậy cây tre sanh ra từ đâu ? Bạn không biết phải không. Nếu như Bạn trả lời cây tre sanh ra từ măng tre, thế thì Bạn sẽ không thoát ra được cái vòng luẩn quẩn, không đi đến đâu giống như con gà có trước hay quả trứng có trước.

Mùa Xuân cây cối đâm chồi nẩy lộc, là mùa của sinh trưởng, mùa mà trong Đông y người ta gọi là Mộc mạnh, Mộc mạnh sẽ sinh Hoả, Hoả mạnh sẽ làm Tâm(tim) bất túc ( không tốt cho tim). Điều đó đối với một người làm y là tối kỵ.

Chở mai xuống phố mai hoá bướm
Gánh chữ vào xuân chữ hoá mây.
Bạn lý luận gượng ép mất rồi!
"Vạn vật dưới trời sanh nơi "có"
Có sanh nơi " không "

Nghĩa là "Không" sanh "có", "có" sanh" vạn vật " như vậy là chỉ có một chiều thôi : Đơn giản đến phức tạp. Không hề có phức tạp sinh đơn giản ở đây. Bạn lén lấy triết lý nơi nào bỏ vào đạo đức kinh vậy ?"Trong vạn vật không vật nào là cõng âm và bồng dương"

Mơ hồ, câu thơ như vậy cho biết một sự vật hiện tượng cấu tạo bởi 3 chủ thể hoàn toàn tách biệt : Vật cõng ở giữa, Âm sau lưng, Dương trước ngực. Trong thực tế thì âm dương tuy hai là một. Nếu Lão tử hiểu sâu sắc âm dương như vậy thì câu thơ dễ dàng viết khác rồi ( Thơ người xưa viết cực kỳ ý tứ đó bạn ơi ! )ví dụ : "vật tác thành bởi thấm đẫm âm dương" chẳng hạn.

"Đạo sanh một
Một sanh hai
Hai sanh ba
Ba sanh vạn vật
Trong vạn vật không vật nào mà không cõng Âm và ...."

Mơ hồ quá xá ! âm dương nhảy bổ từ đâu ra vào vạn vật , còn đoạn từ "Đạo ...cho đến sanh ba " thì sao ? đơn giản đến mức nào thì không có âm dương ?

"Những chỗ xung nhau mà hoà với nhau" nghĩa là có sự thống nhất giữa các mặt đối lập ( như triết duy vật biện chứng vậy mà) . Nhưng tôi dễ dàng chứng minh bằng toán học, vật lý học, hoá học, sinh học, xã hội học là không hề tồn tại những mặt đối lập trong thế giới này. Vậy thì làm sao triết lý còn đứng vững được."Xem lớn như nhỏ Coi nhiều như ít"mấy tay vô ơn bạc nghĩa hay ngâm câu này. Chứ đừng tưởng mấy người tốt mới thuộc.

"Làm việc khó, bắt nơi chỗ dễ
Làm việc lớn, bắt nơi chỗ nhỏ".

Mấy tay lười chảy xác ra cũng hay đọc ngâm nga câu này, để dành việc lớn việc khó cho người khác.

Bạn có thể lý luận : là triết lý phải nghĩ theo chiều hướng tốt đẹp chứ ai lại nghĩ như Anh ? vâng, như vậy lại dẫn đến tranh cãi thế nào là tốt đẹp thế nào là xấu xa nữa rồi. Mà rồi tôi cũng dư sức chứng minh cho anh thấy trên đời này chẳng có gì xấu, chẳng có gì đẹp cả, có xấu mới có cái đẹp, có đẹp mới có cái xấu.... Hơn nữa, khi người ta có đủ trình độ phân biệt Tốt - xấu thì người ta cũng không cần được dạy Đạo đức kinh nữa rồi. Thế giới hiện nay loạn lạc suy cho cùng là bất đồng quan điểm về tốt-xấu đó bạn ơi !
Thật là triết lý mơ hồ sinh ra đủ chuyện .

Tôi không cho rằng Đạo đức kinh chỉ nhìn được một nửa. Tôi cho rằng Đạo đức kinh rất phù hợp trong thực tiễn. Bạn đã chứng minh được rồi đó :" phức tạp sinh ra đơn giản và đơn giản sinh ra phức tạp", nó đã ở trong câu:

Vạn vật dưới trời sanh nơi "có"
Có sanh nơi " không "
Hoặc : "Trong vạn vật không vật nào là cõng âm và bồng dương" , ví dụ : muốn có điện sáng ta phải có dòng điện âm và dòng điện dương.
Hoặc : " Những chỗ xung nhau mà hoà với nhau ", ví du : muốn có cơm ăn ta phải có "nước" và "lửa".

Vậy tại sao lại nói Đạo đức kinh là khiếm khuyết, là không thực tiễn.
Quá dễ mà sao bạn không thấy ???

Hàng loạt ví dụ chứng minh phức tạp sinh ra đơn giản:

1/ Toán học : giải một bài toán phức tạp bằng quá trình suy nghĩ phức tạp sinh ra một kết luận đơn giản.

2/ Sinh học : muốn tạo được một cá thể sống thì phải cần nhiều thành phần và nhiều điều kiện phức tạp đến mức khoa học vẫn phải bối rối.

3/ Vô cơ : muốn làm được một cây tăm thì phải có tre( rồi muốn có tre thì phải.....Tỷ điều kiện và chất liệu), phải có dao, phải có người......mà muốn có những thứ đó lại phải có....tỷ thứ chuyện.

1 Nước cũng phải tạo từ 2Hydro và 1oxy...
3/ Kinh tế : một quyết định đơn giản như "Bán" hay "Mua" được hình thành từ nhiều suy nghĩ, quyết định khẳng định hàng loạt vấn đề phức tạp khác.

Cả tỷ ví dụ chứng minh, bất cứ thứ gì bạn chỉ cho tôi thì tôi cũng có thể chứng minh được Phức tạp sinh ra đơn giản đồng thời ......đơn giản sinh ra phức tạp! Đạo đức Kinh chỉ nhìn được một nửa do đó thế giới quan có hạt nhân là đạo đức kinh là thế giới quan khiếm khuyết. Cũng như tôi đã từng tự phản biện, có thể bạn cũng sẽ lý luận là từ một nửa đó nếu suy nghĩ kỹ thì cũng ra nửa còn lại. Lý luận đó đúng đấy, nhưng tiếc rằng nó không phù hợp với tâm lý con người ( điều này bạn lại phải có kiến thức về tâm lý học một chút ) do đó nó không xảy ra trong thực tiễn.

Trong khi đó loài người lại có hệ thống triết lý khác và tôi thấy triết lý đó nhìn được hai nửa - Triết Phật. Nếu tôi thấy được và chứng minh được cái sai của hệ thống kiến thức hoàn thiện này thì rất tuyệt vời . Vì đó là lúc xuất hiện phát kiến vĩ đại mới làm thay đổi thế giới quan loài người. Với trình độ của mình, tôi biết là tôi không thể và không bao giờ làm được điều đó, nhưng tôi vẫn thích nghiền ngẫm những ý phản biện triết Phật hơn là những ý ngợi ca.

"Đạo đức kinh nói rất sâu xa, chúng ta không thể nghĩ một ra một được". Điều quan trọng tôi nghĩ không phải ở tính sâu xa mà là tính hữu hiệu của nó trong hoạt động thực tiễn. Khi đã có một quyết định giản đơn, nhờ đạo đức kinh bạn sẽ suy nghĩ tiếp " hãy thận trọng, một quyết định này có thể sinh ra nhiều hậu quả phức tạp" và bạn sẽ suy nghĩ kỹ hơn nữa ( rất tốt ) nhưng suy nghĩ thiên về hậu quả của quyết định. Sẽ khó khăn khi ta trong giai đoạn đi tìm và lựa trọn quyết định.

Chúng ta ai cũng Trân trọng quan điểm của người xưa . Nhưng điều đó không có nghĩa là phải luôn chấp nhận đó là một chân lý một cách mù quáng. Quá trình tham luận là quá trình tìm hiểu và trang bị cho mình những tri thức đúng đắn. Một trong những cách nghiên cứu là phản biện. Khi bạn thấy ý kiến mình bị mọi người cho là sai thì bạn hãy có ý kiến bảo vệ một cách khoa học khách quan và không nên coi ý kiến phản biện là xúc phạm, vô lễ với các vị tiền bối.

TS.LÊ CHÍ HIẾU