Các biểu tượng khác nhau của Đức Thích-ca Mâu-ni và các chư Phật trải suốt theo dòng lịch sử phát triển của Phật giáo trong nền văn minh Đông phương nói chung và văn hoá tâm linh nói riêng, chứng minh cho chúng ta thấy tính nhân văn, đại chúng, không tôn tạo huyền bí, huyển ảo trong trii thức giải thoát của Phật học nguyên thuỷ, tinh thần cơ bản cốt lõi của Phật học luôn định hướng về sự dẫn dắt tâm thức con người tiến về bản nguyên Chân-Thiện-Mỹ, chứ không mê tín, giáo điều, tôn tạo cho quyền lực tối cao, nguỵ tạo,.. mà con người hiện nay đang dần dần dàn dựng...biến Phật học - Khoa học của Tâm Thức - trở thành Phật giáo tiêu cực (tôn tạo uy quyền, hình thức giả tạo, nguỵ tôn, giáo điều...). Trích lược lại đôi dòng lịch sử về một trong những đúc tính cao quý của người là sự khiêm cung, bác ái, bình đẳng, đại đồng, hỉ xả,...:

"Một thuở nọ sau khi đắc quả Phật, ăn mặc giản dị , đi chân trần lặn lội giáo hóa khắp nơi, đức Thích Ca về tới xứ Ca Tỳ La hôm sau Ngài ngự đi trì bình khất thực, với chư Sa Môn. Bấy giờ có tin báo cho vua Tịnh Phạn hay. Vua liền đi ra kiếm Phật, cản đầu mà nói rằng ; Ngài chẳng biết tôi là vua sao ? Tôi có đủ sức cúng dường Ngài và chư đại chúng, đến bao lâu cũng được, sao Ngài lại đi xin làm chi cho xấu hỗ, cực nhọc; vả lại dòng họ Thích Ca từ xưa đến nay, thảy đều là vua chúa, nào có ai phải đi xin ăn đâu ? Xin Ngài chớ làm việc ấy.

Đức Thế Tôn trả lời rằng : Dòng họ của bệ hạ là vua chúa, nên sự bảo giữ ấy là rất phải. Còn như tôi, dòng họ tôi là Phật, cả chư Phật mười phương ba đời, thảy đều Khất sĩ cả, tôi có bổn phận phải noi dấu, giữ lại họ hàng Khất sĩ, chủng tộc Sa Mon của tôi, cũng y như bệ hạ vậy.

Thế là sau đó, đức Phật thản nhiên đi khất thực, vua Tịnh Phạn đành gạt nước mắt nhìn trân, không biết làm sao cản được !

Sau đó người ta đến hỏi Phật rằng : Sao lại họ Khất sĩ là họ của chư Phật, xấu xa như thế ?

Đức Phật giải rằng : Với lẽ thật trong võ-trụ, chúng-sanh sanh ra, do nhơn duyên chuyền níu, chẳng đầu duôi, cả thảy đều là bố-thí cho nhau, chan sớt chia xẻ cho nhau, đang xin lẫn nhau, mới có cái sống biết, và sống biết tu học. Vì thế mà ai ai cũng là Khất sĩ cả, kẻ giác-ngộ trí thức mới thấy ra cái chơn-lý ấy; mục-đích của chúng-sanh là xin học. kìa chúng-sanh đang xin với cỏ cây, nước, đất, thú, người, Trời, Phật tất cả, ai cũng xin cả, xin lẫn nhau, hiểu đến lẽ xin học, thì thấy rõ chơn như ngay, vì chúng-sanh xin được học tạm, thì không có cái chi là tham sân si vọng động được cả, không có cái ta cảu ta gì hết, như vậy là sự khổ chết đâu còn có nữa được. Con đường Khất sĩ của chúng-sanh ấy, trong sạch chánh lý lắm, chẳng xấu xa đâu, bởi chúng-sanh vô minh lầm lạc, tưởng phải làm quấy, lấy quấy làm phải, nên hằng ngày lấy cắp ngang giành của nhau, không màng xin hỏi, gây sự bất công đàn áp, tội lỗi chứa chấp riêng mình, càng ngày to lớn quên lãng không hay, nên ngày nay mới khổ chết như cõi đời đây mãi vậy


1- Cũng vì thế mà chư Phật, tánh của các ngài là Khất sĩ.

2- Các Ngài nói mình Khất sĩ là : để giữ mãi cái gốc vốn chơn như không tham vọng.

3- Các Ngài nhớ mình Khất sĩ là : để cho ý muốn tham chẳng còn sanh.

4- Các Ngài thật hành Khất sĩ là : để cho thấy rõ cái không không của không tham vọng.


Khất sĩ là giải thoát trói buộc phiền não vô mình vọng động để sống bằng chơn như trí huệ, an lạc thong thả, rảnh rang, không còn tạo nghiệp, thì luân hồi sanh tử khổ, mới đặng dứt."