Đạo Cao Đài là một tôn giáo độc thần được thành lập ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Để tỏ lòng tôn kính, một số các tín đồ Cao Đài thường gọi tôn giáo của mình là đạo Thầy.


Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Họ tin rằng tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là Nền đạo lớn phổ độ lần thứ Ba.

Cao Đài là một tôn giáo mới, có tính dung hợp các tôn giáo lớn mà chủ yếu là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Các tín đồ thi hành những giáo điều của Đạo như không sát sinh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên, và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng đế nơi Thiên giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi.

Đạo Cao-đài là một tôn-giáo do Đức Chí-tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế khai-sáng ở Việt-nam từ năm 1926, còn có danh-xưng là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, có nghĩa là một nền Đạo lớn cứu-rổi nhân-loại lần thứ ba. Khi vừa khai mở thì đã phát-triển nhanh-chóng, đến nay đã có hơn năm triệu tín-đồ, trên khắp thế-giới, là do Thiên-ý an-bài và Thiên-cơ vận-chuyển, chứ không phải do ý muốn của phàm-tâm, hoăïc do những việc làm tình-cờ, lộng giả thành chơn, như một vài người đã lầm-tưởng và xuyên-tạc.

Trong tiểu-luận này chỉ nêu lên những nét sơ-lượt về Cao-Đài, từ khi khai-phát cho đến nay, tuy qua bao nhiêu sóng gió vùi-dập hải-hùng, nhưng con thuyền cứu-độ vẫn cập nhiều bến đổ vinh-quang. Cội Đạo đã có một sức sống hào-hùng, không những đâm rễ sâu vào lòng đất vữõng-vàng trên Thánh-địa Việt-nam, mà còn đang đâm chồi nẩy lộc tỏa bóng ra Năm-Châu Bốn-Bể. Sự-kiện nầy, cho chúng ta càng thêm tin-tưởng rằng không có một sức mạnh, một quyền-lực nào của trần-gian, có thể chống-phá nỗi sức mạnh của Cội-Nguồn Đạo-Đức siêu-linh.

(st)