Loại rau này giúp làm giảm đường huyết, ngăn chuyển hóa chất bột thành mỡ nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, béo phì.


Theo Đông y, bắp cải vị ngọt, tính hàn, có công dụng giải độc, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải khát, mát dạ dày, trừ đờm, chống suy nhược thần kinh, giảm đau, phòng bệnh tim mạch. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy việc ăn bắp cải thường xuyên có thể phòng bệnh ung thư dạ dày, ruột, thanh quản, thực quản, phổi, tiền liệt tuyến, bàng quang, hậu môn.

Tuy vậy, trong bắp cải có chứa một lượng goitrin mặc dù có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại gây bệnh bướu cổ, vì vậy những người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên dùng. Những người suy thận nặng cũng không nên ăn bắp cải. Những người táo bón, tiểu ít không bắp cải sống, bắp cải muối mà phải nấu chín.

Với bệnh nhân tiểu đường, bắp cải sẽ làm giảm quá trình đồng hóa gluxit và giảm đường huyết.

Với người béo phì, bắp cải ngăn gluxit chuyển hóa thành lipit, một trong những nguyên nhân gây béo phì.

Nước ép bắp cải có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng. Đắp bắp cải ngoài da có thể chữa mụn nhọt và vết sâu bọ đốt.

Với hệ tim mạch, bắp cải có tác dụng hạ nhanh cholesterol trong máu, giảm bệnh xơ vữa mạch máu, thiểu năng mạch vành, tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.

Khi bị thấp khớp, đay dây thần kinh tọa, gout, có thể lấy bắp cải ép nước uống, bã đắp vào chỗ đau cũng có tác dụng tốt. Hoặc khi đau nhức khớp, nhức tay chân, nổi hạch thì lấy lá bắp cải cán giập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau.

BS Nguyễn Thị Nhân (Đất Việt)