I-Nguồn gốc, lý thuyết:

Do phát xuất từ Trung Hoa, những phái võ này được xây dựng trên căn bản triết học phương Đông Theo đó, Thái cực là nguồn gốc chính phát sinh ra vạn vật Thái cực sinh lưỡng nghi tức nhị khí âm dương. Lưỡng nghi sinh tứ tượng tức bốn mùa hay bốn phương chính.


Tứ tượng sinh bát quái tức tám hướng hay tám hiện tượng chính trong thiên nhiên. Đó là nói về vũ trụ, thiên nhiên. Còn vạn vật được cấu tạo bởi năm thành phần chính là : “ngũ hành” kim (kim loại), mộc (gỗ, thảo mộc), thủy (nước), hỏa (lửa), thổ (đất). Mỗi năm được ghép bởi một thiên can (giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý) và một địa chi (tý, sửu, dần, mẹo, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) mà ngôn ngữ dân gian thường gọi là mười hai con giáp. Sự kết hợp giữa can, chi ứng vào năm sinh của mỗi người sẽ quyết định người đó thuộc mạng gì: thủy. hoả, kim, mộc hay thổ? Người thầy tùy theo mạng của đệ tử mà quyết định một, hai hay ba lối tập luyện thích hợp. Có năm lối tập luyện theo lý thuyết ngũ hành dựa theo mạng số người theo học là : Kim quyền, Mộc quyền, Thổ quyền, Thủy quyền, và Hỏa quyền.

Ngũ hành có sự tương sinh (hợp) và tương khắc (kỵ) như sau :

- Thuỷ sinh mộc, khắc, thổ, hỏa. Nước làm cho thảo mộc tươi tốt nhưng làm cho đất bị úng lụt, dập tắt lửa.

- Mộc sinh thổ, khắc hỏa, kim. Cây cỏ cho đất đai mầu mỡ nhưng bị thiêu cháy bởi lửa và chặt đứt bởi kim loại.

- Thổ sinh hỏa, khắc kim, thủy. Đất sinh lửa (những xác thực, động vật chôn vùi lâu ngày dưới đất biến thành khí cháy) nhưng bị úng lụt bởi nước và cày xới bởi kim loại. Thổ là một hành trung dung giữa bốn hành kia nên phần tương sinh nhiều hơn là tương khắc.

- Hỏa sinh kim, khắc mộc, thủy. Lửa trui rèn kim loại. nhưng đốt cháy thảo mộc và bị nước dập tắt.

- Kim sinh thủy, khắc thổ, mộc. Kim loại khơi nguồn nước, cắt đứt cây cỏ, cày xới đất
Sự tương sanh, tương khắc của Ngũ hành đã được áp dụng vào võ thuật. Một môn sinh được truyền dạy môn hành quyền của mạng và hai hành quyền tương sinh Ví dụ người mạng Hỏa sẽ được dạy Hỏa quyền và hai môn tương sanh với Hỏa là Kim quyền và Thổ quyền. Học như vậy dễ đạt được kết quả mau chóng hơn là tập luyện võ thuật mà không lưu tâm gì đến lý thuyết Ngũ hành. Một người mạng Hỏa mà học Thủy quyền sẽ khó mong thành tựu. Đôi khi do sự tương khắc của mạng và hành của môn võ còn đem đến những hậu quả xấu tai hại cho người học như rối loạn luồng khí, tẩu hỏa nhập ma.

II- Những cách tập luyện


Ngũ hành quyển có năm cách tập luyện khác nhau. Mỗi cách gồm năm phần:

1 / Tấn pháp

2/ Đòn thế

3/ Nội, ngoại công

4/ Sự tập trung tinh thần hay suy tưởng thiền định

5/ Quyền pháp

Việc luyện tập tấn pháp và đòn thế cũng giống như những môn phái khác gồm Thập nhị lập tấn (12) và Thất thập nhị (72) hay Thập linh bát (108) huyền công. Riêng ba phần sau có sự khác biệt rõ rệt trong cách luyện tập của mỗi môn hành quyền:

Hỏa Quyền

Giờ tập luyện (áp dụng chung cho cả Mộc quyền. Kim quyền.) 3 đến 5 giờ sáng tức giờ Dần, khí vận chuyển ở Kinh Thái âm Phế từ ngực ra hai tay 3 đến 5 giờ chiều tức giờ Thân, khí vận chuyển ở Kinh túc Thái dương bàng quang từ sống lưng ra hai chân. Đây là hai thời khắc khí âm dương vượng nhất trong ngày (Thái âm – Thái dương).

Luyện công vào các giờ này sẽ hấp thu được vượng khí âm dương của thiên nhiên, tăng cường sự lưu thông của khí ra tay chân khiến nội lực ngày càng mạnh. Chú ý cần nắm vững qui luật và đường vận hành của khí. Địa điểm ngời trời, khí lạnh môn sinh phải tập luyện làm sao cho thân thể như một lò lửa nóng, đẫm mồ hôi trong khi trời lạnh

Các giai đoạn tập luyện :

Mở đầu, môn sinh tọa thiền tập trung tư tưởng, lửa có màu đỏ nên người tập có thể dùng một ngọn đèn đỏ đặt trước mắt để tập trung tư tưởng làm sao cho màu đỏ ngập tràn trong đầu óc, sau đó dùng ý tưởng tượng có một đốm lửa nhỏ cháy rực ở đan điển (huyệt dưới rún nơi tập trung Tinh) chuyển lên Đản trung (huyệt ở chấn thủy nơi tụ hội Khí) lên Hà đạo thanh (huyệt giữa hai chân mày nơi tụ Thần).

Khi ba nơi này đã nóng lên, môn sinh dùng ý hợp nhất chúng lại (hợp nhất Tinh – Khí – Thần) Kế đó tưởng tượng đốm lửa hợp nhất này cháy thành một dây lửa suốt các đường kinh mạch (vòng Đại chu thiên) và lên xuống hai mạch Nhâm Đốc (vòng Tiểu chu thiên) như có một con rồng lửa bay suốt khắp trong cơ thể. Công phu này là một đặc dị cổ bí truyền có tên Hỏa long công Sau khi khai thông huyệt mạch bằng luồng hỏa khí, môn sinh xả thiển, bắt đầu tập các kỹ thuật đòn thế và các bài quyền của Hỏa quyền. Đặc điểm của các đòn thế và bải quyền này là nhanh, mạnh, dứt khoát hàm chứa một ít nóng nảy. Môn ngoại công nổi tiếng của Hỏa quyền là Thiết hỏa sa chưởng. Môn sinh thọc hai tay xuống một chảo cát đang rang nóng trên lửa, thời gian sau xuống một chảo đá sỏi rồi một chảo vụn sắt, cuối cùng là một một chảo chì nóng chảy.
Môn sinh luyện thành công Thiết hỏa sa chưởng có thể “gửi tặng” cho địch thủ những đòn “hỏa công” hay “thiết thủ” có khi làm chín cả một vùng da thịt bị dính đòn!

Môn sinh Hỏa quyền thường là những người nhiệt thành, cương quyết có phần hơi nóng nảy. Khi họ đã dự định làm một việc gì, nhiệt tình của họ như lửa một hỏa diệm sơn luôn âm ỉ, ngùn ngụt chỉ chờ cơ hội bốc lên.

Trong chiến đấu, môn sinh có gương mặt giận dữ, đôi mắt nảy lửa như muốn thiêu cháy đối phương, đòn tung ra nhanh mạnh nóng nảy muốn nhanh chóng kết thúc giao đấu, mỗi đòn tung ra như lửa của một mũi hàn điện gây ra những vết thương xuyên thấu nóng bỏng đau đớn cho đối thủ. Trước khi kết thúc mỗi cữ tập cũng là một sự tọa thiền, nhưng thay vì tập trung thì là thư giãn, hồi phục. Dùng ý đưa luồng hỏa khí đến những nơi bị dính đòn, bị thương đau để luồng hỏa khí xoa nắn bên trong chỗ bị đau. Sau đó tưởng tượng toàn bộ cơ thể tinh thần minh giãn ra, luồng hoả khí nguôi dần, lịm tắt, chìm dần vào từng thớ thịt để sẵn sàng bùng lên lần nũa khi vận dụng

Mộc quyền

Địa điểm: trong rừng hay vườn cây hoặc nơi có cây cối cao bao quanh

Các giai đoạn:

Mở đầu môn sinh cũng tọa thiền tập trung tư tưởng. Màu của mộc là màu lục, môn sinh nhắm mắt tưởng tượng như mình đang hấp thu cái thần của cỏ cây. Khi đã bi xâm chiếm hoàn toàn bởi màu lục của thảo mộc, môn sinh tự nghĩ mình là một cây cổ thụ vô cùng vững chắc, cứng rắn, tập trung ý lực vào ba điểm Đan điền, Đản trung, Hà đạo thanh.

Khi ba điểm này đã nóng lên. môn sinh dùng ý hợp nhất Tinh- Khí- Thần đưa vào các đường kinh như có một luồng nhựa cây màu xanh lá (diệp khí) luân lưu khắp hai vòng Đại và Tiểu chu thiên. Sau khi khai thông các huyệt đạo bằng luồng diệp khí môn sinh bắt đầu tập đòn thế bài quyền. Đặc tính của Mộc quyền là chân đứng tấn ngắn, ít di chuyển hầu như đúng yên một chỗ giống như rễ một cái cây đã cắm sâu xuống đất, thân trên và đôi tay xoay trở đủ hướng, vờn lên xuống , chống đỡ và tấn công giống như những cành lá, cánh hoa vờn trước gió. Thầy, các bạn đồng môn dùng cây tròn lăn trên tay, chân môn sinh. Sau đó đập nhẹ và mạnh dần lên tay, chân, lưng, ngực, bụng giúp môn sinh luyện nội, ngoại đả công. Môn sinh cũng tập đấm, đá, chặt, xỉa vào cây cứng để luyện sức công phá của tay chân.

Khi đã đạt trình độ cao, môn sinh vừa múa các bài mộc quyền vừa chịu đựng các đòn đấm đá của các bạn đồng môn mà không được né tránh . Luyện thành công mộc quyền sẽ có thân hình cứng rắn như gỗ mộc, một dáng dấp vững chắc trong khi đôi tay vô cùng nhanh nhẹn với những cú xỉa cây, những ngón tay trảo có thể bóc trần cả vỏ cây.

Môn sinh Mộc quyền thường là những người mềm mỏng, khéo léo nhưng có tinh thần rất vững chãi. Họ thường đạt đến thành công bằng sự kiên trì bền bỉ. Trong chiến đấu môn sinh trụ một chỗ vô hiệu hóa những đòn tấn công của đối phương bằng đôi tay vờn linh hoạt làm hoa mắt đối phương để rồi bất thình lình tung một đòn sấm sét có sức mạnh của một cành cây cong mềm dẻo bật ra đập vào đối thủ. Cuối cữ tập cũng là một sự tọa thiền hồi phục thư giãn với sự xoa bóp nội tạng bằng luồng “diệp khí” sau đó thả lỏng toàn thân như một thân cây cổ thụ đang say ngủ trong một đêm trăng lặng gió.