Đa phần các thế võ cổ truyền của dân tộc Việt Nam đều có phát xuất từ trong dân gian. “Hùng kê quyền” là một thế võ như vậy. Sẽ là một điều thú vị cho người yêu thích võ cổ truyền khi biết môn võ này được ra đời nhờ vào những trận “đá gà”.

Đá gà là thú tiêu khiển trong xã hội loài người từ rất xa xưa, thu hút cả bậc đế vương. Hình ảnh các cuộc đá gà, đấu vật… đã được khắc họa nhiều di tích lịch sử nổi danh thế giới. Một trong những nguyên nhân khiến con gà hiển hách không kém gì anh hùng danh tướng cổ kim như vậy bởi nó “có võ”. Nghe hơi “lạ lỗ tai”! Nhưng nếu có dịp đến trường gà, chúng ta sẽ được thưởng thức không ít chiêu thức độc đáo của mấy chú gà nòi chẳng khác gì võ sĩ nơi sàn đấu.…

Xem các tuồng tích trên sân khấu hát bội hoặc cải lương, thỉnh thoảng chúng ta sẽ thấy cảnh sau một chập giao đấu nơi chiến trường, 1 trong 2 vị tướng bỗng dưng bỏ chạy 1-2 vòng rồi bất ngờ xoay người đâm thương ngược trở lại phía sau để hạ gục đối thủ đang mải mê đuổi theo. Ở trường gà cũng thế, quần thảo, chèo kéo lẫn nhau một hồi, bỗng một con rút đầu ra giả thua bỏ chạy, con kia “tưởng bở” lật đật rượt theo. Không ngờ, con gà đang chạy bất ngờ dừng chân, quay đầu lại đá thật mạnh vào đầu, cổ, mắt, thân đối phương đang bất cẩn xông đến.

Lãnh đủ một vố đau như vậy, không chịu nổi, con gà đuổi theo bị loại khỏi vòng chiến, bằng không cũng suy giảm thể lực… Thì ra, chú gà đã giở trò trá bại (giả thua) để chơi cú hồi mã thương – miếng võ sở trường của dòng họ La (nổi tiếng nhất là La Nghệ, La Thành, La Thông) trong truyện Thuyết Đường của Trung Quốc.

Còn trên đấu trường thì sao? Người võ sinh thu chân phải vòng qua gối trái để tọa tấn (tấn ngồi), xoay người một vòng ngược chiều kim đồng hồ rồi đứng lên và cùng lúc 2 tay chụp thẳng tam công (ngón trỏ, giữa và cái) vào mặt đối thủ đang xông đến… Hoặc từ đinh tấn, võ sinh nhảy lùi về sau trụ chân phải, chân trái co lên cao, sau đó xoay người, hạ chân trái xuống và xỉa thẳng 2 tay về phía trước… So sánh thường khập khiểng nhưng đó chính là những cú hồi mã thương trong bài Hùng kê quyền!

Hùng kê quyền

Hùng kê là bài quyền (còn gọi là bài thảo) do lão võ sư Ngô Bông (Quảng Ngãi) giới thiệu tại Hội nghị chuyên môn Võ cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất năm1993. Tương truyền bài thảo này do Nguyễn Lữ (em của Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc và Vua Quang Trung Nguyễn Huệ) chế tác sau nhiều lần quan sát các trận đá gà. Nguyễn Lữ sinh năm 1754, từng được thầy Trương Văn Hiến truyền dạy miên quyền (nhu quyền) – chuyên dùng sức nhẹ để thắng mạnh-hợp với phụ nữ và người tính khí ôn hòa. Hiện nay, võ phái An Bình (gốc Tây Sơn – Bình Định) tại TPHCM vẫn đang thờ Tướng quân Nguyễn Lữ.

Sau khi ra đời, sự lợi hại của bài quyền Hùng Kê được các anh hùng hào kiệt trong giới võ lâm đương thời nể phục. Truyền rằng, muốn khảo chứng uy lực của Hùng Kê Quyền, một võ sư Thiếu Lâm đã đến gặp vị tổ sư của bài quyền này, khiêu khích: Đến như hổ báo kia đã hùng được chưa mà kê dám xưng hùng!. Dù Nguyễn Lữ cố ý né tránh xung đột nhưng vị võ sư kia vẫn cứ muốn so tài. Cuối cùng Lữ đành nhận lời giao đấu. Vào trận, trường quyền của vị võ sư như giông như bão liên hồi phủ xuống nhưng suốt một canh giờ vẫn không hề chạm được vào vạt áo của Nguyễn Lữ. Chớp thời cơ lúc đối thủ lộ điểm yếu, Nguyễn Lữ vận dụng những chiêu thức Hùng Kê quyền phản công và đã hạ gục đối thủ của mình.

Hùng kê là bài quyền (còn gọi là bài thảo) do lão võ sư Ngô Bông (Quảng Ngãi) giới thiệu tại Hội nghị chuyên môn Võ cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất năm1993. Tương truyền bài thảo này do Nguyễn Lữ (em của Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc và Vua Quang Trung Nguyễn Huệ) chế tác sau nhiều lần quan sát các trận đá gà. Nguyễn Lữ sinh năm 1754, từng được thầy Trương Văn Hiến truyền dạy miên quyền (nhu quyền) – chuyên dùng sức nhẹ để thắng mạnh-hợp với phụ nữ và người tính khí ôn hòa. Hiện nay, võ phái An Bình (gốc Tây Sơn – Bình Định) tại TPHCM vẫn đang thờ Tướng quân Nguyễn Lữ.

Sau khi ra đời, sự lợi hại của bài quyền Hùng Kê được các anh hùng hào kiệt trong giới võ lâm đương thời nể phục. Truyền rằng, muốn khảo chứng uy lực của Hùng Kê Quyền, một võ sư Thiếu Lâm đã đến gặp vị tổ sư của bài quyền này, khiêu khích: Đến như hổ báo kia đã hùng được chưa mà kê dám xưng hùng!. Dù Nguyễn Lữ cố ý né tránh xung đột nhưng vị võ sư kia vẫn cứ muốn so tài. Cuối cùng Lữ đành nhận lời giao đấu. Vào trận, trường quyền của vị võ sư như giông như bão liên hồi phủ xuống nhưng suốt một canh giờ vẫn không hề chạm được vào vạt áo của Nguyễn Lữ. Chớp thời cơ lúc đối thủ lộ điểm yếu, Nguyễn Lữ vận dụng những chiêu thức Hùng Kê quyền phản công và đã hạ gục đối thủ của mình.
45166120 ke quyen Bàn về Võ Gà


Các thế võ Hùng kê quyền do Lão võ sư Ngô Bông biểu diễn

Truyền nhân của Hùng Kê Quyền còn xót lại chỉ có Lão võ sư Ngô Bông. Lão võ sư đã tiếp tục truyền thụ bí quyết Hùng Kê quyền cho nhiều võ sinh khắp nơi tụ về thụ giáo. Về sau, họ đều trở thành những võ sư thành danh như: võ sư Thanh Long, Nguyễn Lê Hương…..

Hy vọng rằng trong tương lai, Hùng Kê Quyền vẫn được truyền tục cho lớp con cháu đời sau, để bài quyền vốn mang ý nghĩa lịch sử và đậm chất văn hóa dân gian này không bị đi vào lãng quên theo lớp bụi thời gian.