Người Ai Cập cổ đã được ghi nhận vể việc sử dụng màu sắc cho việc chữa bệnh và chữa ốm đau. Họ thờ phụng vị thần Mặt trời, và biết rằng nếu không có ánh sáng thì sẽ không có cuộc sống...

Người Ấn Độ xưa tin rằng 7 màu sắc chính của cầu vồng có liên quan trực tiếp đến các cấu trúc và bộ phận trong cơ thể con người.



Ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh rằng mỗi màu sắc có một thông điệp riêng của nó đối với tinh thần con người, những rung động này có tác động đến các chức năng khác nhau trong cơ thể và các hoạt động của con người.

Màu sắc là liều thuốc giúp xoa dịu thể trạng và tinh thần. Để sử dụng đúng “phương thuốc”này bạn cần hiểu rõ các đặc điểm, thuộc tính và cách áp dụng nó. Chúng ta đều biết màu sắc được chia làm hai loại: màu nóng và màu lạnh.

Màu nóng bao gồm: đỏ, cam, vàng. Màu lạnh gồm: xanh biển, xanh tím than đậm và tím. Màu xanh lá cây đóng vai trò trung gian.

Màu đỏ
Đây là mày của lửa, của máu, màu của sự ấm áp, tươi sáng và năng động, là sắc màu của sự sống. Với người Á Đông, màu đỏ là biểu tượng của sự sinh sôi.

Màu đỏ có tác động lớn đến hệ thần kinh, làm tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Màu đỏ còn kích thích sự lưu thông máu, tăng tuần hoàn, giảm sự ứ đọng trong các bộ phận cơ thể.

Tuy nhiên màu đỏ có tác dụng kích thích nhiều do đó bạn không nên lạm dụng nó. Quá nhiều màu đỏ sẽ dẫn tới căng thẳng thần kinh, bị đau đầu, mỏi mắt. Nếu bạn là người nóng nảy, béo phì và hay bị kích động thì màu này không dành cho bạn.

Ngoài các trường hợp “chống chỉ định” như trên thì màu đỏ có thể tăng cường khả năng lao động và khả năng chịu đựng. Hãy nhớ rằng năng lượng từ màu đỏ là năng lượng tự nhiên tức thời, dồi dào và mạnh mẽ, tạo điều kiện tốt khi bạn phải thực hiện những công việc dùng nhiều sức lực.