+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: TOTHA- Tóm tắt nguyên lý tu tập trong phật học

  1. #1
    Totha_Lien
    Guest

    TOTHA- Tóm tắt nguyên lý tu tập trong phật học

    Trong suốt quá trình tiến hoá của nhân loại từ 2500 năm nay, thuyết Phật học (Phật Pháp) Nguyên Thuỷ dẫn dắt cách thức tu tập (tu chỉnh và tập luyện) giúp Hệ Tâm Thức muôn loài sao cho vượt ngã tránh khỏi những tác động của Năng lượng đen gây nên bao khổ đau, phiền não (Giải Thoát) bằng cách tựu trung Tâm Thức tiến tới hoà đồng cùng Nguồn năng lượng Chân Như Minh Triết của Vũ Trụ, gọi là Giác Ngộ (Phật). Với quan điểm đã nêu, cho thấy nội dung trọng điểm về “Tinh thần Đại chúng” của Phật học {Tôi không phải là Thượng đế tối cao hay Thần linh chuyên hành quyền phán quyết…mà chỉ là người dẫn đường (Đạo) như bao tiền nhân Minh Triết khác mà thôi, nhằm giúp cho chúng sanh (mọi loài) thoát khỏi sinh, tử, luân hồi nếu ta đi đúng đường (chánh đạo), để tiến tới hoà nhập cùng Chân Không Toàn Giác (Giác Ngộ)…Tôi là Phật (người Giác Ngộ) đã thành và chúng sanh là Phật sẽ thành không hơn không kém…} . Với pháp luận Giác Ngộ (Phật Pháp), cùng với tư duy phân tích, cho thấy Phật học đã thể hiện hoàn thiện cách tu tập (tu chỉnh và tập luyện) Hệ Tâm Thức hoàn toàn phù hợp với nhận thức khoa học (Tri Kiến) và hội đủ các đức tính : Đại chúng, Bình đẳng, Logic, Khoa học, Không tôn tạo, Không thị quyền, Không giáo điều, Không mê hoặc...Phương pháp [Pháp] dẫn dắt đúng với qui luật của môi trường Tự nhiên quanh ta tồn tại trong Vũ Trụ (Chân Lý). Nghĩa là, mọi sự sống từ thấp đến cao (chúng sinh) từ cây cỏ, côn trùng, muôn thú và loài người đều có quyền lựa chọn cho chính mình con đường hành trình (Quỹ Đạo) của Hệ Tâm Thức sao cho tiến hoá trở về với nguồn nguyên thuỷ của chúng ta (Chân Ngã). Đó chính là Vũ Trụ Đại Đồng Toàn Năng, một Chân Lý Hằng Hữu Không Sinh, Không Diệt (Chân Không Diệu Hữu). Trải qua dòng lịch sử suốt từ 2500 năm nay, Phật học bị chia ra thành nhiều nhánh (nhiều tông phái) và cũng do nhận thức vô tình, cố ý của con người làm cho Phật Học (Khoa học của Tâm Thức Chân-Thiện-Mỹ) bị biến chuyển ít, nhiều trở thành Phật Giáo (tôn tạo siêu huyền và giáo điều cho sự tuân thủ, phụng sự cho quyền lực…). Đáng tiếc thay…

    *Quả Nhân Thừa (Cõi Người) -> Hệ sinh học hoàn thiện việc tu Thân nhờ thực hành hoá giải (đoạn trừ hoặc đoạn diệt) 5 ngã xấu gây ảnh hưởng mất cân bằng Hệ Tâm Thức (Ngũ Giới). Đó là : 1-Sát sanh, 2-Trộm cắp, 3-Dâm ô, 4-Loạn khẩu và 5-Say xỉn). Thực hành pháp tu (phương pháp tu chỉnh) nầy nhằm tiêu trừ ít, nhiều hoặc đoạn diệt hẳn 5 nguyên nhân [Nhân] chủ chốt đã dẫn, tạo điều kiện [Duyên] cho Năng lượng đen tác động lên Hệ Tâm Thức chúng ta. Vì vậy, sẽ tránh được những tạp nhiễu tác động làm cho bị rối loạn, mất cân bằng [Quả]. Do đó, Thân Tâm ít, nhiều cũng được bình ổn kéo theo…cùng cuộc sống thực tế tương ứng 3 cấp : Thượng (Giàu sang, Sung sướng), Trung (Bình thường, An ổn), Hạ (Nghèo hèn, Khốn khổ) phản ảnh đúng với công năng tu tập (tích đức) và năng lượng tâm thức mà ta tích luỹ (Nghiệp)


    *Quả Thiên Thừa (Cõi Trời) -> Hệ sinh học hoàn thiện việc tu chỉnh hợp nhất Thân-Khẩu-Ýnhờ việc thực hành pháp 10 Nghiệp Thiện (Thập Thiện Nghiệp). {Ba nghiệp của Thân:1- Không Sát sinh,2- Không Trộm cắp, 3-Không Dâm ô. Bốn nghiệp của Khẩu: 1*Không nói điều Giả dối, 2*Không nói lời Ác độc dơ bẩn, 3*Không nói điều Thiêu dệt uỷ mị, 4*Không nói Lương lẹo xoay chiều nịnh hót và Ba nghiệp của Ý:1*Không Tham lam quá độ, 2*Không Sân nộ nóng nảy háo động, 3*Không Si mê nhu nhu nhược cả tin}. Tuỳ vào công năng tu tập (tu chỉnh và tập luyện)Thân và Tâm của Hệ sinh học ít, nhiều không còn bị vướng mắc bởi những tác động Sóng-Hạt. Do đó, tinh thần của Hệ sinh học sẽ được thông suốt (Thần thông), không còn những nặng trĩu của những nhu cầu thể xác nữa, Thân-Tâm thật hỉ lạc hạnh phúc nhẹ nhàng bay nhảy khắp muôn nơi…Tương ứng với công năng tu tập và Năng lượng Tâm Thức tích luỹ (Nghiệp) sẽ có 3 cấp Thượng, Trung, Hạ phù hợp : Thượng Thiên (Thể Thức sự sống nơi cõi nầy biến ảo ngời sáng, xinh đẹp, thần thông vi diệu phát hoá rộng rãi, Âm-Dương giao hợp nhau bằng Tâm Năng, tái sinh tức thời theo ý muốn, chu trình Sinh-Diệt ≥ 10.000 năm) , Trung Thiên (Thể Thức sự sống nơi cõi nầy hài hoà, xinh đẹp, phúc hậu, thần thông biến hoá vi diệu, Âm-Dương giao hợp nhau chỉ qua việc nắm tay, tái sinh sau 1 ngày đêm theo ý muốn, chu trình Sinh-Diệt ≤ 10.000 năm) , Hạ Thiên (Thể Thức sự sống nơi cõi nầy gần giống như ở cõi ngưới, nhưng xinh đẹp, uy nghi hơn, thần thông biến hoá đa dạng, còn tồn đọng chút ít bản năng tranh đấu, luyến ái, Âm-Dương giao hợp nhau bằng sự quấn quít bên ngoài, tái sinh sau 10 ngày đêm theo nghiệp lực, chu trình Sinh-Diệt ≤ 5.000 năm).
    Last edited by Totha_Lien; 06-15-2019 at 05:46 PM.

  2. #2
    Totha_Lien
    Guest
    *Quả Thanh Văn Thừa (Cõi yên tịnh hợp nhất Trí-Tâm-Thể giải thoát luân hồi) -> hoàn thiện việc tu chỉnh Hệ Tâm Thức cân bằng không còn bị kéo lệch nữa (Diệt Ngã) bởi do 4 sự thật hiển nhiên biến ảo một cách vi diệu (Tứ Diệu Đế : Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế) tác động lên Hệ Tâm Thức con người làm kéo ngã Tinh thần và Thân Tâm bị biến động tạo nên những ràng buộc, những uẩn khúc gây nên bao khổ đau, phiền não…Muốn thoát khỏi (Giải thoát) những ràng buộc giả hợp - cốt lõi của mọi phiền não khổ đau (Khổ đế) – con người cần thấu hiểu tập hợp của những nguyên nhân cơ bản (Tập Đế) tạo nên nó (Khổ đế). Sau đó, vận dụng hiểu biết và tư duy nhận thức một cách đúng đắn (Chánh Tri Kiến và Chánh Tư Duy) để tìm ra giải pháp diệt bỏ chúng (Diệt Đế), thì lúc bấy giờ Hệ Tâm Thức của ta tất nhiên sẽ được định vị đúng hướng (Chánh Ngã), đúng đường (Chánh Đạo) và đáp đúng quỹ đạo của sự thanh tịnh và an lạc là điều tất yếu (Đạo Đế) và sẽ không bao giờ còn đâu nữa là vòng xoay lẫn quẩn của Khổ Đế phải không?... Hệ Sinh học thực hiện việc tinh tấn tu tập đạt được Trí sáng + Tâm an +Thể cân bằng nhờ việc thực hành pháp tu (phương pháp tu chỉnh Hệ Tâm Thức) gồm 8 con đường dẫn đến chân lý (Bát Chánh Đạo : 1-Chánh Tri Kiến : Luôn định hướng hiểu biết, nhận thức, học hỏi về những điều hay, lẽ phải hướng về Chân-Thiện-Mỹ ; 2-Chánh Tư Duy : Luôn suy nghĩ, tìm hiểu cách quán xét cách tu chỉnh Thân và Tâm đồng hướng về Chân-Thiện-Mỹ ; 3-Chánh Khẩu : Luôn nói ra những lời thành thật, những ngôn từ hướng về Chân-Thiện-Mỹ ; 4-Chánh Nghiệp : Luôn hành nghề nghiệp mưu sinh một cách chân chánh mang đến lợi ích cho xã hội, không phạm giới, định hướng tiến dần đến Chân-Thiện-Mỹ ; 5-Chánh Mạng : Luôn giữ cách sống hoà hợp cùng cộng đồng (đắc nhân tâm), không vi phạm ngũ giới, Thân và Tâm phấn đấu hoà đồng cùng Chân-Thiện-Mỹ ; 6-Chánh Tinh Tấn : Luôn siêng năng trau dồi Tri Kiến, Tư Duy, Lời nói, Cách sống ở đời, Nghề nghiệp có ích cho xã hội và việc tu tập (tập luyện tu chỉnh, sữa chữa), sao cho Hệ Tâm Thức ngày càng tốt hơn, sáng hơn, tinh vi hơn không bị vướng bận một tác động nhỏ nào ; 7-Chánh Niệm : Luôn ghi nhận, tưởng niệm đến những điều chân chánh : hình ảnh hoàn mỹ của Đấng Giác Ngộ, âm thanh dẫn dắt giải thoát (Nam mô A Di Đà Phật, Omh mani padme hum,…), những việc làm tốt đẹp cho gia đình, cho xã hội,… ; 8-Chánh Định : Luôn giữ vững Thân Tâm thanh tịnh định hướng quán sát Chân-Thiện-Mỹ xác lập cảnh giới của sự an tịnh tuyệt đối à hội tụ Hệ Tâm Thức được qui nạp về Tâm à không còn bị tác động của Danh-Sắc-Hình-Tướng bám víu và níu kéo nữa -> thoát khỏi Luân Hồi.


    *Quả Duyên Giác Thừa (Cõi của Tuệ Giác phát hoá thấu quán lý luân hồi) -> hoàn thành việc tu chỉnh Hệ Tâm Thức tựu hội về đúng với Tâm Thật cùng Vũ Trụ (Chân Tâm), Hệ Sinh học khai mở được Tuệ Giác thấu quán 12 nguyên lý tác động (Nhân) cùng sự kích hoạt (Duyên) tạo nên Luân hồi (Quả), gọi là Lý Thập Nhị Nhân Duyên : 1-Vô Minh : Sai lầm, Mê lầm,Thiếu hiểu biết, Thiếu nhận thức, cho nên không nắm rõ nguyên lý biến ảo của Tứ Diệu Đế ; -> 2-Hành : Do bởi Vô minh nên Hệ Tâm Thức sinh ra Động Tâm (Hành) -> Ly Tâm rời khỏi Tâm Thật (Chân Tâm) của Ta Hằng Như cùng Vũ Trụ Đại Đồng, làm sinh khởi vận hành Hệ Tâm Thức ngày càng biến động; -> 3-Thức : Hệ Tâm Thức vận hành bị kéo theo quán tính, làm khởi tạo nên Thức ; -> 4-Danh Sắc : Hệ Tâm Thức hình thành ra tương tác Sóng Hạt, tạo tác nên yếu tố Tinh Thần (Danh) và Tướng mạo của Thân (Sắc); -> 5-Lục Căn : Danh, Sắc tạo ứng cùng Lục Trần (Pháp, Xúc, Sắc, Thanh, Hương, Vị), tạo tác nên hình tướng của Lục Căn (Não, Thân, Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi) ; -> 6-Xúc : Lục căn bắt đầu tiếp xúc với Lục Trần dần và nhận lấy (Thọ) sự cám dỗ ; -> 7-Thọ : Lục Căn hình thành, đồng nghĩa với việc hoàn thành Hiệu ứng kết nối Sóng-Hạt do bởi sự tương tác Âm-Dương (Trứng Mẹ-Tinh Cha) hoàn thành nên Hệ sinh học, tức là nhận lấy (Thọ) tạo tác cùng Thai nhi (Khung cộng hưởng sinh học) tương ứng -> 8-Ái : Bị cuốn hút quyến luyến (Ái) trở nên yêu thích thế giới Danh Sắc; -> 9-Thủ : Ái lực cám dỗ bởi Danh, Sắc làm cho Hệ Tâm Thức cố bám giữ (Thủ) vào Thai nhi để thoả mãn; -> 10-Hữu : Hình thành nên (Hiện hữu) sự sống mới, tức Hệ Tâm Thức lúc bấy giờ đã hoàn toàn sở hữu hình tượng Hệ sinh học đầy đủ của mình ; -> 11-Sanh : Tiếp nối qui luật Nhân (Sở hữu Thai nhi)-Quả (Đời sống mới) đó là được sinh ra (Tái Sinh); -> 12- Lão Tử : Cuối cùng theo luật Vô Thường có Sinh tất có suy mòn, hoại diệt. (Lão, Tử). Tất nhiên, khi Tâm Thức đã thấu quán triệt để Lý Thập Nhị Nhân Duyên như đã dẫn, đồng nghĩa với sự giải thoát thành công hoàn toàn vòng lẫn quẩn Sanh-Tử-Luân-Hồi cứ mãi đeo bám ta do bởi Vô Minh gây nên đúng không? Đã thấu quán, tức Ta Đã Giải Thoát!
    Last edited by Totha_Lien; 06-15-2019 at 05:40 PM.

  3. #3
    Totha_Lien
    Guest
    *Quả Bồ Tát Thừa (Cõi Tuệ Tâm ngời sáng cùng Trí Huệ Bát Nhã hoá dẫn phổ độ khắp muôn nơi) -> hoàn thiện pháp tu phát hoá Tâm Năng dẫn dắt Hệ Tâm Thức con người thoát khỏi 6 rào cản (Lục Độ) tạo nên chướng nghiệp (Tham lam, Sân nộ, Si mê, Loạn trí, Phá giới, Trì trệ) để đưa đến tận nơi, tận chốn (Ba la mật) bờ bên kia của sự an lành giải thoát. Pháp tu (phương pháp tu chỉnh sửa chữa Hệ Tâm Thức) đạt được sự phát hoá tâm năng như đã dẫn, gọi là Lục Độ Ba la mật. Năng lượng của Hệ Tâm Thức sau khi đạt thành Quả Bồ Tát, sẽ có công năng phát hoá bức xạ Phổ Năng lượng (Hào Quang) xuyên dẫn qua được 6 tầng thức luân hồi giúp đở (Độ Tha) các Hệ Tâm Thức ở các cõi nầy tu tập tiến hoá.



    *Quả Phật Thừa (cõi của Trí Huệ Toàn Như Vô Không) à thiền quán thấu suốt lý Chân Không, Vô Thường, Vô Ngã khai mở được Trí Huệ Bát Nhã phát quán hoà hợp Hệ Tâm Thức đồng hoá các thức hội tụ về Chân Tâm cùng Vũ Trụ thành một Chân Thức Toàn Như.


    TOTHA
    Nguồn: http://www.totha.vn/east_detail.php?id=119
    Last edited by Totha_Lien; 06-15-2019 at 05:47 PM.

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình