+ Trả lời Chủ đề
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 1 2
Kết quả 11 đến 18 của 18

Chủ đề: Cảm nhận của học viên Khóa II 25/7/2011

  1. #11
    Totha_Lien
    Guest

    Tam Linh Quang

    Là một người con trong gia đình có truyền thống theo đạo Phật, khi đến chùa lễ Phật vào chánh điện đứng trước 3 bức tượng Phật tôi thường chỉ biết thành tâm cầu nguyện cho mình và gia đình được bình an, sức khỏe, và cầu siêu thóat cho những người thân đã mất. Gần đây (5/9/2011) tôi và các anh chị em học viên khóa II được thầy hướng dẫn thêm nội dung và nghi thức cầu nguyện để hằng ngày chúng ta nguyện cầu và hướng tâm tu tập được tốt hơn.

    Xin chia sẻ cùng các anh chị em học viên Totha đang tham gia khóa học từ xa và những anh chị học viên củ không có đủ thời gian và điều kiện tham gia lớp học cùng gia đinh Totha.


    Nội dung nghi thức đó như sau:

    TAM LINH QUANG

    Chúng ta tập trung nhìn vào 3 biểu tượng (riêng các Anh/Chị đã học xong khoá II Totha cần phải thực hiện quán niệm bằng mắt giữa của mình) : Đại Thế chí Bồ Tát - A Đi Đà Phật – Quan Thế Âm Bồ Tát rồi xá 3 xá sau đó cầu nguyện:

    Nam Mô A Di Đà Phật
    Hợp cầu nương tựa Linh Quang
    Khai minh Tuệ giác Thông hòa Chân không

    Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát
    Hợp cầu nương tựa Linh Quang
    Khai minh Chân Trí Thông tường Pháp tu

    Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát
    Hợp cầu nương tựa Linh Quang
    Khai Tâm Hỷ xả, Từ bi Thái Hòa”

    Thầy giải thích:

    Tam Linh Quang: Là 3 biểu tượng : Đại Thế Chí Bồ Tát ( Đại diện cho Trí anh minh) tay cầm hoa sen hướng lên trên để chiếu hóa cho trí , Quan Thế Âm Bồ Tát (đại diện cho Tâm từ bi yêu thương) tay cầm bình nước cam lồ rãi xuống phổ độ cho thế gian, phóng chiếu tình thương chia sẽ lòng từ bi bác ái, để hòa đồng cùng nhân loại, A Di Đà Phật (đại diện cho Tuệ Giác) khi Trí vàTâm đồng hợp nhất sẽ tạo ra Tuệ Giác.

    Là 3 nguồn sáng linh thiêng, soi rọi và chiếu sáng cho chúng ta, là chổ dựa tinh thần cho chúng ta nương nhờ vào đó để hướng tâm tu tập cho năng lượng tâm thức của mình hướng đến những điều chân chánh tốt đẹp, ngày càng được thăng hoa hơn trở về với nguồn cội của mình.

    Hợp cầu ở đây có nghĩa là chúng ta cầu nguyện không những cho riêng ta mà còn cho cả tổ tiên ông bà chúng ta, chúng sinh các cõi giới, tất cả đồng hòa hợp cầu nguyện. (Hợp hoà Đoàn thể)

    Linh Quang: Linh là sự linh hiển, linh thiêng, Quang là ánh sáng của chân lý không có gì so sánh được.

    Chúng ta nương nhờ vào ánh sáng của chân lý linh hiển để:

    - Xóa đi màn vô minh, khai mở cho chúng ta một Tuệ giác thông dẫn và hòa nhập cùng với chân không.
    - Khai minh chân trí, Trí chúng ta hướng về những điều chân chánh không hướng về sự thống trị và hiểu được tường tận, đến nơi đến chốn phương pháp tu tập
    - Khai mở cho chúng ta Tâm từ bi hỷ xả và hòa đồng cùng nhân lọai.

    Tất cả ý nghĩa trên Thầy đã cảm ứng và tóm gọn trong bài kệ “Tam Linh Quang” trên.

    Hằng ngày trước khi tập luyện 3 bài tập nhập môn Totha (với nội dung giúp khai mở Trí sáng – Tâm An- Thể cân bằng hài hòa mà các anh chị đã được học) chúng ta hãy nguyện cầu Tam Linh Quang là 3 nguồn sáng linh hiển chiếu hóa cho chúng ta thì việc tu tập sẽ được tốt hơn rất nhiều.

    Ngoài ra, qúy anh chị cũng có thể chỉ cho người thân của mình để hướng niệm vì Tam Linh Quang là ba hình ảnh đẹp đại diện cho tất cả các tôn giáo chứ không quan niệm đó là Phật mà là Trí – Tuệ - Tâm để cho các tôn giáo khác cũng có thể nguyện cầu được.

    Xin mượn bài đồng ca Totha để kết thúc bài viết này.

    “Đồng Quy Hướng Chân Quang Mầu
    Đồng Tinh Tấn Chánh Niệm Cầu
    Nam Mô A Di Đà Phật
    Om Ma Ni Padme Hum
    Tâm Chánh Giác Tô Thái Hòa”

    Chúng ta hãy cũng nhau đồng hướng về ánh sáng chân quang mầu nhiệm. Cùng nhau đồng tinh tấn niệm cầu những điều chân chánh tốt đẹp đó là ánh sáng của vô lượng chân lý là Trí sáng anh minh, Tâm từ bi, Thể Hoa sen rạng ngời trong suốt. Tâm luôn hướng về những điều tốt đẹp chân chánh tô điểm cho sự thái hoà thái bình lan rộng khắp muôn nơi.

  2. #12
    aiquocv
    Guest

    Tam giới

    That than phuc tri thuc tuyet voi cua Thay giup chung toi nhan ra dieu ma tu bay lau nay ve nghi van nhung quan niem trong QUI Y TAM BAO, khong biet dung tu ngu nao de ma dien ta het nhung cam xuc cua toi khi duoc da thong nguon mach tam linh duoc khai mo trao dang chan chua trong nguon sang chan ly that la hanh phuc vo cung. Thanh kinh tri on Thay da giup chung toi khai sang nhan ra nhung tinh hoa dich thuc cua Khoa hoc Tam thuc chinh thong, cam on toha_lien da upload bai hoc nay. Nhan day toi cung xin dong gop bai viet ve Tam gioi uoc mong nhip cau tri thuc chuing ta cung nhau dong tam thien nguyen dan dat nhau thoat khoi bo me kien giao dieu dung theo nhu phap luan Thay da dan

    Tam giới (zh. 三界, sa. triloka, traidhātuka, trayo dhātavaḥ, pi. tisso dhātuyo, bo. khams gsum ཁམས་གསུམ་), cũng được gọi là Tam hữu (zh. 三有), là ba cõi của Vòng sinh tử, là nơi mà loài Hữu tình tái sinh trong theo hướng Lục đạo (sa. gati). Khái niệm Tam giới này có thể hiểu là Vũ trụ quan của đạo Phật. Tam giới bao gồm:

    1. Dục giới (欲 界; s, p: kāmaloka, kāmadhātu, bo. `dod khams འདོད་ཁམས་, `dod pa`i khams འདོད་པའི་ཁམས་), có Ái dục về giới tính và những ái dục khác.
    Trong dục giới có những loại hữu tình sau:

    Ngạ quỷ (zh. 餓鬼, sa. preta)
    Địa ngục (zh. 地獄; naraka);
    Loài người (人世, sa. nāra)
    Súc sinh (畜生, sa. paśu)
    A-tu-la (阿修羅; asura)
    Sáu cõi Thiên ở cõi dục (lục dục thiên 六欲天):
    Tứ thiên vương (zh. 四天王, sa. cāturmahārājika);
    Đao lợi (忉利) hay Tam thập tam thiên (三十三天, sa. trayastriṃśa);
    Dạ-ma (夜摩, sa. yāmadeva) hoặc Tu-dạ-ma thiên (須夜摩天, sa. suyāma);
    Đâu-suất thiên (兜率天, sa. tuṣita);
    Hoá lạc thiên (化樂天, sa. nirmāṇarati);

    Tha hoá tự tại thiên (他化自在天, sa. paranirmitavaśavarti);

    2. Sắc giới (zh. 色界, sa. rūpaloka, rūpadhātu, bo. gzugs khams གཟུགས་ཁམས་): các vị ở đây thuộc nam tính nhưng đã chấm dứt mọi dục tính, ăn uống, nhưng còn có khoái lạc. Đây là thế giới của các thiên nhân trong cõi Thiền (sa. dhyāna). Hành giả tu tập thiền định có thể tái sinh trong cõi sắc. Sắc giới gồm bốn cõi, mỗi cõi lại được chia làm nhiều cõi thiên khác nhau:

    Sơ thiền thiên (zh. 初禪天) với ba cõi thiên sau:
    Phạm thân thiên (zh. 梵身天, sa. brahmakāyika);
    Phạm phụ thiên (zh. 梵輔天, sa. brahmapurohita);
    Đại phạm thiên (大梵天, sa. mahābrahmā).
    Có hệ thống ghi thêm cõi thiên thứ tư của Sơ thiền thiên là Phạm chúng thiên (zh. 梵眾天, sa. brahmaparśadya).
    Nhị thiền thiên (二禪天) với ba cõi sau:
    Thiểu quang thiên (少光天, sa. parīttābha);
    Vô lượng quang thiên (無量光天, sa. apramāṇābha);
    Cực quang tịnh thiên (極光淨天, sa. abhāsvara, cựu dịch là Quang âm thiên 光音天).
    Tam thiền thiên (三禪天) bao gồm:
    Thiểu tịnh thiên (少淨天, sa. parīttaśubha);
    Vô lượng tịnh thiên (無量淨天, sa. apramāṇaśubha);
    Biến tịnh thiên (遍淨天, sa. śubhakṛtsna).
    Tứ thiền thiên (四禪天) gồm có:
    Vô vân thiên (無雲天, sa. anabhraka);
    Phúc sinh thiên (福生天, sa. puṇyaprasava);
    Quảng quả thiên (廣果天, sa. bṛhatphala);
    Vô tưởng thiên (無想天, sa. asāṃjñika);
    Vô phiền thiên (無煩 天, sa. avṛha);
    Vô nhiệt thiên (無熱 天, sa. atapa);
    Thiện kiến thiên (善見天, sa. sudarśana);
    Sắc cứu kính thiên (色究竟天, sa. akaniṣṭha);
    Hoà âm thiên (和音天, sa. aghaniṣṭha);
    Đại tự tại thiên (大自在天, sa. mahāmaheśvara).
    Có sách xếp Vô tưởng thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên, Sắc cứu kính thiên, Hoà âm thiên dưới tên Tịnh phạm thiên (淨梵天), không thuộc về Tứ thiền thiên.

    3. Vô sắc giới (無色界, sa. arūpaloka, arūpadhātu, bo. gzugs med khams གཟུགས་མེད་ཁམས་, gzugs med kyi khams གཟུགས་མེད་ཀྱི་ཁམ ་): thế giới này được tạo dựng thuần tuý bằng tâm thức và gồm Bốn xứ (sa. arūpasamādhi). Vô sắc giới gồm:

    Không vô biên xứ (zh. 空無邊處, sa. ākāśanantyāyatana);
    Thức vô biên xứ (zh. 識無邊處, sa. vijñānanantyāyatana);
    Vô sở hữu xứ (zh. 無所有處, sa. ākiṃcanyāyatana);
    Phi tưởng phi phi tưởng xứ (zh. 非想非非想處, sa. naivasaṃjñā-nāsaṃjñāyatana)
    Hành giả tu học Tứ thiền bát định có thể tái sinh vào bốn xứ này.

  3. #13
    Totha_Lien
    Guest

    Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh - Dịch Nghĩa

    Thân chào tất cả cô chú anh chị em học viên lớp 2 các khóa học mới và củ gần xa!

    Hôm nay Liên xin chia sẻ 3 đề tài mà Thầy đã giảng tại lớp 2 khóa học khai giảng ngày 22-5-2012

    1/ Bảng dịch nghĩa Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Thầy giảng hoàn tất ngày 27 -7-12)
    2/ Bản Đồ Hành Trình Tâm Thức
    3/ Chánh Tam Bảo ( Phật - Pháp - Tăng)


    Tâm tròn-Trí sáng-Thể hài hoà (cùng vạn pháp), chính là tiêu chí thiết yếu dẫn đến thành tựu trong phương pháp học tập cách thức (pháp môn) luyện tập để chỉnh sửa (tu tập) giúp Thân-Tâm cân bằng và hoà hợp cùng môi trường sống hiện nay do Công ty TOTHA nghiên cứu thành môn học hoàn chỉnh, được gọi là Khoa học Tâm Thức. Điều kỳ diệu luôn đến với mọi người khi đã tu chỉnh đạt thành tựu hợp nhất Trí-Tâm một cách đúng đắn (Chánh Định) tiến đến sự hoà hợp cùng Vũ Trụ đại đồng Chân-Thiện-Mỹ --> đó chính là chìa khoá giúp Tuệ giác (trí giác xuyên suốt mọi chướng ngại) được khai mở. Nếu chúng ta gắng công luyện tập (công phu), cố gắng quán sát không tự mãn bởi những thành quả đạt thành của mình (bất chấp ngã), mà hãy luôn tri kiến và tư duy phối hợp cùng tâm đại thừa trải rộng (bồ-tát) khắp nơi (phổ độ) sao cho công phu hành trì ngày càng tinh tấn đến tận sự tột cùng (ba-la-mật-đa) để nhận ra đúng bản chất của mọi sự vật và hiện tượng (chư pháp) thảy đều không tồn tại thuộc tính xác lập trạng thái bình ổn (vô tướng), chỉ là sự kết nối và tương tác lẫn nhau (nhân duyên) để tạo thành (sanh), đồng thời cũng chính do sự kết nối và tương tác lẫn nhau mà chuyển hoá (diệt) cứ thế mà sanh-diệt-sanh-diệt-...liền liền (sát na vô thường), quy luật tất yếu (lẽ thật) của tự nhiên. Dùng tư duy sáng suốt quan sát (minh sát) để thấu hiểu (tri kiến) rõ chân lý "Chư Pháp Vô Tướng đồng bất chấp Vô Thượng Vô Đẳng", đó chính là tận cùng của sự hoàn hảo (Bát-nhã Ba-la-mật-đa) về trí tuệ thấu quán xuyên suốt nhận ra đúng (Giác Ngộ) quy luật của Vũ Trụ Đại Đồng hay chân tướng thật sự (bản lai diện mục) của Vũ Trụ Không có khởi đầu (Vô Thuỷ) và Không có kết thúc (Vô Chung) hay Không Sanh Diệt (Như Lai) . Đây chính là đề tài mà TOTHA đã giảng giải cho các khoá học II được trích dẫn từ nội dung đề cập trong Bát-nhã tâm kinh của Phật học.

    1- BẢN DỊCH NGHĨA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

    Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Kinh nói về Tâm đạt đến sự hoàn hảo cùng cực cực hoặc cũng có thể dịch nghĩa tương đương là Kinh trọng tâm diễn luận đến bến bờ tận cùng của sự hoàn hảo xuyên suốt khắp tam giới)
    - Bát nhã (sa.prajñā, pi. pañña : Hoàn hảo, Xuyên suốt)
    - Ba-la-mật-đa (sa. pāramitā, pi. pāramī : Cùng cực, Tận cùng, Hoàn thành, Bờ bên kia)


    Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm : Thường xuyên thực hành quán chiếu một cách tự tại ngày càng uyên thâm Tâm đại thừa trải rộng vô biên (Từ, Bi, Hỉ, Xả)
    Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời : (Đồng thời trí xuyên suốt đến tận cùng)

    Chiếu kiến ngũ-uẩn giai không (để soi thấy Danh và Sắc đều Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã),
    độ nhất thiết khổ ách, (chính là con đường duy nhất thiết thực giúp thoát khổ nạn).

    "Xá-Lợi-Tử (Quảng Trí) (“ Hãy mở rộng Trí ra để nhận biết rằng”),

    Sắc bất dị Không, “ (Đất, nước , gió, lửa)Sắc (Thân) không khác gì (Thọ, tưởng, hành, thức) Danh (Không Sắc)
    hoặc Không phải Thân đang xét đều cùng chung tính chất Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã).


    Sắc bất dị Không, “ Đất, nước , gió, lửa” (Sắc/Thân)không khác gì “Thọ, tưởng, hành, thức” (Danh /Không Sắc)
    hoặc Không phải Thân đang xét đều cùng chung tính chất Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã).

    Không bất dị Sắc, Danh (Không sắc) chẳng khác gì Thân đang xét hoặc thân khác (Sắc) cũng đều là vô thường và vô ngã như nhau.

    Tổng quan:

    Sắc tức thị Không, (Sắc đúng không thể nhận biết bằng lục căn)

    Không tức thị Sắc.(Không nhận biết bằng lục căn chính là sắc thực) (chỉ nhận biết bằng tuệ giác)

    Chúng sanh:

    Sắc tức thị Không, (“Đất, nước, gió, lửa” đúng là không trường tồn, không tự tánh riêng)

    Không tức thị Sắc.(Không trường tồn, Không có tự tánh (Không) đúng là nhận thấy được (Sắc))

    Thọ,Tưởng,Hành,Thức diệc phục như thị (Thọ, Tường, Hành, Thức cũng đều như vậy)

    Xá-Lợi-Tử! (Quảng Trí) (“ Hãy mở rộng Trí ra nhận biết rằng”),

    thị chư pháp không tướng, bất sinh , bất diệt, bất cấu , bất tịnh, bất tăng , bất giảm.(để nhận định rõ mọi sự vật hiện tượng đều không cố định (không tướng) (do nhân duyên hình thành), không tự sinh, khônng tự diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm)

    Thị cố không trung vô sắc, vô thọ , tưởng , hành , thức. (Cố gắng nhận rõ ra Tính Không để không bị vướng vào Sắc, Không bị vướng vào Danh (Thọ, tưởng, hành, thức))

    Vô nhãn , nhĩ , tỷ thiệt , thân , ý; (Không chấp vào lục căn)

    vô sắc ,thanh , hương , vị ,xúc , pháp ; (không chấp vào Lục thức)

    vô nhãn giới , (Không vướng vào sự thấy trong tam giới (Vô sắc, sắc, dục));

    nãi chí vô ý thức giới. (cho đến không vướng chấp ý vào tam giới)

    Vô Vô-minh diệc , vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
    (Cũng vậy không còn không sáng suốt, chấm dứt vô minh (mê muội) cho đến không còn già chết nữa, tức chấm dứt sự già chết)

    Vô Khổ , Tập , Diệt , Đạo , (không còn phải Khổ, không còn những yếu tố gây khổ(Tập) đeo bám nữa, không còn phải lo Diệt khổ nữa, không còn phải tu Bát Chánh Đạo nữa)

    vô Trí diệc vô Đắc, dĩ vô sở đắc cố , (không còn vướng vào suy nghĩ (trí) nữa, không còn đắc thành, không còn phải bám vào sự đắc thành nữa)

    Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật--đa cố, (cố Phát Tâm Bồ Tát tỏa sáng cùng với Trí Bát Nhã đúng đắn đến cùng cực)

    tâm vô quái ngại, (tâm không còn vướng mắc vào mọi chướng ngại nữa)

    vô quái ngại cố, (không phải cố gắng để vượt chướng ngại nữa)

    vô sở hữu khủng-bố, (tâm không còn bị rối loạn nữa)

    viễn ly điên đảo mộng-tưởng, cứu cánh Niết-Bàn, (vĩnh viễn cắt đứt điên đảo mộng - tưởng, đó là cứu cánh Niết bàn)

    Tam thế chư Phật, (mọi sự tu tập để đạt Giác Ngộ(chư Phật) trong tam giới (tam thế giới))

    y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, (cần cố gắng hành trì đúng đắn hoàn hảo đến cùng cực)

    đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam bồ-đề.(đạt đến thành tựu được tuệ giác viên mãn)

    Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa,( Cố gắng thấu quán tính Bát Nhã đến cùng cực)

    thị đại thần chú, (bằng cách tập trung tinh thần rộng khắp)

    thị đại minh chú, (tập trung tỏa sáng Tâm Bồ Đề rộng khắp)

    thị vô thượng chú, (nhận thức đúng không còn chấp vào sự tối cao)

    thị vô đẳng đẳng chú, (tập trung một cách đúng đắn không chấp bình đẳng đó là bình đẳng)

    năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.(phát công năng giúp chúng sanh tiêu trừ mọi khổ nạn, đó chính là lẽ thật không hoại)

    Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú .( cố gắng thuyết giảng Tính Không đến tận cùng)

    Tức thuyết chú viết: (Nghĩa là)

    '" Yết-đế , yết-đế , Ba-la yết-đế . Ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát-bà-ha ".(Vượt qua, vượt qua, vượt qua đến bờ bên kia, vượt qua hoàn toàn, Tuệ giác thành tựu)

  4. #14
    Totha_Lien
    Guest

    2- Bản đồ hành trình Tâm Thức


  5. #15
    Totha_Lien
    Guest

    Chánh Tam Bảo( Phật - Pháp - Tăng)

    3 -CHÁNH TAM BẢO (PHẬT - PHÁP - TĂNG)


    PHẬT (Sự giác ngộ)

    PHÁP (Thị Kiến Chư Pháp Vô Tướng)

    TĂNG (Trí Bát-nhã và Tâm Bồ-đề Ba-la-mật-đa)

    Nghĩa là:

    Cuối cùng để đạt đến tận cùngSự Giác Ngộ (Trí Siêu việt và Tâm Đại thừa thấu quán đến cùng cực = PHẬT) ở đây không còn nói về con người nữa mà là sự giác ngộ (vì qua khỏi cõi vô sắc giới là đã không còn hình tướng) lên đến cõi này là sự giác ngộ, sự hòa đồng, tâm trí tỏa sáng đến cùng cực.

    Muốn thành tựu được sự giác ngộ thì phải thấy được thật tướng của tất cả các pháp là vô tướng - Thị kiến chư pháp vô tướng (PHÁP)

    Muốn thấy được chư pháp vô tướng thì chúng ta phải làm sao cố gắng vượt bật tất cả tới bờ bên kia để cho trí và tâm chúng ta tỏa khắp nhưng không chấp vào sự tỏa khắp đó – Trí Bát Nhã và Tâm Bồ Đề ba la mật đa (TĂNG)

    PHẬT – PHÁP – TĂNG chính là ba khái niệm cần bảo lưu một cách đúng đắn (Chánh Tam Bảo) trong tâm thức kết nối cùng trí quán sát của hành giả (người tu tập tìm đường giải thoát), thị ứng tuỳ theo căn duyên khởi tướng, tức là quán sao thấy vậy (quán người thấy người, quán vật thấy vật, quán thần thông thấy thần thông,...). Việc tu tập đúng chánh pháp đó là cần cố gắng quán Trí Bát nhã Tâm Bồ tát Ba-la-mật-đa xuyên suốt vạn pháp để thấy được Tính Không. Tu tập công phu đến mức độ cao cần phải hiểu đúng ngữ nghĩa như trên (Chánh Ngữ) để không bị sai đường lạc lối một cách đáng tiếc, rẽ lối sang sát na ái dục, chịu cuốn theo danh, sắc giai không, dẫn đến thủ hữu ngã, pháp vô tướng... đành phải chịu lặn chìm mãi trong biển sinh tử vô lượng kiếp...(tựa như mù vừa thấy được cho màu đen luôn là màu đúng của mình, khi té đau mới lần hồi thức tỉnh).

    “Yết đế, yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”

    Chữ Tăng: có nghĩa là phải tăng trưởng tư duy mình lên, tăng trường tâm mình lên để dần tiến tới sự hoàn hảo (Trí Bát-nhã và Tâm Bồ-đề Ba-la-mật-đa).

    “Quán tự tại bát nhã ba la mật đa thời” . Đa thời là luôn luôn tăng trưởng công phu (tinh tấn) đến mức hoàn hảo xuyên suốt tận tới bờ bên kia, đến cực cùng (Ba-la-mật-đa) hiểu biết về những diễn biến của mọi sự vật hiện tượng trong ta, quanh ta lẫn ngoài ta..., cuối cùng ta sẽ nhận ra đúng thực vạn pháp là vô tướng, do đó tâm sẽ không còn bị vướng mắc vào chấp pháp và chấp ngã nữa. Đó chính là Tính Không của ta - tức tự tánh của vạn pháp.

    Chư pháp hiện tướng là bởi do sáu căn, và ngũ uẩn của mình còn bị vướng kẹt (bất thanh tịnh, thủ ái dục, chấp trước ngã, pháp) Muốn thấy được chư pháp vô tướng thì phải cố gắng tăng trưởng trí và tâm mình đến mức cùng cực, để mình quán sát lấy nó.

    Thấy pháp còn tướng là sáu căn của mình chưa sạch (bất thanh tịnh), ngũ uẩn của mình chưa ổn (thủ ái dục), quán xét truy vấn để chỉnh sửa cho đến khi nào sáu căn chúng ta trong sạch và Thân-Tâm mình bình ổn, thì sẽ dần tự tại soi thấy ngũ uẩn giai không, rồi sẽ thấy được các pháp là vô tướng. Đó là do sự hạn chế của sáu căn trần tục nhận thông tin phản chiếu qua lăng kính của lục trần lừa mình, cũng từ sự thủ kiến mà ra, từ quá khứ do mình chấp vào nó, nên sở hữu cái không thật, tức là sáu căn lừa mình khiến cho mình cứ luẩn quẩn hoài, ôm lấy hoài danh sắc vô thực mà cho nó là thật, nên nó luôn hiện hữu trong ta phát sanh ra nhiều hành vi giả hợp....

    Muốn thấy được chư pháp vô tướng này thì phải cố gắng để nhận thấy rằng, “chiếu kiến ngũ uẩn giai không (danh sắc không có, nó cũng là sự vật hiện tượng là Pháp), Lục căn, lục trần cũng giai không

    Phật dạy: Muốn thành tựu giác ngộ tất cả phải nhớ nắm lấy bảo lưu tận tâm khảm của mình ba yếu lĩnh (Tam Bảo) này một cách tường minh, đó là :

    1/ Sự Giác Ngộ (Vô Thượng Vô Đẳng Đẳng Giác) ( PHẬT)
    2/ Thị kiến chư Pháp Vô Tướng ( PHÁP)
    3/ Trí Bát Nhã &Tâm Bồ đề ba la mật đa (TĂNG)

    Phật – Pháp – Tăng hàm chứa rất nhiều nghĩa xuất phát từ tri kiến và tư duy tu học dần đến tuệ giác quán thấu, chứ không chỉ đơn giản như mọi người từng nhầm tưởng...chính vậy cuối thế kỷ thứ 6 lục tổ Huệ Năng đã dẫn giải Tam Bảo Chánh-Giác-Tịnh thay cho Phật-Pháp-Tăng.

  6. #16
    Totha_Lien
    Guest

    Đề thấy được Ngũ uẩn, Lục Căn, Lục Trần đều giai không

    Để thấy được là ngũ uẩn giai không, lục thức, Lục trần, lục căn cũng đều giai không thi phải quán tự tại

    Muốn tự tại được chúng ta Phải định tâm được

    Nghĩa là trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh : đi, đứng, nằm, ngồi đều quán được liền mà không bị dấy khởi bởi bất kỳ thông tin nầy nọ của ngày hôm qua, hôm kia, sắp tới mình cần phải làm cái gì..., quán được một lúc nữa thì xuất hiện thông tin dấy lên là đang thèm cái gì, muốn cái chi chi..., đan xen nhớ chuyện hôm qua hôm kia, hôm nọ, tưởng tưởng đủ thứ chuyện sắp tới..? --> Thân-Tâm mình rõ ràng không tự do dừng lại (định) tại một thời điểm theo mong muốn, đó chính là sự bất tự tại. Muốn thành tựu tự tại, tức là ta cần phải tìm cách (giải pháp) để chỉnh sửa (tu chỉnh) lại Thân-Tâm mình thoát khỏi sự vướng kẹt bởi thông tin thu nhận gây nhiễu loạn (thọ tưởng) nữa, cần tập luyện chỉnh sửa (tu tập) để định tâm được. Khi định tâm được thì ta sẽ không còn vướng những chướng ngại linh tinh trong đời sống ô trược nữa,

    Muốn định tâm được thì Thân, Thụ, Tâm, Pháp phải được hài hòa, Tâm hiện đang nhốt trong Thân, và mọi vận hành của thân chưa hài hòa được sẽ không định được và không tự tại được. Phải đối chiếu pháp ngược về xem lại bát chánh đạo.

    Muốn thân thụ tâm pháp hài hòa thì phải làm sao?

    Đáp:

    Hiện tại Thân ta đang bị vướng vào đời sống (Mạng), vào hành động (Nghiệp) của mình.

    Đời sống của mình xem lại chánh mạng đã đúng chưa, chánh mạng chưa đúng thì không bao giờ niệm được, muốn biết chánh mạng đúng chưa hãy lấy Ngũ Giới – Bát Hòa ra để đối chiếu.

    Hành động xem lại chánh nghiệp chúng ta lấy Thập Thiện Nghiệp hay Thập Nhị Thái Hòa ra để đối chiếu, hoàn thành được những chánh mạng chánh nghiệp rồi nó không còn năng lượng rối, năng lượng trược, hoàn toàn tách được năng lượng đen đó mình mới cố gắng tinh tấn cho nó ngày càng sạch sẽ hơn, tinh là tinh khiết, tấn là tiến lên, khi đã tinh tấn sạch sẽ rồi, thì thân thụ tâm pháp chắc chắn sẽ vững.

    NếuThân Thụ Tâm Pháp chưa vững thì hãy cố rà soát xem lại cách sống của mình đúng chưa (Chánh Mạng)?, hành động của mình với chính mình và với cuộc sống nầy có chắc là đúng không (Chánh Nghiệp)? , hãy đối chiếu lại bài học Bát Hoà và Thập Nhị Thái Hoà để mà xem xét lại, nếu ta thực hiện chưa đúng --> chưa thể nào khai trừ hết năng lượng đen (chướng nghiệp) ra khỏi Thân-Tâm của mình được --> thì tức nhiên Thân, Thụ, Tâm, Pháp mình cũng sẽ không thể nào vững vàng được, còn cho là đúng những vẫn còn tàn nghiệp, chướng nghiệp, nó cũng làm trục trặc ảnh hưởng tới mình. Một thử nghiệm đơn giản là khi anh/chị chuyển động đôi tay mình tạo nên các thức hài hoà trong bài tập khó khăn là ở chổ đó, vì bên trong mình hãy còn rối nên chưa thể hoà hợp dễ dàng Thân-Khẩu-Ý so với khi ta đã tinh tấn tập luyện để chỉnh sửa (tinh tấn tu tập) thành công thuần ý (không còn tạp nhiểu Tham, Sân, Si) và tâm mình tròn sáng (rộng mở, từ hoà, sáng suốt) thì tất nhiên mọi hành vi của Thân-Khẩu-Ý của ta cũng sẽ là hoàn chỉnh kéo theo (Hiệu ứng sinh học tương tác sóng-hạt đồng pha) --> đôi bàn tay mình chuyển động sẽ thật là nhẹ nhàng, chính xác đồng pha cùng âm thanh phát ra Ô, A tròn đầy, đồng pha cùng ý dẫn cảm giác lúc nầy trong ta vô cùng an ổn, hạnh phúc vô cùng, thân ta, tâm ta như đang hoà mình trong vũ trụ tinh khiết của tình yêu thương vô bờ bến...

    Nếu những hành vi (nghiệp) của mình, cụ thể trong hiện tại chính là nghề nghiệp mình, nếu làm đã thực hiện đúng như giáo pháp Thập Thiện clúc thực hành chúng ta vẫn chưa hoà hợp được trạng thái Thân-Khẩu-Ý như đã dẫn --> trong ta hãy còn chưa sạch Năng lượng đen (chướng nghiệp) tàn ẩn --> hãy cố gắng quét trừ nó ra bằng những hành động việc tốt đẹp của mình (Thiện Nghiệp) cùng với đời sống hàng ngày quanh ta nhằm để nó đối trị và loại trừ ra chướng nghiệp còn tàn ẩn đó là giải pháp duy nhất! . Nếu chưa đủ sức mình tự giải thì ta nên dùng kết nối cùng tập thể (tạo nên hiệu ứng đám đông), cùng đại gia đình TOTHA tham gia đồng tâm. Đối chiếu lời dạy của Đức Phật : “ Nên dùng sức đồng thể đại bi, lòng từ vô duyên để đối xử với mọi người và sự việc, tâm lượng rỗng rang có thể dung nạp được tất cả chúng sanh, mới có thể diệt ác, đếm hơi thở quán tâm có thể đạt được giải thoát".

    Chúng ta cần phải tập tư duy truy vấn ngược về nguồn chánh pháp đã học, còn pháp thuộc làu làu mà chưa biết vận hành đi ngược lại, đặt vấn đề tại sao phải vậy, có giải pháp nào hay hơn nữa hay không...Ngày xưa, lúc nhập định Đức Phật cũng vậy, ngài tri kiến và tư duy cho việc giải thoát bằng cách đặt vấn đề truy vấn ngược để tìm ra bản chất của vạn pháp biến chuyển theo nhân duyên mà thành), sau đó thì ngài mới đúc kết lại vấn đề thiết thực (pháp như lai không có gì khác hơn là nói về khổ và cách diệt khổ, nếu chúng sanh thấy được lẽ thật nầy thì như lai không thuyết pháp), Đức Phật đã tinh lọc lại những cốt lõi thiết thực để giảng giải sao cho mọi người, mọi giới cùng hiểu, cùng nhận ra (lá trong rừng kia nhiều vô số kể, điều thiết thực như lai cần nói cho mọi người ví như lá trong nắm tay nầy...).

    Tóm lại: Muốn thành tựu được mọi việc một cách tự tại --> điều thiết thực đó là chúng ta phải định được tâm mình. Tâm không định, bất ổn, do những cảm thụ (sắc, thanh, hương, vị ,xúc, pháp) của mình chưa ổn (tưởng, thức xáo trộn), do thân mình chưa ổn, còn bám víu, còn bị lôi cuốn bởi sự vật hiện tượng bên trong lẫn bên ngoài (chấp thủ nội pháp và ngoại pháp) --> Thân-Thụ-Tâm-Pháp chưa đồng hoà (bất an trụ).

    Thân-Thụ-Tâm-Pháp không ổn định là do đời sống của mình chưa đúng (bất chánh mạng), do hành động của mình với đời sống chưa đúng (bất chánh nghiệp), muốn biết sao là đúng/sai (có nhiều người không biết mình đúng/sai) thì phải dùng tri kiến và tư duy mình cố gắng đối chiếu và quán xét chánh pháp đã được học, chứ không còn cách nào khác để thay thế cho sự lười biếng, mê muội, vọng tưởng điên rồ...Hạng người thiếu tri kiến và tư duy thì nói hoài cũng vậy thôi, khó thể nào tu tập cho thành tựu được.

    Thấy được chân lý rồi thì hãy cố gắng tinh tấn trau dồi Thân-Thụ-Tâm-Pháp mình càng ngày càng sạch sẽ hết không còn bị vướng bởi những tác động từ bên ngoài, không còn vướng bên trong, trạch vấn nội/ngoại pháp (trong thất giác chi có nói) chúng ta phải trạch vấn chúng ta, phải truy vấn đặt dấu hỏi với mình đúng chưa , đối chiếu ra ngoại pháp và nội pháp để mà dò tim cho cặn kẻ.

    Đúng sạch sẽ (thanh tịnh) rồi, thì Thân-Tâm mình không còn bị năng lượng xung quanh tác động ngược pha nữa và khi năng lượng đen không còn thì lúc đó Thân-Thụ-Tâm-Pháp chắc chắn sẽ đạt hài hòa --> từ từ tiến dần thành chánh định mà không phải sợ bị dính mắc vào các chướng ngại (Ngũ triền cái) do sự hấp tấp (si pháp), miễn cưỡng tìm mọi cách ép định một cách máy móc đếm hơi thở cưỡng ép tâm, trí rỗng = vô thức tự kỷ theo truyền thống mà chẳng hiểu rõ sự hoàn thành chánh niệm trước khi tiến tới sự định tâm một cách tự tại (Chánh Định) với mọi lúc, mọi nơi trong từng hành động của mình hằng ngày qua sự thực hành chánh niệm, mà không cần phải tìm mọi cách cưỡng chế trí, tâm mình một cách vô thức sẽ gây nên những hiệu ứng thứ cấp : trầm uất, khởi sân, điên đảo vọng tưởng, loạn thức,...để tránh phải trả giá cho sự sai lầm đáng tiếc nầy! Chúng ta cần lưu ý.

    Sau khi đã hoàn thành Chánh Định được rồi --> Thân-Tâm ta mới thật sự thành tự tại --> Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời Chiếu kiến ngũ-uẩn giai không tìm thấy Tánh Không. Hãy tinh tấn từng bước đi, chánh pháp phật học nguyên thuỷ rất rõ ràng không đâu mà trật được. Chỉ có hạng người mê muội (biên, thủ, nghi, mạn, tà kiến) mới không thấy được mà thôi...

    Nguồn http://www.totha.vn/totha_detail.php?id=9

  7. #17
    aiquocv
    Guest

    "Trên cả tuyệt vời"

    Thật là...khó mà diễn tả hết những xúc cảm từ tận cùng của riêng tôi khi đọc tới, lui hàng trăm lần đề tài : "Tận cùng của sự hoàn hảo", trong tôi màn vô minh gần như tan biến sạch, tận trí tâm mình dường như đang được dung hoà cùng nguồn ánh sáng TOTHA Chân-Thiện-Mỹ. Suốt từ bấy lâu nay, tôi cùng các đồng hữu của mình lúc nhàn rỗi thường giao lưu với nhau về những đề tài tôn giáo và tâm linh, chúng tôi cũng hay luôn quan tâm và cùng nhau nghiên cứu luận giải đến Bát nhã tâm kinh, và cũng đã từng nghiên cứu tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau, xét thấy nội dung hầu như đều cuốn theo sự diễn giải dị kiến viễn lập, chưa giúp chúng tôi thật sự thọ cảm một cách tường minh như đúng nghĩa của hai từ Bát nhã. Và tôi đã vở oà lên khi vừa đọc xong bốn chữ : "Tận cùng của sự hoàn hảo", mang ra luận bàn cùng các đồng hữu, chúng tôi thật sự tâm đắc và đồng nhận định chung với nhau về quan điểm kiến luận thật sự logic, đồng thời mang tính đại chúng đến nỗi chúng tôi phải thốt lên trong niềm xúc cảm dâng tràn sự hạnh phúc : "Ngữ nghĩa thật giản dị đến phi thường"...

    Riêng tôi, khó thể diễn tả hết trong tận ý thức hiện hữu của mình, hình như loé lên cảm nhận tồn tại điều vượt ngoài giới hạn - vô ý thức giới - của pháp thân ngũ uẩn thô sơ nầy. Tôi chỉ còn mỗi ý cảm hiện thể để nói ra bằng lời, đó là : "Trên cả tuyệt vời". Cám ơn Totha_Liên đã trì công đăng tải những bài viết thật vô giá, xin chân thành tri ân gia đình Totha Chân-Thiện-Mỹ luôn mang đến cho đời hạnh phúc đích thực và ánh sáng tri thức tường minh.

    Cầu chúc an lành và hạnh phúc.

  8. #18
    trikien
    Guest

    Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác?

    Tôi cùng các đồng hữu của mình thật vô cùng tâm đắc, vô cùng mãn nguyện, chúng tôi thật sự khâm phục cách diễn giải của TOTHA về ý nghĩa của sự chứng quả Phật thừa [thấy được thật tướng của tất cả các pháp là vô tướng --> thị vô thượng chú (nhận thức đúng không còn chấp vào sự tối cao), thị vô đẳng đẳng chú (tập trung một cách đúng đắn không chấp bình đẳng đó là bình đẳng)] đồng nghĩa với Chân Không thể nhập. Từ bấy lâu nay chúng tôi cứ hằng ngỡ rằng cụm từ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Vô Thượng Y Vương, Vô Lượng Chân Quang,... đại diện cho sự tối thượng chứng đắc của quả vị Phật xét ra tính tương thích với hai chữ Tánh Không (không còn vướng chấp vào Pháp, Ngã) thì chưa hài hoà về ý niệm. Xét lại : Vô Thượng mang ý nghĩa không còn chấp vào sự tối cao, Vô Đẳng mang ý nghĩa không còn chấp vào sự ngang bằng thì rõ ràng ý nghĩa Tánh Không thể nhập cùng Đại Thừa Tâm hoàn toàn đồng hoà (Chánh Đẳng Chánh Giác) hợp nhất cùng Chân Không Diệu Hữu. Tâm trạng tôi cũng như bạn aiquocv không thể diễn tả hết cảm xúc mình, thật là "Trên cả tuyệt vời". Cám ơn Totha_Liên đã trì công đăng tải những bài viết thật vô giá, xin chân thành tri ân gia đình Totha Chân-Thiện-Mỹ luôn mang đến cho đời hạnh phúc đích thực và ánh sáng tri thức tường minh.

+ Trả lời Chủ đề
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 1 2

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình