+ Trả lời Chủ đề
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 1 2
Kết quả 11 đến 19 của 19

Chủ đề: ''Cô gái vong hành'' và những khả năng kỳ dị

  1. #11
    Totha_Kien
    Guest

    Re: ''Cô gái vong hành'' và những khả năng kỳ dị

    Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy (khoa học, tâm linh, tôn giáo), nghiên cứu hay phân tích cũng như đánh giá một vấn đề gì, hãy chớ nên vội vàng theo tư kiến riêng mình sẽ dễ dẫn đến biên, thủ kiến mà ta hãy tri kiến và tư duy đúng đắn (chánh) đối chiếu trên, dưới, trước, sau một cách rõ ràng mạch lạc cùng thành tựu thực tế - thực tế chính là thước đo chân lý - ta ắt biết nhận thức, hành trình đi đến...của mình là đúng, sai minh bạch.

    Cuộc hành trình nơi cõi giả
    Mỗi người theo mỗi ngã
    Ai tìm ra chân lý
    Người ấy đi đúng đường

    1/- Trong bài viết của mình về nội dung 'Thần thông không thắng được luật nhân quả', ý từ phân biệt rõ ràng, chẳng thể lý ý so sánh thần thông và nhân quả như bạn minhtriet đề cập.

    2/- Bạn có thể chỉ rỏ giúp tôi và mọi người cùng đối chứng thực tế hiện có chân sư nào dùng thần thông giúp mọi người thoát được luật nhân quả, cụ thể : không còn u tối, mê muội, đau khổ, tai nạn, bạo bệnh,...?

    3/- Bạn xem lại quan điểm của mình quy đồng thần thông bao gồm huệ thông?!! đồng nghĩa cõi Atula (Thần thông cấp trung), Trời (Thần thông cấp cao) bao gồm huệ thông A La Hán?!!

    4/- Ta cần phân biệt việc giữ gìn đạo đức trong đời sống và hạnh tu tập huệ đức (trì giới + phát tâm từ bi cứu độ) khác hẵn xa cả ý nghĩa lẫn sự hành trì....

    5/- Ta cũng cần phân biệt Trí Huệ và Trí Tuệ. Đã thành tựu Trí Huệ tức là đã thành tựu Giới-Định-Tuệ, tức Trí-Tâm đã hoà hợp đồng thể tính tự nhiên (tự tính).

    6/- Ta cần xem lại cụm từ 'giác quan chân ngã' mà bạn minhtriet sử dụng, theo pháp lý giác ngộ (phật pháp), thì khi tu tập thành tựu thánh quả A La Hán (Diệt Thọ Tưởng Định) các giác quan thông thường (nhận từ lục căn) để giao thức cùng lục trần phóng chiếu vượt qua tam cõi, đó chính là tuệ giác thành tựu thì mới không còn vướng mắc vô ngã nữa, tức là trực nhập tựu trung chân ngã (Niết Bàn tịnh tĩnh không).

    7/- Trong kinh đại thừa nói về Thập đại đệ tử Phật :

    Thập đại đệ tử (zh. 十大弟子, bo. ཉན་ཐོས་ཉེ་འཁོར་བ ུ་) là mười đệ tử quan trọng của Phật tổ Thích-ca Mâu-ni, hay được nhắc nhở trong kinh sách Đại thừa (sa. mahāyāna):
    1. Ma-ha-ca-diếp (zh. 摩訶迦葉, sa. mahākāśyapa, bo. འོད་སྲུང་ཆེན་པོ་): Đầu-đà (tu khổ hạnh) đệ nhất, được xem là Sơ tổ Thiền tông Ấn Độ; ông là người yêu cầu mở đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên của Phật giáo.
    2. A-nan-đà (zh. 阿難陀, sa. ānanda, bo. ཀུན་དགའ་བོ་): Đa văn đệ nhất, người “nghe và nhớ nhiều nhất”, được xem là Nhị tổ Thiền tông Ấn Độ. A-nan-đà hay được trình bày trong tranh tượng đứng bên cạnh Phật cùng với Ma-ha-ca-diếp; tuy là Đa văn đệ nhất nhưng sau khi Đức Phật Niết-bàn ông mới chứng quả A-la-hán rạng sáng ngày kết tập kinh điển đầu tiên.
    3. Xá-lợi-phất (zh. 舍利弗, sa. śāriputra, bo. ཤཱ་རིའི་བུ་): Trí huệ đệ nhất, đệ tử quan trọng nhất của Phật trong các kinh Tiểu thừa (sa.hīnayāna); trước khi xuất gia, ông là một luận sư nổi tiếng trong giáo đoàn Bà-la-môn.
    4. Tu-bồ-đề (zh. 須菩提, sa. subhūti, bo. རབ་འབྱོར་): Giải Không (sa. śūnyatā) đệ nhất. Tu-bồ-đề thường xuất hiện trong kinh điển hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
    5. Phú-lâu-na (zh. 富樓那, sa. pūrṇa, bo. གང་པོ་): Thuyết Pháp đệ nhất;
    6. Mục-kiền-liên (zh. 目犍連, sa. mahāmaudgalyāyana, bo. མོའུ་འགལ་གྱི་བུ་): Thần thông đệ nhất, hay đi đôi với Xá-lợi-phất; sau khi xuất gia được 7 ngày ông đã đoạn trừ hết các lậu hoặc, chứng quả A-la-hán (阿羅漢; sa. arhat, arhant; pi. arahat, arahant)
    7. Ca-chiên-chiên (zh. 迦旃延, sa. katyāyana, bo. ཀ་ཏྱའི་བུ་): Biện luận đệ nhất;
    8. A-na-luật (阿那律, sa. aniruddha, bo. མ་འགགས་པ་): Thiên nhãn đệ nhất;
    9. Ưu-ba-li (優波離, sa. upāli, bo. ཉེ་བར་འཁོར་): Giới luật đệ nhất;
    10. La-hầu-la (羅睺羅, sa. rāhula, bo. སྒྲ་གཅན་འཛིན་): Mật hạnh đệ nhất, ông cũng là người con duy nhất của Thái tử Tất Đạt Đa (sau này thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni)

    8/- Câu chuyện qua sông không nói nhân vật là đức Phật, mà nói chung là một vị sư (người tu hành) của bất kỳ tôn giáo nào, miễn sao vị ấy tường minh Diệu Lý Tánh Không.

    Cuộc hành trình nơi cõi giả
    Mỗi người theo mỗi ngã
    Ai tìm ra chân lý
    Người ấy đi đúng đường


    Chúc mọi người thành công trên con đường tiến đến bờ giác của mình.


  2. #12
    minhtriet
    Guest

    Exclamation Diệu lý tánh không!!!

    Sơ lược câu chuyện : Ngũ Tổ bảo môn đồ trình kệ, ai Kiến Tánh thì được ngôi Tổ. Sư Thần Tú viết :
    Thân là cây Bồ Đề
    Tâm như đài gương sáng
    Thời thời phải lau chùi
    Chớ để cho bụi bám
    Cư sĩ Huệ Năng đọc bài kệ, biết Thần Tú chưa Kiến Tánh , nên đối lại như sau :
    Bồ Đề vốn không cây
    Gương sáng cũng không đài
    Xưa nay không một vật
    Nào chỗ bám trần ai
    nhờ bài kệ này, mà cư sĩ Huệ Năng được truyền ngôi Tổ.

    Đó là hai đường lối tu tập khác nhau trong cách hành thiền.Cách thứ nhất vẫn còn đứng trong âm dương thiên ác, cách thứ hai vượt trên âm dương thiện ác,vượt trên sự phân biệt ,nhị nguyên.
    http://www.khoahocngoaicam.de/thi%E1%BB%81n/

    Xin mời mọi người đóng góp thêm về chủ đề này .
    Chân thành cảm ơn !!!
    minhtriet

  3. #13
    Totha_Kien
    Guest

    Re: DPTK

    [Này các Kàlàmas, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời đồn hay bởi truyền thống, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời người khác nói, chớ để bị dẫn dắt bởi những gì ghi lại trong Kinh điển, bởi lý luận hay suy diễn, bởi xét đoán bề ngoài, bởi tán thành một lý thuyết nào đó, bởi lòng tôn trọng "vị Sa môn này là Thầy ta". Mà này các Kàlàmas, khi các vị tự mình biết rõ: "Những pháp này là bất thiện, những pháp này đáng bị khiển trách và bất lợi". Lúc ấy các vị hãy từ bỏ chúng... "Và này các Kàlàmas, khi nào các vị tự mình biết rõ: “Những pháp này là thiện, những pháp này là không lỗi và có lợi”, lúc ấy các vị hãy tiếp nhận và an trú trong pháp đó". Tăng Chi Bộ Tập I].

    1/- Huệ Năng (638 - 713) sinh quán Tân Châu-Lãnh Nam, nhà nghèo, xuất gia học phật lúc 24 tuổi thọ giáo Ngũ tổ Hoằng nhẫn tại chùa Đông Thiền, huyện Hoàng Mai, xứ Kỳ Châu. Huệ năng từ thuở nhỏ đến lớn thân tâm trong sạch nên ông ngộ đạo rất nhanh, thấu quán Diệu lý tánh không. Một hôm vào lúc nửa đêm, Huệ Năng lén vào thất của Ngũ Tổ, Tổ lấy Y cà sa che vây quanh, cho người ngoài chẳng thấy rồi Tổ giảng kinh Kim Cang, đến câu: "Nên không trụ vào đâu mà sanh ra tâm của mình." Huệ Năng nghe qua, đại ngộ được lẽ: Hết thảy muôn pháp đều chẳng rời khỏi tính tự nhiên, bèn bạch với Tổ: "Dè đâu tánh tự nhiên vốn tự thanh tịnh, dè đâu tánh tự nhiên vốn chẳng sanh diệt, dè đâu tánh tự nhiên vốn nó đầy đủ, dè đâu tánh tự nhiên vốn không lay động, dè đâu tánh tự nhiên thường sanh muôn pháp.". Tổ biết Huệ Năng đã ngộ về bổn tánh nên bảo thêm: "Kẻ nào chẳng biết bổn tâm thì học đạo vô ích. Nếu ai biết bổn tâm tự nhiên, thấy bổn tánh tự nhiên, tức thị kêu là bực trượng phu là Thầy của Trời, người là Phật.

    2/- Trước Huệ Năng, Thiền còn mang nặng ảnh hưởng Ấn Độ nhưng đến đời Sư, Thiền bắt đầu có những đặc điểm riêng của Trung Quốc. Vì vậy mà có người cho rằng Sư mới thật sự là người Tổ khai sáng dòng Thiền tại đây. Huệ Năng không chính thức truyền y bát cho ai, nên sau đó không còn ai chính thức là truyền nhân. Tuy nhiên Sư có nhiều học trò xuất sắc. Môn đệ chính là Thanh Nguyên Hành Tư và Nam Nhạc Hoài Nhượng là hai vị Thiền sư dẫn đầu hầu như toàn bộ các dòng Thiền về sau. Cả hai dòng này cũng được truyền đến Việt Nam qua các vị như Thảo Đường, Nhất Cú Tri Giáo, Vô Ngôn Thông và Chuyết Công.

    Sư là tác giả của tác phẩm chữ Hán duy nhất được gọi là "Kinh", một danh từ thường chỉ được dùng chỉ những lời nói, bài dạy của chính Phật Thích-ca, đó là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh, một tác phẩm với ý nghĩa rất sâu xa về thiền. Cũng nhờ Pháp bảo đàn kinh mà người ta biết được ít nhiều về Huệ Năng. Sư họ Lô (zh. 盧) sinh trong một gia đình nghèo, cha mất sớm, lớn lên giúp mẹ bằng cách bán củi. Một hôm, trong lúc bán củi, nghe người ta tụng kinh Kim cương, Sư bỗng nhiên có ngộ nhập. Nghe người đọc kinh nhắc đến Hoằng Nhẫn, Sư liền đến tìm học. Hoằng Nhẫn nhận ra ngay căn cơ của Sư, nhưng không truyền pháp ngay, bắt tiếp tục chẻ củi, vo gạo. Truyền thuyết nổi tiếng về việc truyền tâm ấn cho Huệ Năng và việc phân đôi hai phái Thiền Nam-Bắc được kể lại như sau:

    Hoằng Nhẫn biết tới lúc mình phải tìm người kế thừa nên ra lệnh cho học trò mỗi người viết kệ trình bày kinh nghiệm giác ngộ. Cuối cùng chỉ có Thần Tú, một đệ tử với tri thức xuất sắc mới dám làm. Thần Tú viết bài kệ, so sánh thân người như cây Bồ-đề và tâm như tấm gương sáng và người tu hành phải lo lau chùi, giữ tấm gương luôn luôn được trong sáng. Sư đang làm việc trong bếp, nghe đọc bài kệ biết người làm chưa Kiến tính. Sư cũng nhờ người viết bài kệ của mình như sau:

    菩提本無樹。
    明鏡亦非臺
    本來無一物。
    何處有(匿)塵埃

    Bồ-đề bổn vô thụ,
    minh kính diệc phi đài
    Bổn lai vô nhất vật,
    hà xứ hữu (nặc) trần ai?
    Bồ-đề vốn chẳng cây,
    gương sáng cũng chẳng phải là đài
    Xưa nay không một vật,
    nơi nào dính bụi trần?


    Nghe bài kệ, Hoằng Nhẫn biết căn cơ của Sư vượt hẳn Thần Tú, nhưng sợ di hại nên nửa đêm gọi Sư vào thất và thuyết trọn kinh Kim cương cho Sư. Đến câu "Đừng để tâm vướng víu nơi nào" (ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm 應無所住而生其心), Sư hoát nhiên đại ngộ. Ngũ tổ truyền y bát cho Sư và khuyên đi về phương Nam. Khi tiễn Sư xuống thuyền, Tổ muốn tự chèo đưa Sư sang sông, Sư bèn nói: "khi mê thầy độ, ngộ rồi tự độ" và tự chèo qua sông. Suốt 15 năm sau, Sư ở ẩn, và trong thời gian này vẫn là cư sĩ. (ta không lầm ông không phải xuất thân vốn là cư sĩ!!!). Sau đó, Sư đến chùa Pháp Tính ở Quảng Châu. Đó là nơi sản sinh công án nổi tiếng "chẳng phải gió, chẳng phải phướn" (Vô môn quan, công án 29). Sau khi Sư chen vào nói "tâm các ông động" thì Ấn Tông, vị sư trụ trì của chùa hỏi Sư "Nghe nói y pháp Hoàng Mai đã truyền về phương Nam, phải chăng là hành giả?" Lúc đó Sư mới nhận mình là truyền nhân của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Ấn Tông sai người cạo đầu cho Sư, cho Sư gia nhập Tăng-già rồi xin nhận Sư làm thầy.

    Sau đó, sư bắt đầu giáo hoá ở chùa Pháp Tính, về sau về Bảo Lâm tự ở Tào Khê và thành lập Nam tông, trong lúc đó Thần Tú và đệ tử thành lập Bắc tông và cũng tự nhận là truyền nhân của Ngũ tổ. Nam tông cho rằng, giác ngộ là một sự nhảy vọt bất ngờ, mang tính trực giác trong lúc Bắc tông chủ trương dùng suy luận, tu tập dần dần theo chỉ dạy của kinh sách mà giác ngộ. Trong cuộc tranh chấp giữa hai phái đốn ngộ (ngộ ngay tức khắc) và tiệm ngộ này, Nam tông đã chứng tỏ sinh lực của mình, sản sinh vô số Đại sư và trở thành truyền phái đích thật của Phật pháp tại Trung Quốc. Phái Thần Tú chỉ vài thế hệ sau là khô kiệt.

    Với Huệ Năng, được xem là người "ít học" nhất lại được truyền tâm ấn, Thiền đã qua một bước ngoặt quyết định, trở thành Thiền tông Trung Quốc với sự ảnh hưởng ít nhiều của đạo Lão. Các hiền triết Lão giáo cũng là những người cười nhạo văn tự, họ đã có ảnh hưởng lên cái "bất lập văn tự" của Thiền tông để từ sự dung hợp này, tất cả các tông phái Thiền Trung Quốc ra đời. Với Huệ Năng và các vị Đại sư nối tiếp, Thiền tông Trung Quốc đi vào thời đại hoàng kim trong đời nhà Đường, nhà Tống. Và cho đến ngày nay, Thiền tông vẫn còn là nguồn cảm hứng sâu xa, vẫn là một pháp môn cho nhiều Phật tử.

    Tam giới đại thiên thần thông quảng
    Tâm tưởng vọng ngàn muôn thức sinh
    Vô thường kinh lý hành vạn pháp
    Vô sắc vô sanh tánh thật Không

    Cuộc hành trình nơi cõi giả
    Mỗi người theo mỗi ngã
    Ai tìm ra chân lý
    Người ấy đi đúng đường

  4. #14
    minhtriet
    Guest

    Diệu lý tánh không!!!

    Xin đóng góp :

    Đạo lớn chẳng gì khó
    Cốt đừng lựa chọn thôi
    Quí hồ không phân biệt
    Thì tự nhiên sáng ngời
    Sai lệch đi một li
    Đất trời liền xa cách
    Chẳng nghĩ chuyện ngược xuôi
    Thì hiện liền trước mắt

    Thật tiếc thay người đời đều có tâm phân biệt ,lựa chọn nên chẳng thể thấy được đạo .Vì thế mà họ tự đồng hóa mình với sinh tử , khổ đau.

  5. #15
    htvthuc
    Guest

    Phân biệt Chánh/Tà ?

    Trước hết xin cảm ơn bài viết của Totha_Kien hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, tiện dây tôi cũng xin đóng góp cùng nhịp cầu giao lưu tri thức totha.info đề tài Phân biệt Chánh/Tà.

    Phàm trước khi làm bất cứ một việc gì, con người thường lập sẵn cho mình một trong những định hướng như sau :

    1/- Bất chấp phân biệt sự đúng/sai, không phân biệt lợi/hại, không phân biệt chánh/tà, thiện/ác,...- Hành động kẻ tiểu nhân, phàm phu mê muội.

    2/- Suy nghĩ phân biệt đúng/sai, lợi/hại, chánh/tà, thiện/ác,...- Hành động của người quân tử, thiện tri thức.

    3/- Cân nhắc luật nhân quả - Hành động của người tu học.

    4/- Luôn đặt lợi ích mọi người, mọi loài, sự sống chúng sanh lên trên hết - Hành động của bậc chân tu - Tâm bất phân biệt.

    Như vậy, cụm từ "Bất phân biệt", chúng ta cần sử dụng đúng nơi, đúng chổ phân biệt rõ chánh/tà nhằm tránh hậu quả đáng tiếc nhất là trên con đường nhập đạo (nhập môn) tu học, cứ áp dụng sáo điều "Tâm bất phân biệt cao, thấp, đúng, sai,..", ta sẽ trả giá thế nào cho việc bất phân biệt đạo chánh đạo hay bất chánh đạo?!!!..hay là cần luôn tri kiến và tư duy một cách đúng đắn (chánh tri kiến và chánh tư duy) chọn cho mình con đường đúng (chánh đạo) để mà tu học theo đúng phương pháp dẫn dắt (chánh pháp), thì lúc ấy ta hãy toàn tâm toàn ý ( cùng đức tin) tinh tấn tu học mà không phải để tâm phân biệt cao/thấp, tịnh/bất tịnh, định/bất định, Niết bàn/bất niết bàn,.. Dẫn ý theo như bài viết Totha_Kien đã trình giải ở mục trên, xin trích dẫn lại : "... thực tế chính là thước đo chân lý - ta ắt biết nhận thức, hành trình đi đến...của mình là đúng, sai minh bạch." Trên thực tế kể từ ngàn xưa cho đến hiện nay, bất kỳ pháp môn nào cũng thảy đều sở thủ cho rằng mình cao, đúng (chánh) cả, ta hãy lấy thực tế chính là thước đo chân lý, và hãy nhận ra rằng không pháp môn nào cao hơn chân lý!

    Hãy chỉ cho tôi sự vĩ đại về người thầy của bạn
    cùng những thành tựu của bạn đã từng đóng góp cho cuộc đời nầy,
    tôi sẽ nói rằng bạn đúng/sai bất phân biệt...

  6. #16
    minhtriet
    Guest

    Re: ''Cô gái vong hành'' và những khả năng kỳ dị

    Sự giầu có không có chánh tà ,thần thông cũng vậy .Thần thông không phải là phép thuật biến hóa ở ngoài nguyên tắc khoa học như mọi người hay lầm tưởng http://www.khoahocngoaicam.de/nh%E1%...7n-th%C3%B4ng/
    ,do người sử dụng nó mà mới phân chánh tà . Muốn hiểu các nguyên lý vũ trụ thì anh phải tìm hiểu về nó, nhân quả cũng vậy.Nhân quả là một quy luật vậy cần hiểu nó để có thể sử dụng đươc nó .Chứ không phải coi nó là giáo điều .
    Cuộc sống luôn thay đổi từng giây nhưng chỉ có cái đầu là ngoan cố không chịu thay đổi .Không thay đổi thì làm sao phù hợp với cuộc sống ,đáp ứng kịp với cuộc sống. Hay để tâm mở là bí quyết của hạnh phúc.
    Nên mở rộng tâm để học hỏi.
    Có một ông vua nọ muốn biết người mù nhìn sự vật ra làm sao. Vua bèn cho gọi năm anh mù đến, cho mấy anh sờ vào một con voi rồi tả cho vua nghe.
    Anh sờ trúng cái vòi thì nói con voi giống như vòi nước.
    Anh sờ trúng tai voi thì nói con voi giống như cái quạt.
    Anh sờ trúng bụng voi thì nói con voi giống như cái trống.
    Anh sờ trúng chân voi thì nói con voi giống như cột nhà.
    Anh sờ trúng đuôi voi thì nói con voi giống như cái chổi.
    Năm anh mù tả con voi theo kiểu của mình, không ai giống ai, người nào cũng cho mình đúng rồi cãi nhau um xùm làm vua vừa buồn cười vừa thương hại. Buồn cười vì anh nào cũng cho mình biết được con voi, thương hại vì các anh mù mà không biết mình mù, chỉ sờ thấy một phần nhỏ mà tưởng là mình đã thấy toàn thân con voi.
    Đức Phật thuyết pháp trong suốt 45 năm, để lại biết bao nhiêu kinh điển. Chúng ta mỗi người chỉ học và nghiên cứu vài bộ hoặc vài chục bộ kinh rồi tưởng mình biết hết đạo Phật. Khi nghe quý thầy giảng đạo, tôi thấy đạo Phật của thầy A không giống đạo Phật của thầy B, đạo Phật của thầy B không giống đạo Phật của thầy C, và v.v...
    Chẳng cần nói đến đạo Phật của quý thầy khác nhau, hãy chỉ nói về đạo Phật của thầy A. Hai vợ chồng tôi cùng đi nghe thầy giảng 2 tiếng đồng hồ. Về nhà hỏi lại thì mỗi người đã nghe và hiểu khác nhau rồi. Tôi thích Thiền nên trong suốt buổi giảng, tôi chỉ nghe thấy những gì có liên quan đến Thiền thôi. Vợ tôi thích Tịnh Độ, những gì thầy nói có liên quan đến Tịnh Độ thì nàng thâu nhận ngay, còn những chi tiết khác thì không nhớ gì hết!
    Thầy nói pháp suốt 2 tiếng đồng hồ, nhưng những gì tôi nghe được gom lại không quá 15 phút. Những gì thầy nói trong 1 giờ 45 phút kia đã rơi đi đâu mất hết. Nhưng về nói chuyện với vợ thì tôi cứ đinh ninh rằng mình đã nghe hết những gì thầy nói trong 2 tiếng đồng hồ. Trớ trêu thay, vợ tôi cũng tưởng y như tôi nên không biết ai đã nghe đúng. Thật ra mỗi người chỉ nghe và thâu nhận những gì mình thích nghe mà thôi.
    Trong một khu rừng nọ, các loài thú đang chung sống bình yên. Một hôm bỗng nhiên có tiếng sấm nổ vang rền trên bầu trời báo hiệu giông bão sắp đến. Có một chú thỏ đang say sưa giấc ngủ bị giật mình tỉnh dậy. Nửa tỉnh, nửa mê, thỏ hoảng hồn co chân bỏ chạy. Trên đường chú gặp hai anh nai vàng đang đứng ngơ ngác, thấy thỏ hoảng hốt, hai anh nai hỏi duyên cớ. Thỏ vừa chạy vừa la: "Trời sụp! Trời sụp! Chạy mau". Hai anh nai vốn nhẹ dạ, nghe nói vậy liền cắm đầu chạy theo. Ba con chạy một quãng gặp ba con ngựa vằn đang gặm cỏ. Thấy thỏ và nai phóng chạy hoảng hốt, ngựa hỏi tại sao thì cả ba con cùng đáp: "Trời sụp! Trời sụp! Chạy mau". Thế là ba con ngựa vằn hoảng sợ chạy theo thỏ và nai. Dần dần các con thú khác cũng hùa vào chạy theo. Nhóm thú chạy như thế càng ngày càng đông khiến các con thú khác dù không biết ất giáp gì cũng vội vàng tin là trời sụp rồi kéo nhau chạy trối chết.
    Tương tựa như vậy, khi nghe ai nói một tin gì đó, chúng ta liền tin rồi đem rao truyền tiếp, nhiều khi còn thêm mắm thêm muối cho câu chuyện thêm lâm ly rùng rợn và nhất là thích nghe những tin đồn xấu về người khác.
    Vì thế đức Phật đã nói: Chớ có tin bất cứ điều gì vì nghe đồn hay nói lại.
    (Kinh Kalama:
    ...chớ có tin vì nghe nói lại,
    chớ có tin vì theo truyền thống,
    chớ có tin vì nghe đồn,
    chớ có tin vì kinh điển truyền tụng,
    chớ có tin vì lý luận siêu hình,
    chớ có tin vì đúng theo một lập trường,
    chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện,
    chớ có tin vì phù hợp với định kiến,
    chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền,
    chớ có tin vì vị sa môn là bậc thầy của mình...).
    Câu chuyện sau đây về "Ba cái lọc" của nhà hiền triết Hy Lạp Socrate cũng tương tựa như vậy.
    Một hôm có một người đến gặp Socrate và nói:
    - Này Socrate, tôi phải kể cho anh nghe bạn của anh đã có những hành vi gì!
    - Khoan đã! Nhà hiền triết cản lại. Điều mà anh muốn nói với tôi đã được sàng qua ba cái lọc chưa?
    - Ba cái lọc là cái gì? Người kia ngạc nhiên hỏi.
    - Đúng! Ba cái lọc. Chúng ta hãy kiểm lại xem điều anh muốn kể cho tôi có lọt qua ba cái lọc này không.
    - Cái lọc thứ nhất là sự thật. Anh đã kiểm lại điều anh muốn kể có đúng là sự thật không?
    - Ơ! Cái này tôi không chắc, vì tôi chỉ nghe kể lại thôi.
    - Như vậy thì không lọt qua được cái lọc thứ nhất rồi! Nhưng thôi, anh nghe đây, cái lọc thứ hai là tốt lành. Anh đã kiểm lại điều anh muốn kể, mặc dù không hoàn toàn đúng sự thật nhưng ít nhất nó có tốt lành không?
    - Ơ! Ơ! Điều này không có gì hay ho tốt lành cả mà ngược lại ...
    - Hừ! Vậy coi thử nó có lọt qua được cái lọc cuối này hay không? Điều anh muốn kể cho tôi có đem lại lợi ích gì không?
    - Lợi ích hả? Chắc không quá ....!!!!
    - Thôi đủ rồi! Socrate mỉm cười. Điều mà anh muốn kể cho tôi nghe vừa không đúng sự thật, vừa không tốt lành và không đem lại lợi ích gì. Vậy thì tôi không muốn nghe và khuyên anh hãy nên quên nó đi là tốt nhất!
    Đi dạo vườn hoa, tôi thấy một bông hồng to, đỏ thắm tuyệt đẹp. Về nhà gặp bạn, tôi muốn chia xẻ cho bạn niềm vui của tôi và tả lại cái bông hồng để bạn cùng thưởng thức vẻ đẹp của nó. Làm như thế tôi nghĩ rằng bạn sẽ biết và cảm nhận được bông hồng. Nhưng cái bông hồng mà tôi đang kể cho bạn không phải là bông hồng mà tôi đã thấy lúc nãy nữa. Nói cách khác là tôi đang trao cho bạn một mớ danh từ về bông hồng chứ không phải là bông hồng (tự thân).
    Chúng ta thường lầm lẫn giữa ý tưởng và thực tại, cũng như lẫn lộn danh từ và sự vật.
    Có một lần đi xem triển lãm tranh hình, tôi thấy có một tấm hình lớn, trên đó chụp một trái táo và ở dưới đề một câu như sau: "Đây không phải là một trái táo[18]". Tôi rất ngạc nhiên, không hiểu tác giả bức tranh muốn nói gì. Túng thế tôi quay lại hỏi vài người quan khách xung quanh, may thay có người hiểu ý nghĩa nói cho tôi biết đây không phải một trái táo mà chỉ là hình của một trái táo. Nghe xong vỡ lẽ, tôi chắp tay thầm phục tác giả bức tranh đã vô tình dạy cho tôi một bài học, bài học ghi nhận sự vật đúng như thật. Hình ảnh trái táo không phải là trái táo. Nhờ đó tôi ngộ ra:
    Danh từ trái táo không phải là trái táo.
    Ý tưởng về trái táo cũng không phải là trái táo.
    Cũng thế, bản đồ Paris không phải là thành phố Paris. Những danh từ, ý tưởng và bản đồ giúp cho ta có một khái niệm về thực tại và sự vật, nhưng khi có trong tay thì ta lại xoay ra xem chúng là thực tại rồi quên đi thực tại. Thực tại luôn luôn biến đổi từng sát na, trong khi đó danh từ, ý tưởng và bản đồ thì cứng ngắc không thay đổi. Cho dù ngày nay với máy chụp hình tối tân, bạn đem ra chụp cảnh Paris thì cái hình kia cũng chỉ là một hình ảnh của thành phố Paris được chụp vào ngày 18 tháng 5 năm 1999. Và nếu bạn trở lại Paris một tháng sau hay một năm sau để chụp lại thì cảnh Paris đã thay đổi rồi.
    Thích trí Siêu.


    Hai bí quyết :

    Thứ nhất xóa bỏ mọi trật tự của đầu óc và hai là tập cho đầu óc có cách làm việc mới trên các khái niệm của thế giới này.

    1) Bảy cách làm xáo chộn trật tự của đầu óc

    -Không tin vào cái thấy về chính mình và về thế giới như trước đây nữa để có cái thấy mới.
    -Không tin vào những suy nghĩ và những đánh giá , những kết luận của mình trước đây nữa , để đầu óc được nghỉ ngơi và làm việc theo cái thấy mới.
    -Tất cả mọi dữ liệu mà mình đã có trong đầu để tin dùng như là thứ tài sản vô hình ,thì bây giờ đừng bám víu vào chúng nữa, để đầu óc được hoàn toàn tự do,giống như một mảnh đất đã được khai hóa cho những cây cối mới sẽ được trồng lên, để vườn cây như vườn địa đàng có thể chu cấp cho nhu cầu sống hàng ngày của chúng ta vây.
    -Hãy tập nghi ngờ về logic suy nghĩ của mình đã thành vết hằn trong đầu khó thay đổi cho đầu óc hoạt động trong logic của tính tự nhiên.Loại logic này , chúng ta chưa thể viết ra được .Nó là kết quả của nỗ lực chối bỏ những thói quen cũ của đầu óc.
    -Hãy tập nhìn ngược mọi thứ mà đầu óc cũ bắt mình phải theo hướng cũ của nó để khám phá những giá trị mới lạ mà ta khó nhìn thấy.
    -Hãy định tâm tìm hiểu những đặc tính tinh thần của mình như là những đặc điểm tâm lý và triết lý sống riêng của mình lâu nay và làm chủ đầu óc mình hay lâu nay mình cho rằng là giá trị cá biệt của mình.Rồi từ đó đặt nghi vấn về giá trị thực của nó và dùng lý chí chối bỏ nó.Từ đó ,những đặc tính kỳ diệu sẽ phát triển cũng giống như môi trường mới sẽ sản sinh ra sự sống mới phù hợp vói nó vậy.
    -Hàng ngày coi chừng cái đầu liên tục để nhận biết những trở ngại của đầu óc đang làm mình khó chịu và dùng ý chí để phủ nhận những cái thấy đã đưa đến sự khó chịu đó.
    _Sử dụng tên phật của mình để đánh thức cái nhìn nguyên thủy và tránh được cái nhìn từ kinh nghiệm hay kiến thức từ những cảm xúc yêu thương có tình sở hữu.
    2) Tập cho đầu óc làm việc theo cách mới.
    Nhìn mọi sự việc và mọi sự vật không như tên gọi,không theo khái niệm đã được loài người qui ước.
    Tại sao?Vì nếu dùng tên gọi sẽ đánh thức các dữ liệu cũ trong đầu sống lại và những ý tưởng những ý nghĩ, những cảm xúc lại nổi lên, và chúng ta khó mà kiểm soát được chúng,đồng thời nó không cho ta sự thấy mới mẻ hơn, toàn diện hơn.Nói tóm lại hãy nhìn sự vật , sự việc như nó đang là.

  7. #17
    htvthuc
    Guest

    Phân biệt Đúng/Sai !

    Trích lại một đoạn bài viết của Totha-Kien : "Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy (khoa học, tâm linh, tôn giáo), nghiên cứu hay phân tích cũng như đánh giá một vấn đề gì, hãy chớ nên vội vàng theo tư kiến riêng mình sẽ dễ dẫn đến biên, thủ kiến mà ta hãy tri kiến và tư duy đúng đắn (chánh) đối chiếu trên, dưới, trước, sau một cách rõ ràng mạch lạc..."

    1/- Phân biệt Ngôn từ và Đối tượng :

    - Khi viết chữ trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,...mà không thể nói rằng đây là trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,..Đó là Biên Kiến.

    - Khi quan sát một bức tranh vẽ trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,... mà không thể nói rằng đây là trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,.. Đó là Biên Kiến.

    - Khi quan sát hoặc ngửi hoặc nếm hoặc ăn trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,...mà cho rằng đang ăn chữ hay hình vẽ của trái táo hoặc trái cóc hay quả mơ,.. Đó là Mê Kiến.

    Cũng chính vậy danh từ sự giàu sang hay tính từ thần thông (tôi có thần thông, tôi tu thần thông, tôi luyện thần thông,...) không quy đồng với đối tượng người giàu có hay người có thần thông, người tu thần thông,...Xét về ngôn từ hay văn từ - sản phẩm quy ước (ký ước) thông tin của con người - không nói là thiện/ác, đúng/sai, tốt/xấu,...Nhưng xét đối tượng :

    - Tiền lập khái niệm (ngôn từ, văn tự, biểu tượng) [Nhân] cho đến khi xác lập thông tin [Qủa] - thì tính tất yếu của quy luật tự nhiên - đó chính là sự tương tác (của đối tượng biểu thị) với môi trường sống [Hành vi hay Nghiệp] và mang hai thuộc tính (nhị nguyên) là đúng/sai, chánh/tà, thiện/ác,...

    Vì vậy xét riêng vấn đề sự giàu sang hay thần thông xét về ngôn từ hay biểu tượng - ký ước thông tin - không có chánh tà đó là điều hiển nhiên. Nhưng khi xét đối tượng tiền lập khái niệm (trước kia anh làm giàu hay có thần thông bằng cách nào) để xác lập thông tin (là anh giàu hay có thần thông) có nằm ngoài quy luật tương tác của hai mặt đối lập hay không?...

    2/-Chuyện mù tả voi : Ngụ ngôn tương thích cho sự Biên Kiến, Mê Kiến của con người hình thành nên những quan điểm sai lầm cố chấp (Thủ Kiến) dẫn đến Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) nói theo giáo lý giáo lý Phật học. Tiện xin trích dẫn đoạn bài kệ thực tế của Totha_Kiên :

    Cuộc hành trình nơi cõi giả
    Mỗi người theo mỗi ngã
    Ai tìm ra chân lý
    Người ấy đi đúng đường


    Tranh luận mãi trong biên, mê kiến chỉ là cái khổ của sự mù suốt mà thôi, hãy thắp đuốc mà soi quán rõ ràng để thấy ra chân lý.

    3/- Từ ngàn xưa đức Phật đã tiên tri thời hạ ngươn mạt pháp, giáo lý của người sẽ bị hiểu sai ngày càng nhiều, thậm chí pha trộn nhiều tà pháp lẫn lộn, có cả người trong bổn đạo (ma vương sai khiến). Vì vậy ta cần phân biệt chánh/tà pháp một cách rõ ràng chứ không vội vàng biên kiến cho rằng thầy A hay thầy B, C,...giảng không đúng rồi suy ra đạo phật nầy nọ...Trong bài viết của Totha_Kien đã có trích dẫn một phần nội dung của bản kinh nguyên tác :

    [Này các Kàlàmas, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời đồn hay bởi truyền thống, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời người khác nói, chớ để bị dẫn dắt bởi những gì ghi lại trong Kinh điển, bởi lý luận hay suy diễn, bởi xét đoán bề ngoài, bởi tán thành một lý thuyết nào đó, bởi lòng tôn trọng "vị Sa môn này là Thầy ta". Mà này các Kàlàmas, khi các vị tự mình biết rõ: "Những pháp này là bất thiện, những pháp này đáng bị khiển trách và bất lợi". Lúc ấy các vị hãy từ bỏ chúng... "Và này các Kàlàmas, khi nào các vị tự mình biết rõ: “Những pháp này là thiện, những pháp này là không lỗi và có lợi”, lúc ấy các vị hãy tiếp nhận và an trú trong pháp đó". Tăng Chi Bộ Tập I].

    Ngoài ra đức Phật còn dặn dò các đệ tử hãy bám sát ý gốc của Phật học từ nội dung của Tứ Pháp Y và Tam Pháp Ấn để không lầm Phật Pháp biến tướng bởi Tà Kiến Biện Thông, gây nên khổ nạn lớn (mê hoặc) cho thế hệ tu tập hậu sinh, hậu quả không lường...

  8. #18
    Nguyen XY
    Guest

    Re: ''Cô gái vong hành'' và những khả năng kỳ dị

    Đọc câu chuyện cô gái bị vong hành và những khả năng kỳ dị, cá nhân tôi có những ý kiến sau:
    1/ Hoàn cảnh bị vong nhập: Nguyễn Thị K tìm mộ cậu ruột đã hy sinh và đã tìm được, Ngoài hộp sọ ra, không thấy mẩu xương nào nữa. Theo lời K. thì xương đã tan hết. Gia đình không nhìn thấy, nhưng cô thì thấy rõ, ở đây chỉ tiếc gia đình chưa đi xét nghiệm AND. Nếu đi xét nghiệm AND là đúng hài cốt của cậu ruột, thì K đã là một người có khả năng tìm mộ mới đáng trân trọng.
    Công việc đi tìm mộ Liệt sỹ bị thất lạc của những người có khả năng và các nhà Ngoại cảm là tốt đẹp. Đó là việc làm thiện nguyện xuất phát từ tình cảm thiêng liêng đền đáp công ơn những người đã hy sinh vì tổ quốc và xoa dịu nỗi đau của các gia đình mong tìm lại người thân để đưa họ trở về với quê hương, với dòng tộc.

    2/ Tính chất của Linh hồn nhập vào K
    Linh hồn nhập vào K, không phải toàn bộ thời gian mà chỉ những lúc K đi tham gia tìm mộ và khi K ngủ để đưa K ra ban công luyện công lực. Như vậy linh hồn này không có ý định đuổi linh hồn K ra và chiếm đoạt thân xác của K. Linh hồn này chỉ cần thân xác của K khi đi tìm mộ ( phải có thân xác mới giao tiếp được với những người bình thường xung quanh) và ý thức là phải giúp K luyện công để tăng cường năng lực cho cơ thể vật lý của K.
    Khả năng tâm linh của bản thân K đã tăng lên đáng kể vì có lúc cô vẫn là mình, nhưng lại nhìn thấy linh hồn đó trước mặt. Bình thường thì không sao, nhưng hễ tĩnh tâm, là nhìn, nghe thấy ma quỷ đủ loại hiện ra trước mắt. Như vậy riêng K đã khai mở được Thiên nhĩ, Thiên nhãn để quan sát được chúng sinh trong cõi trung giới. Rất ít người có khả năng này.
    Những âm thanh từ trên cao vọng xuống, đề nghị cô phải lập trung tâm để tìm mộ liệt sĩ! (Đã có khá nhiều người áp vong ở trung tâm tìm mộ Nam Cát, sau đó đã thành “nhà ngoại cảm” và đã lập trung tâm tìm mộ - PV). Như đã nói ở trên, mục đích của các trung tâm tìm mộ Liệt sỹ là cao đẹp. Có thể khi đầu thai kiếp này, Linh hồn K đã đưa ra mục tiêu sẽ làm các việc thiện để trả nghiệp hay cân bằng nghiệp từ kiếp trước, nhưng hiện thời K chưa ý thức được, do đó K đã nhận được lời nhắc nhở và đề nghị. Khi tâm linh K được nâng cao hơn, có thể K sẽ ý thức được điều này.
    Có nhiều cựu chiến binh bình thường với tình cảm đồng đội đã không quản khó khăn gian khổ, bao năm nay đi tìm hài cốt liệt sỹ, đồng đội mình, nếu họ có khả năng tâm linh nào đó, công việc của họ sẽ đỡ vất vả hơn nhiều.
    Linh hồn liên quan đến K có năng lực và công pháp cao. Có thể trong đời sống trước, người này đã tu luyện rất nhiều vì biểu hiện ra là khi tập yoga, K. có thể gập đôi người lại, vắt 2 chân lên cổ mình, đi lại quanh nhà bằng 2 tay, thậm chí, trong tư thế đó, cô chạy lướt đi bằng hai mông. Người có công năng như vậy ở Việt Nam chỉ tính trên đầu ngón tay.
    Theo lời kể của K., cô có thể nâng cơ thể mình lơ lửng trên không trung giống như những nhà yoga huyền thoại của Ấn Độ! K. cho biết có thể xác nhận chuyện này bằng cách đến Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người để hỏi, vì cô đã biểu diễn nhiều lần ở đó. Người có công năng như vậy trên thế giới chắc cũng chỉ tính trên đầu ngón tay.
    Như vậy, Linh hồn liên quan đến K đã giúp K trở thành người có năng lực đặc biệt giữa những người bình thường. Còn việc biểu diễn nêu trên có thể Linh hồn chỉ muốn giới thiệu cho mọi người biết về khả năng của anh ta ( hay chị ta).
    Vấn đề chính ở đây là làm thế nào để K hiểu và ý thức được tình trạng của mình vì các giải thích của các nhà khoa học, K. vẫn chưa hài lòng. K. cũng đã săn lùng, đọc nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài nhưng K. vẫn chưa thỏa mãn. Vì chưa thỏa mãn với một điểm lý giải nào đó của khoa học, hoặc khoa học chưa giải mã được thắc mắc của K., thì K. không thể dứt ra khỏi ám ảnh là đang sống giữa các vong hồn, ma quỷ.
    Lấy một ví dụ, chị Phan Thị Bích Hằng cũng có khả năng như K là nhìn vào không gian cũng nghe và thấy được các chúng sinh trong cõi trung giới. Nhưng chị Hằng ý thức được khả năng cũng như trách nhiệm của mình khi có các quyền năng này, chị có công rất lớn là đã giúp tìm hàng nghìn hài cốt Liệt sỹ. Có lẽ K cũng nên học tập tấm gương chị P. T. B. Hằng.
    Theo tôi, K nên đến một trong những đền thờ các vị Thánh nhân linh thiêng của Việt Nam, dâng sớ xin Ngài bằng cách nào đó cho K. biết được hay ý thức được tình trạng của mình và xin Ngài lời khuyên. Có thể bằng cách đó K. tìm được câu trả lời cho mình. Vấn đề thuộc về tâm linh phải giải quyết theo cách tâm linh.
    Nếu sử dụng một liệu pháp thôi miên để can thiệp, nhà thôi miên cũng phải thận trọng vì Linh hồn liên quan đến K. có năng lực và công pháp cao, có thể không giải quyết được vấn đề và cũng nhằm tránh xảy ra tình trạng thôi miên ngược lại.

  9. #19
    trikien
    Guest

    "Chúng ta nên quan tâm đến mức nào về vấn đề thần thông (iddhis)?"

    Trước nhất, (...) chữ iddhis (tạm dịch là thần thông), có nghĩa là "năng lực". Nguyên trước kia, tiếng đó được dùng hằng ngày, để chỉ một đồ vật trong nhà có công dụng góp phần tiện lợi cho ta làm xong mỹ mãn một công việc một cách hoàn toàn thông thường. Bất cứ vật gì giúp ta được tiện lợi như thế đều được gọi là iddhi. Nghĩa gốc nầy sau đó được dùng rộng ra để nói đến các việc kỳ diệu, lạ thường, rồi sau cùng, mới chỉ đến các "phép mầu thần thông" vốn là những hiện tượng hoàn toàn về tâm linh. Vì các thần thông đó có tính cách tâm linh, chúng có được các đặc tánh tạo tác và tiện lợi khiến chúng trở thành kỳ diệu hơn và bao quát hơn, so với các sự việc vật chất. Chúng cũng tựa như các dụng cụ, máy móc để đỡ tốn nhơn lực của chúng ta ngày nay, (...) như các xe trắc tơ (ủi đất) đấp đường, v.v... Các dụng cụ đó cũng có thể được gọi là iddhis, nhưng chúng chỉ là những "kỳ quan" vật chất mà thôi. Còn các iddhis, thần thông, mà chúng ta muốn nói đến, lại liên quan đến tâm thần, chúng (...) chẳng phải là vật chất.

    Một người biểu diễn thần thông (iddhis) đã huấn luyện tinh thần mình cho đến mức mà y có thể khiến cho kẻ khác thể nghiệm được bất cứ cảm giác nào mà y muốn cho kẻ khác cảm xúc được. Y có thể khiến cho các người khác thấy vật với chính mắt của họ, đúng như y muốn cho họ thấy; nghe được rõ ràng và phân biệt các âm thanh nào mà y muốn cho họ nghe; ngửi mùi hương nào mà y muốn họ ngửi được; nếm vị nào mà y muốn họ được nếm bằng chính lưỡi của họ; và cảm xúc qua làn da của họ sự mềm dịu hay cứng rắn và các kích thích khác về xúc giác. Phương cách đó còn tiếp diễn cho đến khi người biểu diễn thần thông có thể khiến cho kẻ khác thể nghiệm sự sợ sệt, sự thương yêu, hoặc là các tâm trạng khác nữa mà họ chẳng biết được lý do tại sao. Thần thông, iddhis, như thế đã tỏ ra rất tiện lợi và thật là kỳ diệu.

    Nhưng thần thông là một loại hiện tượng thuộc về tâm linh, (...) chẳng thể tạo nên các món đồ vật chất thật sự có giá trị hữu dụng được. Chúng chẳng thể tạo dựng am cốc cho chư Tăng, đền miếu, lúa gạo, cá hay thực phẩm được (...) Các đối tượng (gợi lên đó) dường như có thật trước mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, hay tâm, nhưng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian mà thần thông được thi triển, rồi sau đó chúng biến đi mất. Các thần thông, tự chúng, chẳng cất nổi am cốc, chùa chiền,.(...), Kỳ viên tự, Trúc lâm tịnh xá đã phải do tín đồ xây dựng và cúng dường lên Ðức Phật. Và đã nhiều phen, chính Ðức Phật đã nhịn đói vì nạn đói kém; ăn luá mã mạch dành để nuôi ngựa, và mỗi ngày chỉ một nắm lúa thôi.

    Các điểm nêu trên nhắc nhở ta rằng, vật chất và tinh thần là hai cảnh giới khác biệt nhau. Có thể biểu diễn thần thông (iddhis) về cả hai mặt. Ðức Phật chẳng phủ nhận các thần thông về tâm linh, nhưng Ngài cực lực cấm đoán sự biểu diễn chúng vì chúng chỉ là những ảo giác không hơn không kém. Ngài cấm các tỳ kheo thi triển thần thông, và chính Ngài cũng tự chế, chẳng dùng đến. Chúng ta chẳng đọc thấy trong Tam Tạng Kinh Ðiển (Tipitaka) có đoạn nào nói đến việc Ðức Phật thi triển thần thông. Cũng có nhiều đoạn kể lại việc Ðức Phật thi triển thần thông, nhưng chỉ thấy ghi trong các bản Chú giải, Phụ giải, và các tác phẩm khác; do đó, sự thật của các lời tường thuật đó vẫn còn đáng nghi ngờ -- mặc dầu chúng ta nghĩ, đâu có cần gì phán đoán đúng hay sai.

    Ðức Phật đã có lần nói rằng: "Các loại thần thông được thi triển như bay trên không, tàng hình, thiên nhĩ, thiên nhãn, và các loại tương tợ khác đều có liên hệ với các lậu hoặc và các chấp thủ (sàsavà và upadhikà)." Sàsavà có nghĩa là "liên hệ với các lậu hoặc (= àsavàs, tức là chất mủ rỉ chảy (lậu) ra nơi các vết độc tinh thần như tà kiến và si mê). Nói cách khác, thần thông hữu lậu, sàsavà iddhis, được thi triển vì các lậu hoặc tà kiến hoặc si mê đã thúc dục. Còn chữ upadhikà nghĩa là chấp thủ (= bám níu), do đó upadhikà iddhis là các thần thông vì sự chấp thủ mà thi triển lên. Cả hai loại thần thông đó đã được người phô diễn ra với một tâm trạng nhiễm ô còn chụp nắm và bám níu.

    Giờ đây, hãy chú tâm đến hai loại thần thông chơn chánh hơn, đó là anàsavà iddhis (thần thông vô lậu) và anuppadhikà iddhis (thần thông miễn chấp, nghĩa là chẳng chấp thủ), tức là cái khả năng biết kiểm soát và làm chủ được tâm trí mình theo như ý muốn. Thí dụ như khả năng nhìn bất cứ sự vật nào mà chẳng so đo phân biệt là đẹp hay xấu, là dễ thương hay đáng ghét: thấy vật đẹp, chẳng cho là đẹp; mà thấy vật xấu chẳng cho là xấu; cùng xem mọi vật chẳng đẹp, chẳng xấu, bình đẳng như nhau. Khả năng đó giúp ta kiểm soát hoàn toàn được tâm trí mình khiến cho mình giữ được sự tỉnh giác thường hằng và có tâm bình đẳng đứng trước các vật đối tượng bên ngoài như hình sắc, âm thanh, huơng vị, xúc giác. Sự tỉnh giác, tính hằng hay biết và bình đẳng tâm đó là những thần thông (iddhis) được gọi là thần thông vô lậu (anàsavà iddhis) và thần thông miễn chấp (anuppadhikà iddhis) (chẳng có sự chấp thủ, bám níu vào), các thần thông nầy mới thật đáng cho ta lưu tâm đến chúng.

    Các loại thần thông hữu lậu và chấp thủ (sàsavà iddhis với upadhilkà iddhis), nếu muốn thi triển được, cần phải có sự tập luyện rất khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực nhọc mệt. Chúng cũng có thể được thực hiện đàng hoàng, nhưng chỉ do một số ít người mà thôi; ngoài ra có nhiều biến loại khá phức tạp, xem ra chỉ là những mưu mẹo hoàn toàn phỉnh gạt, đôi khi lại còn lạm dụng đến các bùa chú, phù phép nữa.

    Ngược lại, các loại được gọi là anàsavà iddhis, thần thông vô lậu và anuppadhikà iddhis, thần thông miễn chấp(= Huệ Thông), đều nằm trong khả năng luyện tập của đa số mọi người, khiến cho sự tỉnh giác và bình đẳng tâm được phát triển, mới thật là các thần thông đáng được người Phật tử quan tâm và tập luyện.(*)

    Theo bài giảng của Đại Sư Buddhadàsa Bhikkhu

+ Trả lời Chủ đề
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 1 2

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình