Bốn chu kỳ sinh diệt của địa cầu

Kinh điển của người Ấn Độ cổ quan niệm: một thế giới hình thành, tồn tại và hủy diệt đi phải qua bốn chu kỳ là Satya Yuga, Treta Yuga, Dwapara Yuga và Kali Yuga. Các chu kỳ này kết nối và đi theo hướng giảm dần về sau cho đến khi sự sống tan rã hoàn toàn; và trên đống tro tàn của đổ nát, sự sống lại nảy mầm chuẩn bị cho sự tái sinh. Để hoàn tất một chu trình vũ trụ này, thời gian kéo dài từ 4,1 đến 8,2 tỷ năm; tương đương một ngày Brahma, trong khi cuộc đời của một Brahma là 311 nghìn tỷ và 40 tỷ năm.

Vòng tròn sinh diệt của Địa Cầu


Từng chu kỳ Yuga liên quan đến một giai đoạn đạo đức tâm linh của con người, sự chi phối này do sự lôi kéo bởi chuyển động của các vì sao xung quanh mặt trời. Từ đó, nền văn minh đạo đức con người, và các biến động vật chất của vũ trụ sẽ suy thoái dần dần. Người Ấn tượng trưng đạo đức (Pháp) bằng hình ảnh một con bò đực. Vào chu kỳ Satya Yuga, con bò có 4 chân; và xuống đến các chu kỳ kế tiếp, nó mất dần từng chân một; cho đến thời điểm cuối cùng, Kali Yuga (thời Mạt Pháp), nó chỉ còn một chân.

Bốn chu kỳ đó là:

- Satya Yuga: Cực thịnh (gold)

- Treta Yuga: Thịnh (sliver)

- Dwapara Yuga: Suy tàn (bronze)

- Kali Yuga: Đồi trụy và tan rã (iron)


Để hoàn thành một vòng tròn sự sống của Trái đất cần thời gian 24.000 năm Brahma, trong khi đó để hoàn thành bốn chu kỳ cần thơi gian 12.000 năm Brahma. Số lượng thời gian phân bổ cho từng chu kỳ cũng giảm dần về sau:

- Satya Yuga = 4.800 năm Brahma

- Treta Yuga = 3.600 năm Brahma

- Dwapara Yuga = 2.400 năm Brahma

- Kali Yuga = 1.200 năm Brahma


Trong đó, một năm Brahma bằng 360 năm Âm Lịch:

- Satya Yuga = 4.800 * 360 năm AL = 1.728.000 năm AL

- Treta Yuga = 3.600 * 360 năm AL = 1.296.000 năm AL

- Dwapara Yuga = 2.400 * 360 năm AL = 864.000 năm AL

- Kali Yuga = 1.200 * 360 năm AL = 432.000 năm AL


Hay tính giảm dần theo từng chu kỳ, mỗi chu kỳ Yuga dài trung bình 432.000 năm * thời gian giảm dần từng chu kỳ:

- Satya Yuga = 4 * 432.000 năm = 1.728.000 năm.

- Treta Yuga = 3 * 432.000 năm = 1.296.000 năm.

- Dwapara Yuga = 2 * 432.000 = là 864.000 năm.

- Kali Yuga = 1 * 432.000 = là 432.000 năm


Kali Yuga, thời mạt pháp

Khi mỗi chu kỳ thay đổi, có sự suy giảm dần về đạo đức, trí tuệ, kiến thức, năng lực trí tuệ, tuổi thọ, tình cảm và sức mạnh thể chất.

- Satya Yuga: Đạo đức tinh khiết; chiều cao trung bình: 9,6 mét; tuổi thọ: 400 năm.

- Treta Yuga: Còn ¾ đức hạnh, 1 phần tội lỗi; chiều cao trung bình: 6,4 mét; tuổi thọ: 300 năm.

- Dwapara Yuga: Còn 1 đạo đức, ½ tội lỗi; chiều cao trung bình: 3,2 mét; tuổi thọ: 200 năm.

- Kali Yuga: Còn 1 đạo đức, 3 phần tội lỗi; chiều cao trung bình: 1,6 mét; tuổi thọ: 100 năm.

Trong quyển Mahabharata, ông Markandeya lý giải về chu kỳ Kali Yuga như sau:

* Sự thay đổi thể chế chính trị:

- Sự cai trị trở nên bất hợp lý: sự công minh dần biến mất.

- Người cai trị không ý thức được nhiệm vụ của mình, họ không quan tâm đến thúc đẩy phát triển tâm linh, ngược lại để bảo vệ quyền lợi của mình: họ trở thành nguy hiểm cho thế giới.

- Con người bắt đầu di cư đến những vùng đất có nguồn lương thực chủ yếu.

* Mối quan hệ với con người:

- Con người trở nên tham lam và hung hăng, họ công khai thể hiện thái độ thù địch nhau.

- Sự vô minh và thiếu niềm tin vào chánh pháp xảy ra.

- Thói dâm ô được ưa chuộng, và người ta cho rằng tình dục là lý tưởng sống.

- Tội ác tăng theo cấp số nhân, trong khi đạo đức con người mờ dần và người ta bắt đầu điên loạn.

- Người ta hãi hùng và bắt đầu cầu nguyện Thượng Đế.

- Con người đắm chìm trong cơn say sưa chè chén.

- Người ta thấy đầu óc mình sắp tan chảy, họ mong ước tìm đến sự tĩnh tâm.

- Những bậc Đạo Sư không còn được tôn trọng, và các môn đồ liều lĩnh làm sai giáo huấn của thầy mình.