+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Đức Phật hỏi và trả lời

  1. #1
    cokhong_khongco
    Guest

    Thumbs up Đức Phật hỏi và trả lời

    Vào giữa thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên, nhiều người tại Ấn Độ đã bắt đầu sử dụng đường tắt trong tôn giáo được mô tả trong Chương trước về sự thờ phượng của người Ấn Độ Giáo. Nói chung đó là thời kỳ tan vỡ ảo tưởng.


    Vào giữa thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên, nhiều người tại Ấn Độ đã bắt đầu sử dụng đường tắt trong tôn giáo được mô tả trong Chương trước về sự thờ phượng của người Ấn Độ Giáo. Nói chung đó là thời kỳ tan vỡ ảo tưởng. Chắc là vì người dân hoàn toàn vỡ mộng về cuộc sống, họ ngày càng sợ hãi đầu thai. Một số người quên cả câu hỏi nghiêm túc nhất là gì, trong nỗ lực điên cuồng để tự cứu lấy mình và ra khỏi 100,000 kiếp sống mà họ cảm thấy họ bị đọa. Mỹ thuật lúc đó cho thấy người dân quý bò, hươu nai, ngựa, lợn, khỉ và voi. Những người khác tự hành xác mình -- đứng nguyên một chỗ rất lâu, nhìn chằm chằm vào mặt trời Ấn Độ gay gắt, hay nuốt khói và lửa.

    Nhiều thầy tu không giúp ích đặc biệt gì. Chính các thầy tu cũng bận tâm với con đường tắt trong đời sống tôn giáo. Họ không coi thiên hướng thầy tu của họ là quan trọng. Trong một bức tranh vào thời gian ấy, một vài con chó tượng trưng cho các thầy tu được đem trình bày trong một cuộc diễu hành lớn. Họ tụng lời cầu nguyện: "Om, hãy để cho chúng tôi ăn! Om, hãy mang thực phẩm cho chúng tôi! Vị Chúa tể của thực phẩm, hãy mang thực phẩm đến, hãy mang thực phẩm đến! (Om là từ tắt nhất để chỉ Thượng Đế). Người dân bày tỏ xa hơn nữa ý kiến thấp hèn về các thầy tu trong câu tục ngữ Ấn Độ: "Vishnu nhận những lời cầu nguyện khô khan, trong khi các thầy tu ăn ngấu nghiến các lễ vật".

    Ấn Độ Giáo sau này giành lại được địa vị lãnh đạo tại Ấn, nhưng trong thời gian này, nhiều người không thể tìm ra câu trả lời thỏa mãn về những khó khăn xáo trộn trong đời sống. Vì sự bất toại nguyện này, chẳng mấy chốc có nhiều cải cách tôn giáo xuất hiện trong cố gắng giải thoát cho Ấn Độ Giáo khỏi tính nông cạn của nó. Một trong những cải cách này là sự khởi đầu của Phật Giáo.

    THÁI TỬ CỒ ĐÀM

    Vào thời điểm này, khi những người chín chắn nghi ngờ tôn giáo quê hương của họ, vị thái tử tên Gautama (Cồ Đàm) ra đời. Ngài là con một của tiểu vương Flinch giàu có thuộc đẳng cấp chiến binh, và cha mẹ Ngài hy vọng Ngài sẽ trở thành người trị vì đất nước. Cha Ngài sợ Ngài có thể làm những gì mà đẳng cấp cao đã làm -- trở thành người đi tìm đạo lý, hay người thoát ly khỏi kiếp trầm luân từ bỏ cuộc đời. Tham vọng to lớn là người con phải theo bước chân mình, người cha đã làm tất cả những gì có thể làm được để bảo vệ Đức Cồ Đàm trước những ảnh hưởng có thể dẫn Ngài từ bỏ cuộc đời vương giả.

    Vì nhiều huyền thoại về lúc thiếu thời, rất khó biết sự thực về Đức Cồ Đàm. Nhưng dường như rất rõ ràng Ngài là một thanh niên thông minh và thành thực, nhậy cảm đối với tất cả những biến chuyển chung quanh Ngài. Cũng có thể là vì sự nhậy cảm đó, mà cha Ngài cố gắng bảo vệ Ngài không muốn cho Ngài biết tội lỗi và bất hạnh tồn tại bên ngoài bức tường thành. Những câu chuyện cho chúng ta biết cha mẹ Ngài bao vây Ngài bằng lối sống xa hoa và tất cả thú vui vật chất. Cha mẹ Ngài muốn làm cho Ngài cảm thấy tất cả đời sống đều hạnh phúc và lạc thú, chẳng có lý do gì mà buồn hay thậm chí quá nghiêm trang -- Cha mẹ Ngài hy vọng Đức Cồ Đàm hoàn toàn chấp nhận đời sống vương giả, và sẽ không bao giờ nghi ngờ đến những khác biệt về cuộc đời của người khác.

    Tuy nhiên, giống như mọi thanh niên, Đức Cồ Đàm muốn sống một cuộc đời theo cách riêng của mình bất chấp dự định của cha mẹ Ngài. Trong khi đi qua một công viên - theo chuyện kể lại -- Ngài nhìn thấy bốn việc in sâu vào ấn tượng của Ngài. Những sự việc này làm Ngài sửng sốt hơn bất cứ kinh nghiệm nào trước đây mà Ngài đã từng trải qua.

    Đầu tiên Ngài nhận thấy một người già nua run lẩy bẩy, răng rụng, tóc bạc, lưng còng, chống trên một cái gậy. Lần đầu tiên, Ngài hiểu ra là tuổi già đến với tất cả mọi người. Sau đó, Đức Cồ Đàm nhìn thấy một người bệnh, thật gớm ghiếc khi nhìn thấy. Đức Cồ Đàm trở nên choáng váng hơn, Ngài băn khoăn phải chăng trước sau ai cũng phải đau khổ. Một cảnh khó chịu thứ ba là một xác chết nằm bên vệ đường. Hiển nhiên là lần đầu tiên cái chết trở thành có thật đối với vị thái tử trẻ tuổi. Sau khi những cảnh này đã khiến cho thái tử suy nghĩ buồn rầu về cái vô thường của đời sống và sắc đẹp. Ngài tình cờ gặp một nhà sư, ăn mặc tề chỉnh với một vẻ mặt thanh thoát. Đó chính là lúc ý định rời đời sống hoàng cung trở thành thực sự đối với Đức Cồ Đàm.

    Những huyền thoại cho biết cha Ngài đã cố gắng như thế nào để đánh lạc hướng thái tử về suy nghĩ nghiêm chỉnh đó. Những vũ nữ xinh đẹp được đưa vào hoàng cung để thái tử giải trí với những vũ điệu và ca nhạc. Cố gắng loại bỏ những suy nghĩ nghiêm trang của Ngài, những vũ nữ này ra sức nhảy múa cho đến khi gục ngã vì kiệt sức. Khi Đức Cồ Đàm nhận thấy sự biến đổi to lớn về bề ngoài của họ vì họ nằm trong những tư thế thô kệch khi ngã xuống, một lần nữa Ngài lại thấy sự buồn rầu và xấu xa của đời sống. Ngài nhất quyết bỏ hoàng cung êm ấm ngay tức khắc. Mặc dù con nhỏ và người vợ trung thành, bất chấp sự canh phòng cẩn mật của lính canh của cha Ngài, Đức Cồ Đàm đã rời bỏ cung điện và tìm sự vắng vẻ trong rừng. Ngài đã không trở về qua nhiều năm và cho đến khi nhiều thay đổi đã xẩy ra trong đời Ngài.

    CÔNG CUỘC TÌM KIẾM CỦA ĐỨC CỒ ĐÀM

    Đức Cồ Đàm đã rời bỏ cung điện với tâm tư tràn đầy câu hỏi: Đời sống là gì? Tại sao có sự bất hạnh? Trong những khu rừng Ấn Độ quạnh quẽ và vô tận, Ngài đã tìm kiếm những người uyên bác có thể giúp Ngài tìm ra câu trả lời. Ngài hy vọng tìm được sự thỏa mãn mà Ngài nhìn thấy trên gương mặt nhà sư ngày nọ tại công viên. Vì dường như nhà sư đã tìm thấy sự thỏa mãn này trong đời sống tôn giáo, Ngài quyết định cũng tìm tôn giáo.

    Trong vài năm Ngài đã học hỏi với những đạo sư giỏi nhất mà Ngài tìm thấy. Là một học trò giỏi, chẳng bao lâu Ngài đã có học thức bằng các vị đạo sư. Một trong các vị đạo sư, khâm phục sự hiểu biết của Ngài, mời Ngài ở lại cộng tác để dạy người khác. Nhưng Đức Cồ Đàm cảm thấy Ngài chưa thể dạy người khác khi Ngài chưa tìm ra câu trả lời mà chính Ngài đang tìm kiếm. Ngài biết rõ kinh sách, nhưng Ngài không tim thấy sự thỏa mãn. Ngài biết tập luyện về Du Già, những cũng không thấy hài lòng.

    Ngài vẫn bị những câu hỏi nóng bỏng dầy vò: Tại sao có bất hạnh? Làm sao con người được hạnh phúc?

    Ngài chuyên cần hơn vào sự tu tập khổ hạnh. Ngài đã bỏ lại tất cả những lạc thú vật chất. Ngài buộc mình ăn càng ngày càng ít đi, và thiền định ngày càng nhiều hơn. Cuối cùng, huyền thoại cho biết, Ngài chỉ sống bằng một hột gạo một ngày, và bỏ tất cả thì giờ vào thiền định và nghiên cứu. Sau sáu năm kiên trì tìm kiếm và tích cực hy sinh, cái chết chỉ là gang tấc. Thế mà Ngài vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Một hôm Ngài ngất đi vì gần chết đói.

    Việc này chứng tỏ đỉnh điểm trong đời sống Đức Cồ Đàm, vì Ngài đã nhìn thấy tất cả sự vô ích về những cái mà Ngài đang làm. Nếu Ngài tiếp tục chủ nghĩa khổ hạnh, Ngài sẽ chết và không tìm ra câu trả lời. Điều mà Ngài đang làm, Ngài nhận định, quả là điên rồ như cố gắng buộc không khí thành nút. Ngài phải trực tiếp đi thẳng vào vấn đề.

    Một vài người bạn theo Đức Cồ Đàm, ngưỡng mộ Ngài vì lòng nhiệt huyết tôn giáo của Ngài, khi thấy Ngài quyết định ăn trở lại bèn bỏ đi. Bây giờ Ngài một mình lẻ loi với những tư tưởng của chính mình. Ngài ngồi dưới gốc cây và bắt đầu suy nghĩ về vấn đề bất hạnh và khổ đau. Quá bối rối sau sáu năm tìm kiếm giải pháp, Ngài quyết định tìm câu trả lời qua tư tưởng và thiền định trước khi rời bỏ nơi này.

  2. #2
    cokhong_khongco
    Guest
    ĐỨC CỒ ĐÀM TRỞ THÀNH PHẬT

    Sau một ngày và gần một đêm, Ngài đã tìm thấy câu trả lời. Ngài đã trở thành giác ngộ với kiến thức mới. Ngài đã trở thành Phật "một người giác ngộ". Trong niềm vui về sự hiểu biết mới của Ngài, Ngài nói lớn, mặc dù taị đấy không có người nào. Ngài nói ta không còn phải chịu bất hạnh của đời sống hiện tại và không còn phải tái sinh liên tiếp trong cuộc sống. Vì Ngài đã đạt được tuệ giác về sự đau khổ của con người -- bản chất của khổ đau, nguyên nhân, và sự chấm dứt khổ đau. Ngài đã thoát khỏi cái vòng bất tận của phiền não và khổ đau, thoát khỏi cảm giác của buồn phiền và chán ghét -- được tự do sống.

    Rồi Đức Phật Cồ Đàm băn khoăn ta phải làm gì. Ta có nên dạy người khác điều mà ta phát hiện sau nhiều năm tìm kiếm? Có người nào hiểu Ngài không? Ngài quyết định tin vui Ngài có được bây giờ phải được chia sẻ với những người sốt sắng tìm kiếm. Cho nên Ngài đi về Benares (Ba La Nại), nơi Ngài sẽ tìm lại năm người đồng tu với Ngài trước đây đã bỏ Ngài khi Ngài quyết định từ bỏ con đường khổ hạnh.

    Họ là những người đầu tiên được nghe những điều mà Ngài đã khám phá ra. Bài pháp đầu tiên mà Ngài giảng cho họ được biết là Chuyển Pháp Luân. Bài pháp này nói về vấn đề khổ đau và cách vượt khổ đau. Những điểm mà Đức Phật nhấn mạnh đến trong bài pháp đầu tiên này, trong niềm vui phấn khích về sự tỉnh thức của Ngài, đã hình thành những khái niệm căn bản của Đạo Phật. Đạo Phật là tôn giáo của những người tìm sự tỉnh thức (giác ngộ).

    CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO


    Con đường mà Đức Phật Cồ Đàm tìm ra được miêu tả là "Trung Đạo" giữa những cực đoan. Những cực đoan phải tránh một mặt là đời sống quá ham mê nhục dục, và mặt khác là đời sống quá khổ hạnh. Cả hai cực đoan này dẫn đến mất quân bình trong cuộc sống. Cả hai cũng chẳng dẫn đến mục tiêu thực sự thoát khỏi khổ đau. Nhiều người chẳng bao giờ nhận ra quá ham mê sang giàu và thú nhục dục đã ảnh hưởng đến những câu hỏi và mục tiêu thực sự của họ. Một số người thấy cái tai hại của sự ham mê quá mức đã đi đến chỗ coi bất cứ thứ gì đem lại khoái lạc là nguy hại. Cả hai nhóm đều phản ứng quá mạnh trước sự khao khát của nhân loại.

    Đức Cồ Đàm khám phá ra chẳng cực đoan nào là khôn ngoan vì chẳng cực đoan nào mang lại hạnh phúc cả. Quá ham mê có cùng kết quả cuối cùng trên con người giống như để cho dây đàn vi ô lông quá trùng. Mặt khác tự hành xác cùng cực có kết quả giống như dây đàn vi ô lông quá căng đến mức phải đứt. Trong cả hai trường hợp đàn không kêu thích hợp. Không có âm thanh vì hoặc là quá trùng hoặc là quá căng. Chính vì thiếu hòa hợp hay hài hòa mà Đức Cồ Đàm coi đó là khổ đau của con người. Để giúp con người tìm ra sự hòa hợp bên trong chính họ và hòa hợp với vũ trụ mà Ngài bắt đầu dạy.

    Trước thời Đức Phật Cồ Đàm, những nhà triêt học Ấn dạy rằng con đường đi tới tự biết mình mỏng như lưỡi dao cạo. Đức Cồ Đàm khám phá ra ý nghĩa của điều này cho chính Ngài và nghĩ ra một con đường cụ thể hơn để dạy người khác. Tuy nhiên trong những lời dạy của Ngài, Ngài không bao giờ rời xa truyền thống Ấn Độ. Một số người và một số sách có cảm tưởng Đức Cồ Đàm cố gắng bắt đầu một tôn giáo mới, hoặc Ngài hoàn toàn không đồng ý với những đạo sư đương thời. Việc này không phải như vậy.

    Đức Cồ Đàm chỉ đi vào sự nghiên cứu tìm tòi đạo lý với một câu hỏi khác: Điều gì đã khiến cho nhiều người không hạnh phúc? Ngài đã mang câu hỏi này đến các vị đạo sư giỏi nhất mà Ngài tìm gặp nhưng Ngài cũng không thể giải quyết được vấn đề với điều mà các đạo sư dạy Ngài. Vậy nên Ngài không còn ngưỡng mộ các triết gia chỉ nói về giải thoát khổ đau. Đức Cồ Đàm muốn nhắc nhở họ là họ đang chơi đùa với những chữ nghĩa. Ngài dặn bè bạn của Ngài đề phòng các trường phái triết lý, vì các vị đạo sư có khuynh hướng chỉ coi trọng những lời nói của mình.

    Muốn tìm con đường Trung Đạo hòa hợp với cuộc sống, Đức Phật tuyên bố, mỗi người phải tự mình thận trọng tìm kiếm -- không nên bỏ thì giờ vào việc tranh cãi. Mỗi người phải thăm dò và trải nghiệm. Đức Phật nói, "người ta có thể đạt được hạnh phúc nếu thực hành việc tìm cầu".

+ Trả lời Chủ đề

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình