PHẦN CĂN BẢN

A. 10 THIÊN CAN

Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

B. 12 ĐỊA CHI
Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi

C. ÂM DƯƠNG CỦA HÀNG CAN
Dương can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
Âm can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý

D. ÂM DƯƠNG CỦA HÀNG CHI
Dương chi: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
Âm chi: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi

E. ĐỊA CHI SANH TIÊU
Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (cọp), Mão (mèo), Thìn (rồng), Tỵ (rắn),
Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (heo).

F. CAN CHI NGŨ HÀNH VÀ TỨ THỜI PHƯƠNG VỊ
Thiên can:
Giáp, Ất (mộc), Đông phương,
Bính, Đinh (hỏa) Nam Phương,
Mậu, Kỷ (thổ) trung ương,
Canh, Tân, (kim) Tây phương,
Nhâm, Quý (Thủy) Bắc phương

Địa chi:

Dần, Mão, Thìn (mộc) Đông phương mùa xuân.
Tỵ, Ngọ, Mùi (hỏa) Nam phương, mùa hạ
Thân, Dậu, Tuất (Kim)Tây phương, mùa thu.
Hợi, Tý, Sửu (thủy) Bắc phương, mùa đông.

Trong 4 mùa rút ra mỗi mùa 1 chữ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Mỗi chữ đơn chiếc thuộc Thổ, kể là các tháng 3, 6, 9, 12.

10 THIÊN CAN gia lên 12 ĐỊA CHI, diễn thành 60 Hoa Giáp:
1. Giáp Tý 2. Ất Sửu 3. Bính Dần 4. Đinh Mão 5. Mậu Thìn 6. Kỷ Tỵ 7. Canh Ngọ 8. Tân Mùi 9. Nhâm Thân 10. Quý Dậu (Gọi là Giáp Tý tuần)

11. Giáp Tuất 12. Ầt Hợi 13. Bính Tý 14. Đinh Sửu 15. Mậu Dần 16. Kỷ Mão 17. Canh Thìn 18. Tân Tỵ 19. Nhâm Ngọ 20. Quý Mùi (Gọi là Giáp Tuất tuần)

21. Giáp Thân 22. Ất Dậu 23. Bính Tuất 24. Đinh Hợi 25. Mậu Tý 26. Kỷ Sửu 27. Canh Dần 28. Tân Mão 29. Nhâm Thìn 30. Quý Tỵ (Gọi là Giáp Thân tuần)

31. Giáp Ngọ 32. Ất Mùi 33. Bính Thân 34. Đinh Dậu 35. Mậu Tuất 36. Kỷ Hợi 37. Canh Tý 38. Tân Sửu 39. Nhâm Dần 40. Quý Mão (Gọi là Giáp Ngọ tuần)

41. Giáp Thìn 42. Ất Tỵ 43. Bính Ngọ 44. Đinh Mùi 45. Mậu Thân 46. Kỷ Dậu 47. Canh Tuất 48. Tân Hợi 49. Nhâm Tý 50. Quý Sửu (Gọi là Giáp Thìn tuần)

51. Giáp Dần 52. Ất Mão 53. Bính Thìn 54. Đinh Tỵ 55. Mậu Ngọ 56. Kỷ Mùi 57. Canh Thân 58. Tân Dậu 59. Nhâm Tuất 60. Quý Hợi (Gọi là Giáp Dần tuần)

THIÊN CAN NGŨ HỢP BIẾN HÓA
Giáp – Kỷ hợp hóa Thổ
Ất – Canh hợp hóa Kim
Bính – Tân hợp hóa Thủy
Đinh – Nhâm hợp hóa Mộc
Mậu – Quý hợp hóa Hỏa

ĐỊA CHI LỤC HỢP BIẾN HÓA
Tý - Sửu hợp hóa Thổ *
Dần - Hợi hợp hóa Mộc
Mão - Tuất hợp hóa Hỏa
Thìn - Dậu hợp hóa Kim
Tỵ - Thân hợp hóa Thủy
Ngọ - Mùi hợp hóa Hỏa *

Ngọ thuộc Thái dương, Mùi thuộc Thái âm

(* sách của Thiệu Vĩ Hoa : Tí Sửu và Ngọ Mùi cùng hóa Thổ)

ĐỊA CHI TAM HỢP THÀNH CỤC

Thân – Tý – Thìn thủy cục
Hợi – Mão – Mùi mộc cục
Dần - Ngọ - Tuất hỏa cục
Tỵ - Dậu - Sửu kim cục

ĐỊA CHI LỤC XUNG
Tý - Ngọ xung
Sửu - Mùi xung
Dần – Thân xung
Mão - Dậu xung
Thìn - Tuất xung
Tỵ - Hợi xung

ĐỊA - CHI LỤC - HẠI (Tương hại với nhau)

Tý – Mùi hại
Sửu - Ngọ hại
Dần - Tỵ hại
Mão – Thìn hại
Thân - Hợi hại
Dậu - Tuất hại

ĐỊA CHI TAM HÌNH (Động diêu bất ổn định)

Tý hình Mão, Mão hình Tý, gọi là vô lễ chi hình
Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần, gọi là tri thế chi hình
Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sửu, gọi là vô ân chi hình
Thìn hình Thìn, Dậu hình Dậu, Ngọ hình Ngọ, Hợi hình Hợi gọi là tự hình.

Chú giải: Hình là hình khắc, động diêu, 2 hay 3 chữ gặp nhau ở địa chi có thể phá vỡ nguyên cục.

TRONG 12 ĐỊA CHI ẨN TÀNG NHỮNG HÀNG CAN:

Tý ẩn chữ Quý (1 can)
Sửu ẩn chữ Kỷ, Quý, Tân (3 can)
Dần ẩn chữ Giáp, Bính, Mậu (3 can)
Mão ẩn chữ Ất (1 can)
Thìn ẩn chữ Mậu, Quý, Ất (3 can)
Tỵ ẩn chữ Bính, Mậu, Canh (3 can) *
Ngọ ẩn chữ Đinh, Kỷ (2 can)
Mùi ẩn chữ Kỷ, Đinh, Ất (3 can) *
Thân ẩn chữ Canh, Mậu, Nhâm (3 can) *
Dậu ẩn chữ Tân (1 can)
Tuất ẩn chữ Mậu, Tân, Đinh (3 can) *
Hợi ẩn chữ Nhâm, Giáp (2 can)

(* các thứ tự của Trung Khí và Dư Khí có khác nhau ở những sách khác)