+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11

Chủ đề: Khoa học nói về cuộc đời đức phật thích ca

  1. #1
    TamNguyen
    Guest

    Khoa học nói về cuộc đời đức phật thích ca

    Từ trước đến nay chúng ta thường được hiểu về Đạo Phật qua những nhà truyền giáo hay nhà nghiên cứu thuần túy dựa trên văn bản của Đạo Phật.

    Nhân Mùa Phật Đản năm nay, tôi xin đăng lại nguyên văn phụ đề Việt Ngữ trong bộ phim CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT do BBC dàn dựng năm 2001, nói về cuộc tìm kiếm của các nhà khảo cổ về những dấu vết thực tế: nơi Đức Phật đã sinh, nơi Ngài đã sống, và cái nhìn khách quan của họ về giáo pháp của Đạo Phật để chúng ta cùng chiêm nghiệm. Cuối cùng là nhận xét của tác giả bài viết.

    http://www.youtube.com/watch?v=bo1gj72mUdc

    I.- Toàn bộ phụ đề Việt Ngữ của bộ phim:

    “Từ 500 năm trước Chúa Giê-su, có một Hoàng Tử trẻ đã mở ra một con đường. Ngài đã trải qua đau đớn và khổ ải để đạt tới Niết Bàn. Niềm hạnh phúc vĩnh hằng mà chúng ta ước vọng đạt tới.

    “Biểu tượng vĩnh cửu của sự An Lạc, Từ Bi và phi bạo lực”. (Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma). Đó là Đức Phật”.

    Ngài được trưởng thành trong một cung điện xa hoa. Khi còn thơ ấu, đặc quyền đã cho phép Ngài thụ hưởng mọi sự nuông chiều, nhưng Đức Phật đã từ bỏ tất cả để đạt được trí huệ tận cùng. Ngài đã du hành đến những ngóc ngách sâu thẩm của tâm trí, trực diện, đối mặt với Ma Tâm bên trong. Đức Phật đã thành lập một tôn giáo đầu tiên trên thế giới – mà hiện nay có hơn 400 triệu tín đồ – Một tôn giáo sử dụng THIỀN ĐỊNH để đạt tới trạng thái an lạc và hạnh phúc tuyệt đối” .

    “Sử dụng tiềm năng và nội lực của bản thân chúng ta để biết về Thực Tại Tối Thượng” (Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma)

    “Các sự kiện trong đời Ngài đã là câu chuyện vĩ đại, và Đức Phật là một biểu tượng tồn tại vĩnh cửu.

    Dù Đức Phật đã nhập diệt hơn 2.500 năm, nhưng giáo pháp của Ngài vẫn tồn tại. Những lời giáo huấn của Ngài vẫn còn nguyên giá trị và Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần Phật Giáo Tây Tạng tiếp tục truyền đạt giáo huấn của Ngài, tiếp nối truyền thống đã xuất hiện ngay sau khi Phật nhập Niết Bàn”.

    Đạo Phật được nhiều nền văn hóa tiếp nhận và diễn giải bằng nhiều cách khác nhau... Những lời dạy của Phật về một tinh thần tĩnh tại và sáng suốt được nhiều người cho đó là Tôn Giáo, người khác cho là Triết Học hay Tâm Lý Trị Liệu.

    Nhiều người cho rằng đó không phải là một tôn giáo mà là khoa học của tâm trí. (Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma).

    Ngày nay giáo huấn của Đức Phật vẫn còn nguyên giá trị mặc dù đã trải qua 2.500 năm. Nguyên nhân Đạo Phật được phổ biến rộng rãi như vậy là do sự sâu sắc của nó và rõ ràng là Đức Phật khám phá ra nhiều thứ cực kỳ quan trọng.

    Khác với nhiều Tôn Giáo khác, Đạo Phật tập trung vào tâm trí và không có một đấng quyền năng tuyệt đối mà thay vào đó là một bậc Thầy vĩ đại: Đức Phật hay Đấng Giác Ngộ. Điều đó hết sức tự nhiên trong thời kỳ mà nhiều người cho rằng Tâm Lý Học là một lựa chọn thay cho tôn giáo, nghĩa là là phương thức trị liệu để đối phó với những vấn đề trong đời sống, và điều này rất dễ được nhiều người tiếp nhận. (Lời nhà khảo cổ).

    Có nhiều cách thể hiện Đạo Phật và trong tâm trí mỗi Phật Tử cũng có một hình ảnh của Ngài.

    “Một sự giao hòa giữa An Lạc tuyệt đối và phi bạo lực. Tôi nghĩ hẳn là phải như vậy ” (Lời Đức Đạt lai Lạt Ma).

    Chỉ rất gần đây – 100 năm trước, Phương Tây hoàn toàn không biết gì về cuộc đời của Đức Phật, cho đến khi người Anh chiếm Ấn Độ làm thuộc địa. – Đất nước nơi Phật đản sanh. Đạo Phật đã từng huy hoàng rồi tàn lụi, bị các vua Hindu cũng như quân Hồi Giáo xâm lược và tàn phá.

    Khởi nguyên và các địa điểm gắn với cuộc đời Đức Phật đã thất tung cho tới tận khi một nhà Khảo Cổ người Anh bắt đầu thám hiểm vùng Bắc Ấn và những khám phá của họ bắt đầu gắn cuộc đời của đức Phật với những sự kiện lịch sử.

    Vào những năm 1860, nhiều nhà Khảo Cổ đã cố gắng xác định các địa điểm gắn bó với cuộc đời Đức Phật. Cho đến những năm 1890, rất nhiều địa điểm đã được xác định thành công ở khu vực sông Hằng.Nhưng khi đó 2 địa điểm quan trọng nhất với Phật Giáo vẫn còn chưa được khám phá: Lâm Tì Ni, nơi Đức Phật đản sanh, và thành Ca Tỳ La Vệ, nơi Đức Phật sinh sống vào thời niên thiếu. Những địa điểm này nằm ở phía Bắc sông Hằng, ít nổi tiếng, một phần bởi vì có khu vực rừng rậm, có nhiều hổ cũng như căn bịnh sốt rét, cần những phát hiện mang tính đột phá để hé mở.

    Câu chuyện về nguồn gốc của Đức Phật.

    Ở một ngôi làng xa xôi, qua cả biên giới Népal, người ta đã phát hiện một cột đá. Một nhóm người Anh đã được cử đến để giải mã các chữ khắc trên cột. Đó là cổ ngữ Brami, ngôn ngữ của người bản xứ Bắc Ấn, và những dòng chữ ghi trên đó nói rằng: “Đây là nơi Phật hay Đấng Giác Ngộ đản sinh”.

    Đây là bằng chứng đầu tiên để chứng tỏ rằng: Đức Phật không chỉ là một hình tượng truyền thuyết. Ngài đã thực sự tồn tại.

    Những văn bản cổ xưa của Phật Giáo đã gọi nơi Đức Phật đản sanh là Lâm Tì Ni, và bây giờ các nhà Khảo Cổ đã định vị được nó trên bản đồ và họ chỉ cần tìm được địa điểm Đức Phật đã trưởng thành.

    Một thành phổ cổ đại mà trong văn bản cổ xưa gọi là Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu). Rõ ràng rằng địa điểm này nằm ở phía Tây Bắc cách Lâm Tỳ Ni chứng 10 đến 15km về hướng Tây, và đó là khu vực tập trung tìm kiếm. Các cuộc tìm kiếm phát hiện ra 2 địa điểm khả dĩ của thành Ca Tỳ La Vệ. Một ở Ấn Độ và một ở Népal.

    Trong hơn 100 năm, các nhà khảo cổ bàn cãi nhau đâu mới là địa điểm thực sự. Nghiên cứu mới của Tiến sĩ Coningham và các đồng sự cho rằng địa điểm cổ xưa này nằm ở vị trí nay là Tilaurakot ở Népal. Đó là một địa điểm cực kỳ tuyệt vời vì còn được bảo tồn khá tốt.

    Chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc điều tra về vật lý, địa lý và chúng tôi khám phá rất nhiều con đường và rõ ràng rằng toàn bộ thành phổ được tổ chức theo hình lưới với cung điện nằm ở trung tâm. Đó chính là nơi bắt đầu câu chuyện về Đức Phật. (Lời nhà khảo cổ).

    2.500 năm trước kia, Bắc Ấn được chia thành nhiều vương quốc. Thân phụ của Đức Phật, Tịnh Phạn được bầu chọn làm Thủ Lĩnh. Ông cai trị vương quốc của mình từ cung điện nằm dưới chân núi Hi Mã Lạp Sơn này. Hoàng hậu của ông là Maya.

    Theo truyền thuyết, vào đêm trăng rằm, bà có một giấc mơ lạ kỳ. Theo đó, một sinh linh đặc biệt là Đức Phật sẽ lại đản sinh trên trái đất. Theo truyền thuyết, 4 vị thần bảo vệ thế giới đã khiêng chiếc giường ngủ của Hoàng Hậu lên đỉnh Hi mã lạp sơn. Họ xức nước thơm tinh khiết và trang điểm cho bà với những đóa hoa từ Thiên Đường. Một con voi trắng 6 ngà bay từ cõi trời xuống với vòi gắn l bông Sen và bay thẳng vào bụng bà. Hoàng Hậu sẽ sinh ra Đức Phật.

    Nếu xem xét câu chuyện này, và so sánh với chẳng hạn câu chuyện về Chúa Giêsu đều thấy xuất hiện các Thiên Thần. Tôi tạm đưa ra l giả thuyết cơ bản ở đây: có những lực lượng vượt tầm chúng ta đưa ra những dấu hiệu điều gì đó vĩ đại sẽ xảy ra.

    Theo truyền thuyết, Đức Phật sẽ lựa chọn thời gian và địa điểm để tái sinh. Cậu bé được đạt tên là Tất Đạt Đa (Siddhartha) nghĩa là “Thực hiện được mọi mơ ước”. Nhưng Hoàng Hậu Maya lâm bệnh và từ trần vài ngày sau khi sinh nở. Tất Đạt Đa được người dì nuôi dưỡng.

    Hoàng gia mời các đạo sĩ Bà La môn đến, và sau đó, một nhà tiên tri đã dự đoán về tương lai của đứa trẻ. Theo truyền thuyết, nhà tiên tri thấy trên cơ thể của Thái tử xuất hiện các tướng tốt lành của bậc vĩ nhân bao gồm cả dấu hình bánh xe trong lòng bàn chân của Ngài. Theo truyền thuyết, Đức Phật sinh ra có 32 tướng tốt của bậc vĩ nhân. Những dấu hiệu này chỉ xuất hiện trên 2 loại người: Thứ nhất là Đức Phật và thứ 2 là Đại Đế thống trị toàn thế giới.

    Đức Vua Tịnh Phạn vô cùng sung sướng với ý tưởng con trai của mình sẽ trở thành một thủ lãnh vĩ đại. Do đó, nhà vua vô cùng chiều chuộng con trai để ngăn ngừa Thái Tử nhìn thấy những điều khiến cậu rẽ sang con đường Tôn Giáo. Mọi người biết về dấu hiệu này đều biết Tất Đạt Đa là xuất chúng – đặc biệt là Tịnh Phạn Vương. Nhưng nhà vua quan sát sự trưởng thành của con trai nhỏ tuổi, ham hiểu biết và lo lắng về các lời tiên tri: Một ngày nào đó Thái Tử sẽ từ bỏ hoàng cung và trở thành một nhà Lãnh đạo Tôn Giáo, chứ không trở thành thủ lĩnh của Bộ Tộc Thích Ca.

    Khi Tất Đạt Đa trưởng thành, nhà vua cực kỳ mừng vui thấy tài năng tuyệt vời của Hoàng Tử trong các môn: Đánh kiếm, Đấu vật và Bắn cung. Nhưng đồng thời nhà vua cũng thấy Hoàng Tử có tư tưởng sâu sắc và cực kỳ ham hiểu biết. Hoàng Tử dường như luôn ham muốn tìm hiểu bản chất của thế giới chung quanh chớ không phải con đường binh nghiệp, mà đối với một vị vua – đây là điều tối cần thiết! Hoàng Tử trẻ Tất Đạt Đa phải học nếu muốn cầm đầu các chiến binh. Tất Đạt Đa được kỳ vọng trở thành vị vua tương lai, người bảo vệ Ca Tỳ La Vệ, một trong những thành phố đầu tiên ở vùng Bắc Ấn.

    Cung điện nơi Tất Đạt Đa trưởng thành đã biến mất hoàn toàn và các nhà Khảo Cổ không còn gì để nghiên cứu, nhưng họ đã tìm thấy những vật liệu xây dựng bền vững hơn tại Tilaurakot.

    (Lời các nhà Khảo Cổ) Chúng tôi đã cắt một đoạn mương 3mx3m. Chúng tôi có được các lớp trầm tích của địa điểm và sau đó chúng tôi đã kinh ngạc khi phát hiện được l vật liệu được biết đến là l mảnh bát vỡ được sơn đen. Mảnh bát này có tầm quan trọng đặc biệt. Tiến Sĩ Coningham cho rằng nó được làm từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, là thời điểm tất Đạt Đa trưởng thành trong cung điện. Cái chúng tôi có là trung tâm của l ngành kinh doanh nhỏ - Có thể là một khu định cư. Chúng tôi vẫn phân vân không biết có nên gọi nó là l thành phố không? Khu vực trung tâm thuộc về nhà cai trị và phần lớn cư dân sống trong vòng nội địa. Đây chính là vùng nội địa nằm phía bên ngoài thành và cuốn hút Tất Đạt Đa. Do đó, khi 9 tuổi, nhà vua cho phép Hoàng Tử ra ngoài tham gia lễ hội Cày Ruộng thường niên. Hoàng Tử đã tham gia rất háo hức. Cảm nhận đầu tiên về thực tại của cậu về thế giới bên ngoài. Bức tường đã mở ra cho Tất Đạt Đa một cái nhìn mới về thế giới và đã trở thành một bước ngoặt trong cuộc đời của cậu.

  2. #2
    TamNguyen
    Guest

    Re: Khoa học nói về cuộc đời đức phật thích ca

    Người ta kể lại rằng Hoàng Tử đã xem một người dân đang cày. Nhìn thấy công việc cực nhọc và nỗ lực cứ lặp đi, lặp lại, những thứ mà Ngài không bao giờ nhìn thấy trong cung điện. Ngài quyết định thoát khỏi Lễ Hội và đứng một mình.

    Ấn tượng đầu tiên về cuộc sống thực sự đã tác động mạnh mẽ đến Hoàng Tử. Đối với người khác, đây có thể là một Lễ Hội, nhưng đối với Tất Đạt Đa, nó là biểu tượng của một thứ hoàn toàn khác. Hoàng Tử để tâm trí mình rơi vào trạng thái lặng ngắm. Hoàng Tử quan sát cái cày khi nó cắt, xới đất, và chú ý thấy chim chóc tới ăn các con côn trùng vừa mới chui từ mặt đất lên. Ngài tự hỏi tại sao chúng sinh lại phải chịu khổ đau. Nếu người nông dân không cày, con chim sẽ không ăn được côn trùng. Hoàng Tử thấy rằng mọi thứ đều có liên hệ với nhau và mọi hành động đều có Nhân Quả. Quan sát đơn giản này dẫn đến một trụ cột trong giáo lý của Người: NGHIỆP (Karma).

    Khi Tâm Thái Tử tập trung vào những tư tưởng sâu sắc. Hoàng Tử thả mình vào trạng thái xuất thần hay Nhập Định, một trạng thái tinh thần mà sẽ trở thành bước đầu tiên của Người trên con đường Giác Ngộ. Người ngồi dưới bóng cây và tập trung đến cái cày đang cày xới trên mặt đất. Truyền thuyết nói rằng lúc đó Hoàng Tử tự nhiên tiến vào cảnh giới THIỀN ĐỊNH gọi là Sơ Thiền. Trạng thái này rất hân hoan và Hạnh Phúc, và sau này Hoàng Tử lại sẽ sử dụng nó trên con đường tâm linh của mình.

    Mối quan hệ của THIỀN trong Phật Giáo là tập trung vào một thứ gì đó để tạo ra cảm giác thanh bình. Có thể đó là ý tưởng của Từ Bi. Các con côn trùng bị giết khi cày trên mặt đất. Do đó, tôi giả định người ta sẽ nhìn thấy điểm này là một phần bản chất của Ngài.

    Hành vi của Hoàng Tử trẻ làm đảo lộn mọi chủ định của nhà vua. Theo Bà La môn, Tôn Giáo chính tại thời kỳ đó, con phải nối nghiệp cha. Một trong những điều mà tôi nghĩ: Quan điểm này lại quá mạnh. Hơn cả chúng ta tưởng tượng, là quan điểm của nhà Vua Tịnh Phạn, cố gắng bảo vệ Hoàng Tử trước bất kỳ khổ đau nào. Và bây giờ, nguyên nhân để thực hiện điều này là có một lời tiên tri rằng: Hoàng Tử hoặc sẽ trở thành một Đại Đế, hoặc sẽ trở thành người Xuất Gia và đạt được sự Giác Ngộ. Dĩ nhiên, nhà vua muốn Hoàng Tử kế tục mình trở thành một vị Vua!

    Khi tất Đạt Đa lớn lên, Vua Tịnh Phạn cố gắng tìm mọi cách để Hoàng Tử ở bên trong cung điện. Nhà Vua tạo ra quanh Hoàng Tử một môi trường sống tuyệt hảo và đầy cám dỗ. Ngoài địa vị Thái tử, Tất Đạt Đa còn có những nàng hầu tuyệt đẹp, để Hoàng Tử chìm đắm trong nhạc nhã và sắc đẹp.

    Khi Tất Đạt Đa tròn 16 tuổi, Vua Cha tìm cho Ngài một người vợ xinh đẹp. Công Chúa Da Du Đà La (Yhshudhara). Tất Đạt Đa phải tham gia tranh tài để cầu hôn nàng, và Nhà Vua rất vui mừng khi thấy con trai tài giỏi là người chiến thắng. Nhà Vua bắt đầu tự thuyết phục rằng cuộc sống trong cung cuối cùng cũng đã phù hợp với Hoàng Tử. Nhưng đó chỉ là mong muốn của Nhà Vua mà thôi, và Tất Đạt Đa năn nỉ Vua Cha cho phép đi vi hành. Không thể từ chối mong muốn của con lâu hơn nữa, Nhà Vua tuyệt vọng ra lệnh dọn sạch hết những gì chướng mắt trong khu vực phụ cận Hoàng Cung. Giống như trong một bộ phim Hollywood. Những người ốm đau, nghèo khổ, già cả được dọn sạch khỏi thế giới lý tưởng của Hoàng Tử trẻ tuổi.

    Mặc cho những nỗ lực của Vua Cha, nếm trải đầu tiên của Tất Đạt Đa về thế giới bên ngoài sẽ hé lộ ra thực tế khắc nghiệt.

    Ngây thơ như một đứa trẻ, Ngài ra đi cùng với Xa Nặc (Chana), người đánh xe của Ngài đóng vai trò là người dẫn đường. Hoàng Tử sẽ thực hiện 4 cuộc du lãm và nhìn thấy 4 dấu hiệu được dự đoán trước bởi những thầy bói của Hoàng Gia.

    Các Kinh sách Phật Giáo Nguyên Thủy đều đề cao mức độ quan trọng của thời điểm lịch sử này, vì mỗi cuộc hành trình sẽ mở ra cho Tất Đạt Đa một khía cạnh của cuộc sống đã bị cố tình che dấu trước mắt Ngài.

    Trong chuyến du hành đầu tiên, Ngài nhận thấy một cụ già khó nhọc lê bước trên đường làng. Ngài hỏi Xa Nặc về chuyện xảy ra với cụ già, và Xa Nặc giải thích cho Ngài về quá trình lão hóa của con người. Tất Đạt Đa được cảnh tỉnh khi Ngài học được rằng “LÃO” là không thể tránh khỏi và xảy ra với tất cả con người. Đối với Tất Đạt Đa, thực tế đã bắt đầu vén màn bức tranh khắc nghiệt về thế giới, nơi bất hạnh và đau khổ xuất hiện để thống trị mọi khía cạnh của cuộc sống.

    Dấu hiệu Thứ Hai xuất hiện ngay kế tiếp. Khi Tất Đạt Đa nhận thấy một người Bệnh, cơ thể tàn tạ vì bị bệnh tật hành hạ. Ngài hỏi Xa Nặc rằng liệu có phải ai cũng có thể bị Bệnh không? Và Ngài lại bị chấn động lần nữa khi Ngài biết sự thật phũ phàng rằng: Tất cả chúng ta đều không thể thoát khỏi ‘BỆNH”. Bức tường bảo vệ giả tạo quanh Ngài bắt đầu tan vỡ. Càng khám phá Ngài càng nhận ra bi kịch của cuộc sống.

    Giờ đây Ngài thấy một người vừa chết quấn trong tấm vải liệm được mang đến giàn thiêu, và chuyện kể rằng Hoàng Tử kinh hoàng khi khám phá ra rằng: Không những con người không thoát khỏi “TỬ” , mà theo tín ngưỡng Bà La môn (Brahamin), sau khi chết đi, tất cả chúng ta đều được tái sinh để chịu đau đớn và chết đi hết lần này đến lần khác, dường như không có kết thúc, và không có giải pháp cho vòng quay vô tận này.

    Cuộc đời Đức Phật là một biểu tượng bởi vì điểm mấu chốt là: Ngài là một thanh niên có cuộc sống vuơng giả và Ngài nhận ra điều đó không đủ bởi vì Ngài bị chấn động mạnh. Ngài bị chấn động mạnh bởi lần đầu tiên trong đời Ngài gặp phải LÃO, BỆNH, và TỬ. Có vẻ không hợp lý khi một thanh niên có trí tuệ sáng láng được nuôi dạy cẩn thận, nhưng Ngài lại không biết gì về điều đó. Điều này có vẻ như là để truyền đạt ấn tượng ghê gớm về việc đối mặt với những vấn đề cơ bản của sự tồn tại của con người đã và đang chi phối chúng ta và vấn đề cấp bách là chúng ta phải làm điều gì đó.

    Nhưng dấu hiệu THỨ TƯ mới là dấu hiệu chỉ ra tương lai của Tất Đạt Đa: Một người với l tấm vải quấn quanh cơ thể cấm chiếc bát khất thực trước mặt Ngài. “Tại sao ai đó lại muốn từ bỏ những lạc thú trên đời này để đi lang thang khắp đất nước làm nghề khất thực?” - Hoàng Tử trẻ tuổi hỏi. Xa Nặc giải thích rằng người đàn ông này đã từ bỏ những lạc thú đó để đối mặt với thực tế và tìm kiếm câu trả lời cho sự tồn tại khổ đau này. “Vai trò của những việc này – theo tôi, là một câu chuyện thiết thực của việc thúc đẩy sự nhận thức về tồn tại. Chúng ta đều biết rằng con người sẽ già đi, sẽ ốm yếu bệnh tật, rồi cuối cùng sẽ phải chết. Nhưng hoàn toàn khác biệt khi tĩnh tại ngồi suy nghĩ và nhận ra rằng: Không phải những người khác già đi, ốm yếu và chết, mà là chính bản thân ta sẽ già đi, sẽ ốm đau rồi chết. Và tôi cho rằng ý nghĩa câu chuyện là như vậy: Cố gắng khắc họa khoảnh khắc của hiện thực đang tồn tại khi lần đầu tiên bạn nhìn thấy, nói rằng bạn sẽ chết! Bạn biết điều đó và bạn nếm trải nó” (Lời nhà khảo cổ).

    Khi Tất Đạt Đa quay lại Hoàng Cung sau chuyến du hành Thứ Tư. Trí óc Ngài đang quay cuồng với sự hiểu biết mới mẻ về thế giới. Hoa trái chung quanh Ngài sẽ thối rữa và tàn úa. Ngay cả những bức tường của cung điện rồi cũng có ngày sụp đổ. Công Chúa Da Du Đà La vừa sinh cho Ngài một đứa trẻ xinh đẹp, nhưng rồi họ cũng sẽ già đi, ốm yếu và chết! Đây là những điều không thể tránh khỏi. Ngài đã học được ý nghĩa của sự Vô Thường và nhìn thấy điều này ở mọi thứ xung quanh. Tất Đạt Đa biết rằng Ngài phải rời bỏ gia đình để đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đang thiêu đốt bên trong Ngài, dù cho việc đó có nghĩa là phải bỏ rơi người vợ trẻ và đứa con mới sinh. Trái với truyền thống của gia đình và tôn giáo Bà La Môn, Tất Đạt Đa bỏ nhà để đi tìm câu trả lời của riêng Ngài về sự đau khổ của cuộc sống.

    Một câu truyện kể lại rằng: Một màn sương mù đã hiện ra để ru ngủ lính canh cho phép Ngài bỏ trốn cùng Xa Nặc qua cửa phía Đông của cung điện .

    Truyện kể rằng trên dòng sông Anoma, Ngài đã cởi bỏ đồ trang sức, đổi bộ quần áo xa hoa lấy bộ đồ của kẻ hành khất và cắt đi mái tóc dài. Ngài yêu cầu Xa Nặc mang chúng về quay trở về cung điện.

    Tất Đạt Đa lần đầu tiên chỉ có một mình. Cuối cùng Ngài đã trốn khỏi thế giới giả tạo của đời sống Hoàng Cung, nơi thống khổ đã bị quét sạch khỏi tầm mắt. Giờ đây Ngài phải đối mặt với thực tế. Liệu Ngài có tìm được một giải pháp cho nỗi đau khổ của sự tồn tại? Tất Đạt Đa phải đối mặt với việc chịu đựng nỗi thống khổ ở một mức độ mà Ngài chưa bao giờ thấy khi Ngài đi đến các Thành phố và trong đó có những con người bị ném ra cùng một chỗ, khi mà dịch bệnh và đói khổ gia tăng.

    Có một số người cho rằng đây là một sự khởi đầu cụ thể cho sự quan tâm của Đức Phật đến nỗi đau khổ. Nó nhấn mạnh những vấn đề chung mà loài người ở bất cứ xã hội nào cũng gặp phải. Tất Đạt Đa nhận ra rằng nếu Ngài muốn tìm câu trả lời cho sự đau khổ chung quanh Ngài, Ngài sẽ phải đương đầu với tôn giáo Bà La môn mà mọi người đều theo. Những gì người Bà La Môn có, là Tri Thức Thần Thánh. Tri Thức Thần Thánh này tập trung vào những kinh sách có tên là Kinh Vệ Đà.

  3. #3
    TamNguyen
    Guest

    Re: Khoa học nói về cuộc đời đức phật thích ca

    Từ Vệ Đà, bản thân nó có nghĩa là Tri Thức, và ngụ ý ở đây là chỉ có tri thức là tài sản thật sự có giá trị. Với Tri Thức Thần Thánh, các Thầy Bà La Môn nhìn thấu mọi giai đoạn của cuộc sống từ khi sinh ra cho đến khi chết. Nhưng tri thức của họ chỉ được truyền thụ lại cho những người con trai của họ. Vị trí của các gia tộc Bà La Môn luôn được đảm bảo cho đến khi sau một làn sóng các nhà hiền triết mới bắt đầu thách thức nó. Đó là lúc đạo Brahamisn tiền thân của đạo Hindu được đưa ra để tranh cãi. Nó giống như thời của các nhà Triết học cổ như Plato và Socrates ở Hy Lạp cổ.

    Mọi người tranh luận với nhau và Đức Phật cố gắng mở một con đường đi ngang qua đó. Ngài mô tả hoản cảnh lúc đó như một mớ hỗn độn của các quan điểm. Một rừng quan điểm. Khi Tất Đạt Đa khám phá khu rừng này, Ngài nhận ra rằng giải pháp cho sự đau khổ của cuộc sống phải khả dụng cho tất cả mọi người hơn là cho một thiểu số. Giống như truyền thống Bà La Môn, Đức Phật đồng tình với những người Bà La Môn, và Ngài nói rằng: “Con người không trở thành Bà La Môn từ khi mới ra đời, mà họ trở thành người Bà La môn bằng cách sống tốt. Con người không trở thành kẻ bị xã hội ruồng bỏ từ khi mới ra đời, mà họ trở thành kẻ bị xã hội ruồng bỏ khi sống không tốt”.

    Quả là một suy nghĩ quan trọng và tuyệt diệu. Giống như trong xã hội, chúng ta nói rằng một quý ông đích thực không phải là một người sinh ra trong một gia đình gia thế, mà là người cư xử đứng đắn.

    Tất Đạt Đa đi xa hơn trong quá trình tìm kiếm của Ngài về phía Bắc Ấn. Ngài tìm kiếm một lối khác để vượt qua nỗi thống khổ xung quanh. Ngài quan tâm đến tất cả những tư tưởng Triết Học mới, nhưng Ngài muốn tiến xa hơn, vươn tới nơi thẩm sâu trong tâm hồn. Ngài quyết định tập trung vào kỹ thuật Thiền Định và đi tìm những bậc Thầy hàng đầu của thời đó.

    Có hai loại THIỀN ĐỊNH phổ biến ở Ấn Độ cổ bao gồm: Đặt bản thân dưới nhiều loại áp lực khác nhau bằng cách kiểm soát sự hít thở hoặc thỉnh thoảng nhịn ăn. Hoặc trải qua các hình thái hành xác khác, mục đích là thực sự đạt được cái mà chúng ta gọi là “các trạng thái biến đổi của ý thức”, và họ nghĩ rằng họ đã đạt được đến những tầng rất cao trong vũ trụ.

    Họ không đề cập đến vấn đề này theo nghĩa đen, không phải là họ nghĩ rằng họ ở cách 5.000 feet so với mặt đất. Nói như vậy có nghĩa là họ cho rằng không có mặt phẳng cụ thể, càng trở nên trừu tượng hơn những thứ như là mặt phẳng vô tận của không gian, và nó được kế tiếp bởi mặt phẳng ý thức vô tận như ta có. Và rồi mặt phẳng vô tận của hư vô, đó là những thứ mà chắc chắn Đức Phật đã học được từ những người Thầy của Ngài.

    Truyền thuyết kể rằng Tất Đạt Đa cực kỳ xuất sắc trong việc THIỀN ĐỊNH, và Ngài đã thu hút được 5 môn đồ và các thầy của Ngài đã đề nghị Ngài ở lại và tiếp quản trường học. Nhưng Tất Đạt Đa quyết định rằng chỉ riêng việc thực hiện THIỀN ĐỊNH không phải là câu trả lời cho sự đau khổ và tái sinh hay đầu thai. Ngài bắt đầu thử nghiệm các kỹ thuật khác, lần này tập trung vào cơ thể. Vì vậy Ngài thử phương pháp khác là tu Khổ Hạnh. Điều này bao gồm nhịn ăn, không tắm rửa. THIỀN ĐỊNH khi nín thở một lúc lâu và đây là một phương pháp ức chế cao độ. Các thầy tu Khổ Hạnh có thể nhịn đói, hoặc thậm chí chặt đi các bộ phận trên cơ thể. Đối với họ, xác thịt là rào cản cho sự tự do tinh thần. Bằng cách chia cắt sự gắn liền của họ với cơ thể, họ sẽ làm trong sạch trí óc và giải phóng tâm hồn. Tất Đạt Đa cố gắng đạt được trạng thái tự do này. Ngài đã nhịn ăn quá lâu. Mạng sống của Ngài như chỉ mành treo chuông .

    “Tay chân ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt dây leo khô héo. Bàn trôn của ta trở thành như móng chân con lạc đà. Xương sống của ta phô bày giống như một chuỗi banh. Các xương sườn gầy mòn của ta giống như một cột nhà sàn hư nát. Con ngươi long lanh của ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một cái giếng nước thâm sâu. Da đầu của ta trở thành nhăn nheo, khô cằn như trái bí trắng và đắng, bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo khô cằn”.

    Khi Tất Đạt Đa sắp sửa chết đói, một cô gái trẻ đã cứu sống bằng cách cúng dường một bát cơm trộn sữa. Giờ đây Ngài nhận ra rằng nếu tiếp tục nhịn ăn, Ngài sẽ chết đi mà chẳng đạt được thành tựu gì. Và truyện kể rằng Ngài sống bằng cách ăn một hạt gạo mỗi ngày. Ngài thực hành việc nhịn đói cho đến chết, và nhận ra rằng rèn luyện cơ thể bằng sự hy sinh cao độ và bắt cơ thể phải chịu những đau đớn không thể giải quyết được vấn đề.

    Khi 5 môn đồ của Ngài nhìn thấy Tất Đạt Đa từ bỏ việc nhịn ăn, họ mất lòng tin nơi Ngài. Họ không còn tin Ngài có sức mạnh để vượt qua chướng ngại về tinh thần và bỏ rơi Ngài. Ngài cảm thấy rằng mình đã thử những gì được yêu cầu. Chúng không có tác dụng, và tại giai đoạn này, Ngài nhớ lại trạng thái THIỀN ĐỊNH mà Ngài đã vô tình đạt được dưới thời niên thiếu, và Ngài nghĩ rằng có lẽ đó chính là con đường đưa đến sự Giác Ngộ, vì nó không làm tăng dục vọng, mà nó vô cùng hân hoan và hạnh phúc.

    Tình cờ Tất Đạt Đa ngang qua một nhạc sĩ đang chỉnh dây cho cây đàn Sitar. Khi dây quá căng thì đàn không thể chơi được. Khi dây chặt quá thì tiếng phát ra sẽ giật cục. Ở đâu đó quãng giữa sẽ là hòa âm du dương, Tất Đạt Đa nhận ra rằng quan sát đơn giản này báo hiệu điều gì đó cực kỳ quan trọng. Đó là con đường trung dung sẽ dẫn Ngài đến trạng thái của ý thức mà Ngài đang tìm kiếm tới trạng thái hòa âm du dương – Sự Giác Ngộ. Nhưng làm sao để đạt được điều đó? Và cách thức cuối cùng Đức Phật sử dụng là cách có thể gọi là sự quan tâm hay tỉnh thức về cơ thể, không phải là bỏ qua hay cố gắng áp chế nó. Đó là một cách trung dung.

    Con đường Trung Dung dẫn Tất Đạt Đa đi qua vùng thôn quê. Ngài đã đi du hành trong suốt 6 năm. Ngài đã trải nghiệm sự đau đớn và nỗi thống khổ và mở rộng giới hạn tri thức của mình. Nhưng Ngài vẫn chưa tìm thấy sự an bình nội tại và sự tiến hóa mà Ngài đang tìm kiếm: Trạng thái trí tuệ tuyệt đối và hạnh phúc mãi mãi được biết với cái tên Giác Ngộ.

    Tất Đạt Đa đến Bodh Gaya. Ở nơi đây, cuộc hành xác của Ngài sẽ kết thúc. Ngài ngồi dưới một cái cây và lập thệ sẽ không rời khỏi chỗ cho tới khi đạt tới Giác Ngộ: “Cho dù có thịt nát, xương tan ta cũng sẽ không rời khỏi nơi này cho tới khi ta tìm ra con đường đi tới Giác Ngộ”.

    Ngài không còn phải trải qua đau khổ nữa. Ngài không chịu đựng bất kỳ đau đớn thể xác nào nữa. Ngài nghĩ rằng: “Cuộc sống này đã đủ đau khổ lắm rồi. Giờ ta hãy suy gẫm trong tĩnh lặng về vạn vật, nghĩ về cách thức mà cuộc sống đang vận động”. Ngài bắt đầu tập trung tâm trí bẳng cách chú ý đến hơi thở, chậm rãi hít vào và thở ra, cảm giác thanh tịnh trong thân thể, xung quanh chóp mũi và dần dẫn tâm trí tới sự thanh tịnh, tịnh lặng, tập trung, thanh sạch.

    Suy nghĩ của Tất Đạt Đa giờ đây tập trung đến mức Ngài có thể đi vào những vùng sâu thẩm nhất của tiềm thức mình. Giờ đây Ngài sẽ đối mặt với nỗi đau khổ cuối cùng và lớn nhất của mình. Con quỷ Mara, chúa tể của bản ngã (Cái Tôi), và ảo tưởng đã xuất hiện truớc Ngài. Nó có thể tạo ra mọi điều khủng khiếp nhất trong tâm thức của Tất Đạt đa. Cần phải nhớ rằng con quỷ Mara này không giống như quỷ Satăng của Thiên Chúa giáo, vì nó không phải là kẻ chuyên đi cám dỗ và cũng không giống chút gì với Chúa Trời, mà nó hoàn toàn chỉ là một động lực tâm lý ẩn trong mỗi chúng ta.

  4. #4
    TamNguyen
    Guest

    Re: Khoa học nói về cuộc đời đức phật thích ca

    Mara đã thả cả bầy quỷ dữ tấn công Tất Đạt Đa. Chúng phóng những mũi tên cháy bỏng vào Ngài, nhưng mới được nửa tầm thì Tất Đạt Đa đã biến chúng thành những đóa Sen nhẹ nhàng buông xuống quanh Ngài. Thất bại, Mara lại cố gắng dùng những cô con gái quyến rũ của mình nhằm cám dỗ Tất Đạt Đa. Ma vương tấn công Tất Đạt Đa là hiện thân của Cái Chết và Dục Vọng. Giống như lý thuyết của Freud, ham muốn chính là Cái Chết, và Cái Chết cũng là Ham Muốn. Thực ra ma vương đã đưa ra 3 đứa con gái của mình, chúng là SAY MÊ, NHỤC DỤC và CĂM THÙ đều xấu xa như nhau cả. Nếu người ta né tránh chúng và cho rằng chúng là ghê tởm, người ta sẽ là nô lệ của chúng, và Ngài có thể hoàn toàn điềm tĩnh và lãnh đạm. Ngài nhìn chúng mà không hề bị thu hút hay ghê tởm. Khuôn mặt các con gái của Mara dần nhòa đi trước con mắt của Tất Đạt Đa và sau đó chúng tan vào lòng đất. Thực tế, ta có thể nói Đức Phật đã ngộ ra rằng Mara là một phần của Ngài. Toàn bộ quá trình nhận thức này chính là sự Giác Ngộ của Ngài.

    Trần gian rung chuyển khi Ngài xua đuổi ma quỷ. Tất Đạt Đa lúc bấy giờ đã 35 tuổi, đã trải qua TỨ THIỀN để đạt tới sự Giác Ngộ và trở thành Đức Phật hay Đấng Giác Ngộ. Ngài đã Thiền Định 7 ngày dưới gốc cây Bồ Đề trong trạng thái hạnh phúc viên mãn đó. Đây là trạng thái mà tâm thức đạt tới độ tinh thuần và nhạy bén đến khó tin. Tâm thức lúc này có thể ví như mặt nước hồ hoàn toàn tĩnh lặng, thậm chí có thể nhìn rõ l con bọ trên bề mặt. Vì thế, điều này được xem là một trạng thái mà tâm trí rất sáng suốt, một dụng cụ rất nhạy bén.

    Trong trạng thái hợp nhất cao độ này, Đức Phật đã nhìn thấu con đường Giải Thoát khỏi vòng Luân Hồi của SINH, LÃO, BỆNH, TỬ. Ngài nhận ra rằng nếu con người từ bỏ đươc những dục vọng xấu thì có thể từ bỏ được bất mãn và đau khổ ra khỏi cuộc sống. Nguyên nhân chính của khổ đau và những thất vọng trong cuộc đời chính là ham muốn thèm khát. Luôn có sự bất cân xứng giữa những điều bạn mong muốn và thực tế.

    Sự minh triết mà Đức Phật tìm ra dưới gốc cây Bồ Đề đã khai sinh nên Đạo Phật, một tôn giáo mà ngày nay có tới 400 triệu người theo. Đức Phật đã tổng hợp những hiểu biết của Ngài trong TỨ DIỆU ĐẾ. Đó là nền tảng cho toàn bộ đức tin của Đạo Phật.

    DIỆU ĐẾ đầu tiên mà ta nhận thức được: Đời là bể Khổ.

    Cái Thứ hai là Xác định nguyên nhân của sự Đau Khổ. Đó chính là ham muốn.

    Trong cái Thứ Ba, tựa như một thầy thuốc, Đức Phật chỉ ra rằng có một cách trừ bỏ sự ham muốn, và trong ĐẾ cuối cùng, Ngài đưa ra cách trừ bỏ căn bệnh này và đạt tới sự Giác Ngộ hay cõi Niết Bàn. Mục đích cuối cùng là đạt tới trạng thái tâm thức hoàn toàn dứt bỏ sự Thèm Khát, Sự Ngu Dốt, Lòng Tham, Sự Thù Hận và Ảo Tưởng. Do đó, Giải Thoát khỏi tất cả những nghiệp chướng luân hồi.

    Khi một người Giác Ngộ qua đời, họ coi như đã vượt qua sự tái sinh, tới một không gian khác, theo cách nói về không thời gian và không còn quay trở lại nữa, và được coi đó là trạng thái của sự Giải Thoát.

    Sau đó Đức Phật giảng về GIỚI, ĐỊNH, TUỆ là những nấc thang quan trọng trên con đường tiến đến Giác Ngộ. Ngài sử dụng phần đời còn lại để giúp những người khác theo con đường ấy tới sự Giải Thoát khỏi Khổ Đau .

    Do những người theo Ngài ngày càng đông nên Ngài đã quyết định xây dựng nên một ngôi trường hay còn gọi là Tăng Đoàn. Ngày nay, một ngôi chùa đã mọc lên ở cạnh cái cây nơi Đức Phật đã Giác Ngộ. Các nhà Sư ở đây trở thành thư viện sống về giáo huấn của Phật. Việc tụng Kinh dưới chính gốc cây Bồ Đề này được các Phật tử cho là rất có ích cho việc tu tập. Sư trụ trì chịu trách nhiệm duy trì truyền thống của ngôi chùa.

    Việc quan trọng nhất là thực hành lời dạy của Ngài. “Tu tập chăm chỉ, tỉnh thức hơn nữa”. Giờ đây tôi có thể diễn giải Phật Giáo bằng 4 từ: Tu tập tỉnh thức. Con đường Giác Ngộ bắt đầu bằng việc tập trung tâm trí và làm theo một số lời răn dạy: GIỚI, ĐỊNH, TUỆ, không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không dối trá và nghiện ngập. (Lời của một vị Sư).

    Đức Phật đã thiết lập cách sống này ở Tăng Đoàn đầu tiên của Ngài.

    Sau 8 năm, Ngài quay trở về hoàng cung với gia đình mà Ngài đã từ bỏ. Lúc này Vua Cha đã tha thứ cho Ngài nỗi đau mà Ngài gây ra. Giờ đây Vua Tịnh Phạn đã nhận ra tầm quan trọng của những điều mà con trai Ngài tìm kiếm, thậm chí kế mẫu của đức Phật đã xin gia nhập Tăng Đoàn và bà đã trở thành nữ tu sĩ đầu tiên trong lịch sử. Đạo Phật đã được ủng hộ trong con mắt của tất cả các tín đồ Phật Giáo thậm chí cả về việc Ngài từ bỏ vợ con để dấn thân vào cuộc hành trình đơn độc để cố gắng tìm ra giải pháp cho những vấn đề của cuộc sống và cách thức nên sống ra sao, và với Ngài, nên sống như thế nào là một câu hỏi thật sự quan trọng hơn nhiều so với việc có bất kỳ của cải nào hay thậm chí là người bạn đời.

    Đức Phật một lần nữa từ bỏ gia đình. Ngài ra đi giảng đạo trong vòng 40 năm, truyền cho các đệ tử của Ngài Trí Tuệ mà Ngài đã đạt được dưới gốc Bồ Đề. Nhưng trước khi ra đi, Ngài đã nhận con trai mình vào Tăng Đoàn làm một tu sĩ. Đạo Phật đã khuyến khích các đệ tử của mình sống cùng nhau trong một Tăng xá nhằm giúp họ tập trung vào con đường Giác Ngộ.

    Có người trở thành tu sĩ hoàn toàn chỉ để Thiền Định, tu tập. Thiền Định hay tu hành ẩn cư. Có người lại trở thành tu sĩ để truyền bá Đạo Phật. (Lời của một vị sư)

    Các tu sĩ đến từ nhiều nơi cùng sống trong các tăng xá được xây dựng quanh ngôi chùa dưới gốc Bồ Đề. Những người không phải là tu sĩ, những đệ tử tục gia cũng đến đây để học hỏi.

    “Các nhà sư phải sống độc thân và từ bỏ mọi ham muốn cá nhân, và đó là một phần của khóa tu tập để trừ bỏ những khuynh hướng cá nhân, những khuynh hướng chỉ nghĩ đến bản thân và hoàn toàn đặt mình vào cuộc sống của Tăng Đoàn. Sau khi chấp nhận mọi từ bỏ này, việc tu tập mới thực sự bắt đầu.

    “Ghi nhớ những bài tụng dài hay những câu mật chú. Những câu mật chú này có mục đích để kiểm tra ký ức của các tăng sĩ. Sự tập trung và khả năng lĩnh hội những giáo lý của Phật” (lời của một tăng sinh Tây phương).

    Trải qua hàng thế kỷ, những lời rao giảng của Ngài đã mở rộng thành các dòng phái khác nhau với những kiến giải và cách tu tập của riêng từng dòng. Nhưng Đức Phật đã dạy rằng những người bình thường cũng có thể đi theo con đường đạt tới hạnh phúc bất diệt và trí tuệ tối thượng.

    Phần lớn những người Phương Tây không thích Đạo Phật vì tách rời cuộc sống đời thường, họ chỉ quan tâm đến việc tu tập Thiền Định như một cách thức giúp nâng cao hiệu quả cuộc sống và đó cũng là một trường hợp mà những lời dạy của Đức Phật trở nên một dạng khác vì nó đã trở thành một phương pháp phát triển bản thân một cách quả quyết, những áp lực trong cuộc sống, một cách làm rõ ra những mục tiêu và đối tượng mà ta cần đạt tới. Thiền trong Phật Giáo đặc biệt hấp dẫn nhiều người phương Tây.

    Tôi cho rằng tất cả chúng ta đôi lúc cũng thoáng nhận ra phép màu và sự thần bí trong khoảnh khắc và Thiền Định giúp chúng ta cảm nhận được điều này thường xuyên hơn. Thiền Định giúp ta thêm điềm tĩnh và tự chủ được tâm trí của mình. Chúng ta có thể tạo nên những điều kiện cho phép chúng ta tiến tới nhận thức về sự tương thuộc về Vô thường và cõi Niết Bàn.

    Một số trường phái Phật Giáo tin rằng Đức Phật là một siêu nhân, một người thần kỳ, như các vị thần và có thể thực hiện phép thuật. Những người khác lại cho rằng Ngài cũng là một con người bình thường và họ tin rằng điều này càng làm những thông điệp của Ngài có giá trị. Nhưng chắc chắn rằng Đức Phật đã mong muốn người đời nhớ đến Ngài như một con người cũng có những nhược điểm, nhưng không phải là về mặt trí tuệ hay đạo đức, mà là nhược điểm về thể chất. Về cuối đời Đức Phật bị chứng đau lưng. Ngài cũng nếm trải bệnh tật và sự đau yếu. Đức Phật viên tịch ở tuổi 80 vì một lý do đơn giản: Ngộ độc thức ăn. Người ta nói rằng trước khi mất, Ngài đã nhập định để đi vào Niết Bàn, chốn hạnh phúc vĩnh hằng, thoát khỏi đau khổ và cái chết. (Lời nhà khảo cổ).

  5. #5
    TamNguyen
    Guest

    Re: Khoa học nói về cuộc đời đức phật thích ca

    Một Hội Đồng đã được lập nên để ghi lại cho hậu thế những lời giáo huấn của Đức Phật. Các thế hệ Tăng Sĩ đã học thuộc những lời này và truyền lại cho những đời sau qua hàng thế kỷ. thi hài của Đức Phật được hỏa táng và Xá Lợi của Ngài được bảo quản.

    200 năm sau, Hoàng Đế đầu tiên của Ấn Độ, Ashoka cũng là một tín đồ Đạo Phật đã trân trọng giữ gìn di cốt này. Nhà vua đã xây dựng những đài tưởng niệm, các ngọn tháp huy hoàng và dựng nên những cột trụ để đánh dấu những nơi chính yếu trong cuộc đời Đức Phật. Ashoka sau đó đã trở thành một hình ảnh tiêu biểu của sự truyền bá Phật Giáo và sau này còn được coi là một biểu tượng đối với những nguời đứng đầu Phật Giáo ở khắp Châu Á. Họ xem Ashoka như một nhà vua lý tưởng và là người bảo trợ Đạo Phật. Hơn thế nữa, chúng ta còn biết đến Hoàng Đế Ashoka với tư cách là người đã cai trị một vùng đất rộng hơn 2/3 lãnh thổ Ấn Độ hiện nay vào giữa thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Hoàng Đế đã giúp đỡ các tăng sĩ đưa các đoàn truyền giáo tới các quốc gia bên ngoài.

    Những nhà truyền giáo đã tới cả Kashmir ở Nepal và Sri Lanca. Họ đã cải đạo cho Hoàng Đế và sau đó nhờ sự bảo trợ của Ngài đối với Đạo Phật để đưa Sri Lanka trở thành một quốc gia Phật Giáo từ đó đến nay và đây là cách thức mà Phật Giáo đã lan truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác qua nhiều thế kỷ.

    Các cây cột Ashoka đã đánh dấu sự tồn tại của Phật Giáo ở Ấn Độ, chúng vẫn tồn tại sau những cuộc xâm lăng của Đạo Hồi và tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà khảo cổ thực dân đầu tiên. Chúng góp phần thúc đẩy quan trọng cho sự phục hưng của Phật Giáo, niềm khao khát quay lại với những vùng đất mang dấu ấn của Đức Phật, không phải chỉ để truyền bá cho người Phương Tây, mà những khám phá này còn là nền tảng cho sự chấn hưng Đạo Phật ở Châu Á.

    Ngày nay, những nơi chốn có liên quan đến cuộc đời của Đức Phật rất thu hút khách du lịch và đám đông những người hành hương đến Bồ Đề Đạo Tràng để theo chân Đức Phật với hy vọng theo gương Ngài sẽ tìm thấy sự an bình và niềm hạnh phúc vĩnh cửu cũng như Giải Thoát khỏi nỗi đau và cái chết .

    Trớ trêu thay, sau cái chết của Đức Phật, người đã giảng về sự vô ích của những nghi lễ thờ cúng và sự sùng bái cá nhân lại trở thành đối tượng được thờ cúng, và là được sùng bái nhiều nhất trong lịch sử !

    Các ngôi chùa thờ Phật được xây dựng ở Bồ Đề Đạo Tràng đại diện cho những dòng phái khác nhau trên khắp thế giới. Đức Phật ở các dòng phái đã trở về cội nguồn dưới gốc Bồ Đề, nơi mà một Hoàng Tử đã đạt đến Giác Ngộ và trở thành Đức Phật.

    Đức Phật đã đạt đến Giác Ngộ trong khoảnh khắc như cái chớp mắt, cái khoảnh khắc ấy là thời điểm để ngộ ra và không thể giải thích được (Lời một vị sư).

    Đó là khoảnh khắc đặc biệt đã cho ra đời tôn giáo đầu tiên của thế giới, một tôn giáo không có Chúa, nơi mà đường tới Niết Bàn nằm ngay ở tâm trí của chúng ta.

    II.- Một số phát biểu về Đạo Phật trong bộ phim :

    1/- Chúng ta vô cùng cảm phục công trình của những nhà khảo cổ. Họ bỏ thì giờ, công sức để xác minh lại những vùng đất nơi Đức Phật đã sinh ra, nơi Ngài đã trưởng thành, Ngộ Đạo và truyền đạo. Họ đã khẳng định: Đức Phật là một nhân vật có thật, không phải là huyền thoại. Điều đó cho ta thêm một niềm tin là Ngài là một con người được sinh ra, lớn lên, hoàn toàn bình thường như tất cả chúng ta, không phải là thần linh giáng thế. Bằng công việc Thiền Định, Ngài đã tìm được con đường Thoát Khổ, và đã Thọ Ký rằng tất cả mọi người cũng sẽ là “Phật sẽ thành” thì chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng mình cũng sẽ làm được như Ngài không khác, nếu thực hiện đúng như những gì Ngài đã truyền lại.

    2/- Về mặt Giáo Pháp, các nhà khảo cổ cũng nêu ra được lý do khiến Thái Tử Sĩ Đạt Ta phát tâm đi tìm con đường Giải Thoát – sau này gọi là Đi Tu - hoàn toàn không khác với những gì được tài liệu, Kinh sách ghi lại: là vì trông thấy cảnh SINH, LÃO, BỊNH, TỬ, Khổ đau của kiếp người.

    3/- Họ cũng biết được là Đức Thích Ca đã nhờ THIỀN ĐỊNH mà Ngộ Đạo, và cái Ngộ Đạo đó là: Nhìn thấu con đường Giải Thoát khỏi vòng luân hồi của SINH, LÃO, BỊNH, TỬ.

    4/- Họ cũng thấy được nền tảng của toàn bộ đức tin của Đạo Phật là TỨ DIỆU ĐẾ, và GIỚI, ĐỊNH, TUỆ là nấc thang quan trọng trên con đường tiến đến GIÁC NGỘ. Họ cũng biết rằng Đức Phật đã sử dụng phần đời còn lại của Ngài để giúp người khác theo con đường này tới sự Giải Thoát khỏi khổ đau.

    Theo họ, “Nguời Phương Tây không thích Đạo Phật vì tách rời khỏi cuộc sống đời thường, mà họ chỉ quan tâm đến việc tu tập Thiền Định như một cách thức giúp nâng cao hiệu quả cuộc sống”.

    Việc tu hành, qua phát biểu của những vị sư trong phim, chỉ nhắm vào 2 mục đích: “Có người trở thành tu sĩ hoàn toàn chỉ để Thiền Định, tu tập, hay tu hành ẩn cư. Có người lại trở thành tu sĩ để truyền bá Đạo Phật.

    - “Các nhà sư phải sống độc thân và từ bỏ mọi ham muốn cá nhân, và đó là một phần của khóa tu tập để từ bỏ mọi ham muốn cá nhân, những khuynh hướng chỉ nghĩ đến bản thân và hoàn toàn đặt mình vào cuộc sống của Tăng Đoàn. Sau khi chấp nhận mọi từ bỏ này, việc tu tập mới thực sự bắt đầu.

    - “Ghi nhớ những bài tụng dài hay những câu mật chú. Những câu mật chú này có mục đích để kiểm tra ký ức của các tăng sĩ. Sự tập trung và khả năng lĩnh hội những giáo lý của Phật”.

    Theo một tu sĩ, tu hành chỉ cần tập trung vào 4 chữ: TU TẬP TỈNH THỨC và vị này cho rằng Giác Ngộ bắt đầu bằng việc tập trung tâm trí và làm theo một số lời răn dạy: Giới, Định, Tuệ, không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không dối trá và nghiện ngập”.

    Theo các nhà khảo cổ, các cây cột Ashoka đã đánh dấu sự tồn tại của Phật Giáo ở Ấn Độ, chúng vẫn tồn tại sau những cuộc xâm lăng của Đạo Hồi và tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà khảo cổ đầu tiên, cũng đồng thời góp phần thúc đầy quan trọng cho sự phục hưng của Phật Giáo. Ngày nay, những nơi chốn có liên quan đến cuộc đời của Đức Phật rất thu hút khách du lịch và những người hành hương, họ đến đó với hy vọng tìm thấy sự an bình và niềm hạnh phúc vĩnh cửu cũng như Giải Thoát nỗi khổ đau và cái chết. Nhiều ngôi chùa thờ Phật đã được xây dựng ở Bồ Đề Đạo Tràng đại diện cho các dòng phái khác nhau trên khắp thế giới. Cuối cùng, họ đã có một nhận xét rất đáng cho chúng ta quan tâm: “Trớ trêu thay, sau cái chết của Đức Phật, người đã giảng về sự vô ích của những nghi lễ thờ cúng và sự sùng bái cá nhân lại trở thành đối tượng được thờ cúng và là được sùng bái nhiều nhất trong lịch sử”!

  6. #6
    TamNguyen
    Guest

    Re: Khoa học nói về cuộc đời đức phật thích ca

    III.- Phần nhận định và giải thích của Diễn Giả.

    Đó là một nhận định rất đúng, rất thật về tín đồ của Đạo Phật từ nhiều đời nay. Không biết có ai thấy đó là một nghịch lý, phủ nhận tất cả công sức của Đức Thích Ca hay không? Rõ ràng, Ngài đã không chấp nhận có một Thượng Đế, hay Thần Linh nào đó cằm nắm vận mạng của con người, nên lập ra một tôn giáo chỉ tin vào NHÂN QUẢ, nói rằng mọi việc tự mỗi người làm và chịu lấy kết quả. Không có người giám sát. Ngài mở ra con đường TỰ TIN, TỰ ĐỘ, bằng SOI, QUÁN, THIỀN ĐỊNH để sinh TRÍ HUỆ để mỗi người tự hướng dẫn mình đi đến Giải Thoát.

    Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA viết: “Cõi nước chỗ nào nếu có người thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, đúng như lời tu hành, hoặc là chỗ có quyển Kinh, hoặc trong vườn, hoặc trong rừng, hoặc dưới cây, hoặc Tăng phường, hoặc nhà Bạch Y, hoặc ở điện đường, hoặc núi hang đồng trống, trong đó đều nên dựng tháp cúng dường.

    Vì sao? Phải biết chỗ đó chính là Đạo Tràng. Các Đức Phật ở đây mà đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Các Đức Phật ở đây mà chuyển pháp luân. Các Đức Phật ở đây mà nhập Niết bàn” (tr. 451).

    Rõ ràng, theo lời Kinh thì chỉ cần: “Thọ trì, đọc, tụng, giảng, nói, biên chép đúng như lời tu hành”. Không phân biệt ở đâu? tại gia hay xuất gia, đều thành Phật!. Nhưng cho đến nay thì không nghe ai nói đến việc tu hành để Thành Phật nữa. Trái lại, nếu có người nào muốn tu hành để Thành Phật sẽ bị cho là Tăng Thượng Mạn, vì Phật đã trở thành là một vị Thần Linh để tôn thờ. Điều đó đồng nghĩa với lời Thọ Ký: “Chúng Sinh là Phật sẽ thành” đã bị rơi vào quên lãng từ lâu!

    1.- Nhưng vì sao Đạo việc tu hành chứng đắc theo Đạo Phật như lời Kinh trích dẫn không được biết đến nữa, mà trở thành là một tôn giáo dạy Thờ Phật và chư Bồ Tát như hiện nay?

    Đọc PHÁP BẢO ĐÀN KINH thì chúng ta thấy: Bắt đầu từ Lục Tổ, việc tranh dành Y Bát trở thành mối nguy hại cho người giữ. Lục Tổ mấy lần suýt mất mạng vì giữ Y Bát. Vì thế, Ngũ Tổ phải dặn Lục Tổ dấu đi không được truyền nữa, để tránh cái họa cho người được truyền. Cho nên Lục Tổ trở thành Tổ cuối cùng cầm nắm Chánh Pháp. Sau khi Tổ nhập diệt, một trong các đệ tử của Ngài là Sư Thần Hội đứng ra chấn hưng Phật Pháp thì bị phe đối lập vu cáo phải bị đày đi. Dòng Chánh Pháp bị phân tán. Thế lực tà pháp lại đông đảo, lấn áp. Từ đó, người sau mất tín hướng, Chánh, tà lẫn lộn. Tà pháp lại thịnh hành. Mọi người cứ thấy chùa chiền, thấy các vị mặc sắc phục tu hành thì tưởng rằng đó là những người có trách nhiệm truyền bá Đạo Phật nên hoàn toàn tin theo, không chút nghi ngờ! Bản thân những người giảng pháp không phải là những người Đắc Pháp, nên chưa thật sự hiểu hết ý nghĩa của Đạo Phật. Chỉ y theo văn tự trong Kinh mà thuyết giảng, nên đã biến Đạo Phật từ Tự Tin trở thành Tin Phật. Từ Tự Tu, Tự Độ trở thành cầu xin “Được Độ” hoàn toàn mâu thuẫn với Chính Kinh.

    2.- Do đâu mà ta kết luận là những người tranh giành Y Bát thời xưa không phải là người Đắc Pháp?

    Trong Đạo Phật, Tu là Sửa. Người tu hành là người phải “Thu thúc Lục căn”, phải trừ “Ngã chấp, Tham, Sân, Si, Thương, Ghét”. Cái họ cần phải đấu tranh, tiêu diệt là những Chúng sanh trong Tâm họ. Không phải là đối tượng bên ngoài. Vì thế mà họ không có quay ra để tranh giành cao thấp, hơn thua, giành giảng pháp với người khác. Thái độ ráo riết tranh giành Y Bát để được cầm đầu Tăng Chúng, chứng tỏ cái Tâm họ chưa thanh tịnh, không phải là bậc chân tu, mà hoàn toàn là của những người phàm phu, dù khoác áo tu hành!

    Chính vì không lo tu hành chân chính, nên họ cũng không đọc Kinh để hiểu mục đích của Đạo Phật là để ĐỘ KHỔ. Nhưng vì Đạo Phật được ra đời cách đây đã hơn 2.550 năm. Lúc đó trình độ con người giới hạn. Ngôn ngữ cũng chưa đủ phong phú để diễn tả. Việc tu hành lại chỉ nói về cảnh giới trong nội tâm, được thực hiện trong Tâm, rất khó giải thích. Vì thế, Đức Thích Ca đã phải mượn rất nhiều phương tiện: Khi nói trong. Lúc nói ngoài. Khi chỉ mình. Khi chỉ người. Mượn hình ảnh thần linh để diễn tả về quyền năng và sự cứu độ. Tả nước Phật bằng những hình ảnh tốt đẹp nhất của trần gian, để mọi người ham thích, hướng về đó mà bớt đeo bám cảnh trần để bớt Khổ, rồi từ từ tìm cách để dẫn dắt họ...

    Do không biết mục đích của Đạo Phật, nên cứ rập khuôn theo những hình thức mà Đức Thích Ca đã làm từ mấy ngàn năm trước, là: Ly Gia, cắt ái, cạo tóc, đắp Y, sống theo đoàn thể. Tách rời khỏi cuộc sống đời thường. Không được sinh hoạt, làm ăn, tham gia việc đời. Công việc tu hành chỉ là Tụng Kinh, niệm Phật, chay lạt, học pháp, giảng pháp…!

    Chúng ta nên biết, sở dĩ Đạo Phật dùng Hoa Sen làm biểu tượng là vì tính cách của nó: sinh ra, lớn lên trong bùn mà không bị bùn làm cho ô nhiễm. Cũng như con người, sinh ra, lớn lên, sống với phiền não, nhưng nhờ hành theo Đạo Phật mà không còn bị phiền não làm hại. Tu Phật là để đối phó với cuộc đời ngay trong đời thường. Thoát phiền não ngay trong phiền não… Không cần phải trốn tránh, đóng khung, xa lánh cuộc đời. Vẫn tiếp tục một cuộc sống bình thường, giữ đầy đủ trách nhiệm của một con người đối với xã hội. Ý thức việc hưởng dụng mọi thứ, từ vật dụng cho đến cơm áo là những món nợ với đời nên chung tay xây dựng để trả nợ cuộc đời.

    TU chỉ có nghĩa là SỬA, thì cần gì phải “ĐI” mới có thể “TU” được?! Tu là Sửa nơi cái TÂM thì chẳng cần phải ở Chùa, mà bất cứ ở vị trí nào, ăn vận ra sao đâu có ảnh hưởng? Cứ làm đầy đủ trách nhiệm của một con người. Bớt đi thù hận, thương, ghét, tham lam, si mê… thì đó là người đang tu tập. Rập y theo hình thức từ ngày Đức Thích Ca bắt đầu tu hành chứng tỏ là những người đó chưa nắm vững được mục tiêu của Đạo Phật.

    Đạo Phật là Đạo Nhân Quả. Việc tu hành cũng không ngoại lệ. “Tu Phật là Tu Tâm” thì tụng Kinh, niệm Phật, ăn chay, cạo tóc, đắp Y… chỉ là những hình thức bên ngoài. Hành trì mà không dính dáng gì đến việc tu sửa cái Tâm thì không thể gọi là công phu tu hành. Pháp cần đắc trong Đạo Phật là PHÁP GIẢI THOÁT. Người không tâp trung vào đó để tìm, lại loanh quanh với những việc khác thì làm sao đắc?

    3.- Nhưng ngày xưa, chính Đức Thích Ca cũng chỉ thực hiện các việc: Xuất Gia, Giữ Giới, Ngồi Thiền, cạo tóc, đắp Y, giảng pháp... Tại sao người thời sau cũng làm từng ấy công việc mà không có mấy ai Đắc Đạo như Ngài ?

    Đây là đáp án của tôi qua nghiên cứu nhiều bộ Chính Kinh:

    a)- Trước hết, theo tôi, ngay từ căn bản đầu tiên là họ đã hiểu sai. Đức Thích Ca đã Phát Tâm đi tu vì sợ Sinh, lão, Bịnh Tử, vì muốn Thoát Sinh, Lão, Bịnh Tử. Ngài “Đi tìm con đường Giải Thoát”, nên khi gặp thì gọi là “Đắc Đạo”. Người sau đa phần Phát Tâm đi tu đâu phải vì sợ SINH TỬ? Họ hoàn toàn không biết gì về Sinh Tử nên đâu có tìm đường để Thoát. Trái lại, hầu hết Phát Tâm vì cho rằng Đức Thích Ca là một vị Thần Linh, có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Cứu nhơn độ thế. Cứu Khổ, ban vui... Sống thì Ngài hộ trì. Chết thì đưa về Tây Phương Cực Lạc. Nên họ phát tâm đi tu là để hiến trọn cuộc đời phụng sự cho Ngài và giảng pháp, lôi kéo thêm nhiều người khác mến mộ, tôn thờ Ngài! Cái Phát Tâm là cái bia mà mọi công sức hành trì sẽ nhắm vào đó. Cái Phát Tâm đã không chân chính, nên mọi hành trì về sau cũng không thể chân chính. Không mong cầu Giải Thoát. Không hành trì theo hướng đó thì làm sao đạt được mục đích giống như Đức Thích Ca?

    b)-Hoặc cũng có những người tin rằng Tu Phật thì sẽ Thành Phật. Nhưng cho rằng “Thành Phật” là thành một vị Thần Linh, có thể cứu độ cho mọi người. Vì thế, họ Phát Tâm muốn đi tu để được Thành Phật trong nghĩa này. Họ quên ăn, bỏ ngủ, cố gắng gia công hành trì để đạt được. Chẳng những họ hiểu lầm về Phật mà còn hoàn toàn hiểu lầm cách thức để Thành Phật mà không hề hay biết. Trong khi Chư Tổ đều dạy: “Muốn thấy Phật phải ngó vào trong Tánh mình mà tìm”. Hay “Muốn tìm Phật thà tìm Tâm”. “Tức tâm tức Phật” thì họ lại đi Tham một Công Án nào đó. Khi họ thấy được chút nghĩa gì của Công Án đó, lại tưởng rằng mình đã “Thành Phật”, lại còn bằng hay hơn cả Phật, sinh ra kiêu mạn! Kiểu tu hành này ta gặp rất nhiều trong giới Thiền Sư thời xưa được ghi lại trong Vô Môn Quan.

    Cả hai cái Phát Tâm đi tu như trên, theo Kinh Lăng Nghiêm thì đó là dùng VỌNG TÂM mà phát. Kinh dạy: “Nếu ông nhận lầm căn bản của sanh tử làm nhơn tu hành thì không bao giờ Giải Thoát được. Cũng như người nhận giặc làm con thì chỉ thêm bị phá hại gia sản của mình mà thôi. Và cũng như người nấu cát làm cơm, dầu trải lâu bao nhiêu năm cũng chẳng thành cơm được”

    4)- Do Áp dụng không đúng Phương Tiện THIỀN của Đạo Phật.

    Ai cũng biết Đức Thích Ca đắc đạo nhờ THIỀN. Nhiều người cũng biết là khi cái tâm thanh tịnh thì sẽ mở ra nhiều điều kỳ bí. Có lẽ mọi người cũng biết rằng: Dù cùng NGỒI tĩnh lặng như nhau, nhưng do điều khiển ý thức và hơi thở mà cho ra những kết quả khác nhau. Vì thế, không phải ai Ngồi Thiền cũng là Thiền Định của Đạo Phật, mà có người Ngồi Thiền để được thanh tịnh. Người khác Ngồi Thiền để mở Luân Xa, để Xuất Hồn, để luyện Khí Công, để xả Stress vv…

  7. #7
    TamNguyen
    Guest

    Re: Khoa học nói về cuộc đời đức phật thích ca

    THIỀN, theo các nhà khảo cổ, là “tập trung vào một thứ gì đó để tạo ra cảm giác thanh tịnh”. THIỀN đưa đến kết quả “hân hoan, hạnh phúc”.

    Nhưng theo tôi, muốn hiểu thế nào là THIỀN của Đạo Phật thì ta phải kiểm tra lại kết quả THIỀN mà Đức Thích Ca đã đạt được. Qua đó, ta có thể thấy được mục đích của NGỒI THIỀN như sau:

    Sở dĩ Đức Thích Ca rời bỏ hoàng cung cũng vì trông thấy cảnh SINH, LÃO, BỊNH, TỬ đè nặng lên thân xác của con người. Do đó, Ngài muốn đi tìm một đường lối nào đó để THOÁT chúng, và THIỀN là phương tiện cuối cùng Ngài dùng, sau khi thất bại với những phương pháp của 6 vị Thầy trước đó. Do vậy, ta có thể kết luận: THIỀN là thời gian tập trung của Đức Thích Ca để tư duy tìm con đường GIẢI THOÁT. Điều này được chứng minh qua lời tuyên bố của Ngài ngay sau khi xả Thiền: “Ta lang thang trong vòng luân hồi qua bao nhiêu kiếp, tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà. Hỡi kẻ làm nhà, từ đây ta đã gặp được ngươi rồi. Ngươi không được làm nhà nữa. Bao nhiêu cột kèo của ngươi đã gãy vụn cả rồi. Rui mè của ngươi đã tan nát cả rồi. Trí ta đã đạt đến Vô thượng Niết Bàn. Ta đã hoàn toàn Giải Thoát”.

    Do Không biết thế nào là Khổ. Không có mục đích khám phá cách thức để Thoát Khổ hay còn gọi là Con Đường Giải Thoát như Đức Thích Ca. Những người NGỒI THIỀN về sau này chỉ biết rằng Đức Thích Ca đã NGỒI bất động, tay chân xếp lại, mắt khép hờ... không biết rằng Ngài đã làm gì trong lúc NGỒI bất động đó. Vì vậy, họ chỉ bắt chước được phần TƯỚNG THIỀN. Do không hiểu được mục đích và lý do NGỒI THIỀN. Không biết Ngồi như thế nào mới gọi là THIỀN ĐỊNH? Không phân biệt thế nào là Chân Thiền? Thế nào là Thiền ngoại đạo? Kết quả của Thiền là gì? Thì dù cho có ngồi bao nhiêu lâu, bao nhiêu thời, bao nhiêu năm tháng cũng không thể nào Đắc Đạo như Đức Thích Ca được. Bởi một lý do rất dễ hiểu: Người Ngồi Thiền đó có TÌM ĐẠO đâu mà ĐẮC ĐẠO?

    THIỀN ĐỊNH còn có nghĩa là Tĩnh Lự hay Tư Duy Tu. Nếu chỉ Ngồi tĩnh lặng, dừng cái tâm, không suy nghĩ gì cả, thì rơi vào trường hợp bị khiển trách trong kinh DUY MA CẬT, là “Ngồi sững ở đó”. Nếu TƯ DUY mà không đúng hướng thì gọi là TÀ TƯ DUY. Cả hai cách ngồi đều không thể đạt được kết quả. Cũng chính vì vậy mà trong TỨ Y, Đức Thích Ca có dặn dò là Y PHÁP BẤT Y NHÂN. Có nghĩa là nương theo cái Pháp như thế nào để đạt mục đích, đừng nương theo người đã thực hành pháp đó.

    Còn có một loại THIỀN mà Lục Tổ đã áp dụng gọi là THIỀN VÔ TƯỚNG. Bởi thời gian 8 tháng ở sau Chùa của Ngũ Tổ, Ngài chỉ chẻ củi, giã gạo, đâu có thì giờ để NGỒI THIỀN mà vẫn Đắc Pháp? Cho nên, người hiểu được mục đích và phương tiện của Thiền Định thì ngồi hay không ngồi cũng Thiền Định được. Ngược lại, người đã không hiểu thì có NGỒI cả đời cũng chẳng đi đến kết quả là như thế.

    5)- Giác Ngộ là giác những gì? Làm thế nào để Giác Ngộ?

    Có nhiều cách để giải thích về từ Giác Ngộ. Từ điển Phật học của Ông Đoàn Trung Còn giải thích như sau: “Hội được Chân Lý. Mở mang Chân trí. Về Giác Ngộ có nhiều trình độ, như kẻ phàm phu tỉnh ra nhận được Thân này là cội Khổ. Đời mình là Khổ, bèn tinh tấn tu hành, tại gia hay xuất gia. Đức Phật thành đạo nơi cội Bồ Đề lên bậc Chánh Đẳng Chánh Giác tức Đại Giác Ngộ” Cái NGỘ của Đạo Phật không chỉ là “Ngộ được rằng Mara là một phần của Ngài” như những nhà khảo cổ đã nhận định. Đó cũng chỉ là một trong những điều mà Ngài đã Ngộ ra. Trong Đạo Phật, cái Ngộ quan trọng hơn hết là việc TÌM RA ĐƯỢC THỦ PHẠM CỦA SINH TỬ LUÂN HỒI, CŨNG NHƯ CÁCH THỨC ĐỂ HÓA GIẢI.

    Chư cổ đức có câu: “Nghi lớn, ngộ lớn. Nghi nhỏ ngộ nhỏ. Không nghi thì không ngộ”. Tức là khi giải quyết được một nghi tình nào đó thì Ngộ được pháp đó, không phải là Ngộ luôn tất cả các pháp khác. Trong Đạo Phật có vô số nghi tình cần hiểu rõ để thực hành. Lục Tổ dạy: “Mọi sự, lý phải hiểu đến tận chỗ chơn. Tất cả sự lý phải hiểu đến tận chỗ chơn” để nhắc nhở mỗi người tu phải vận dụng Trí Huệ để tự phá mê cho đến khi sáng suốt. Đó cũng gọi là khai mở CÁI BIẾT, hay là Chuyển Mê thành Ngộ vậy.

    Bậc Giác Ngộ là người nhận ra được cái BỔN THỂ TÂM hay là cái CHÂN TÂM hay CHÂN TÁNH là Bản Tánh thật sự của họ. Cái NGỘ được diễn tả qua 4 câu kệ của Lục Tổ Huệ Năng trong PHÁP BẢO ĐÀN KINH:

    “Nào dè Tánh mình vốn tự nhiên trong sạch

    Nào dè Tánh mình chứa đầy đủ muôn pháp

    Nào dè Tánh mình vốn không lay động

    Nào dè Tánh mình có thể sanh ra muôn pháp ”


    Cái Ngộ này cũng là THẤY TÁNH. Đó là bước ngoặc quan trọng nhất của người tu mà có nơi gọi là “Thấy Tánh thành Phật”. Có nghĩa là sau khi đã Thấy Tánh thì mau hay lâu, chắc chắn người Thấy đó cũng sẽ được Giải Thoát hay Thành Phật.

    6/- Tại sao bậc Giác Ngộ thì Thoát Sinh Tử? Cái Thoát đó ra sao?

    Con người từ khi ý thức được Mình thì thấy cái THÂN là Mình. Ở trong đó mà Vui, Buồn, Giận, Hờn, Thương, Ghét, Khổ, Vui theo cái Được, cái Mất với các pháp đến với cái Thân. Sống đầy đủ với những cảm giác của các giác quan. Khi cái Thân tồn tại thì họ thấy là mình đang Sống. Khi cái Thân hết Nghiệp mà chết đi thì họ thấy là mình Chết. Vì vậy mà gọi là bị SINH, TỬ.

    Bậc Giác Ngộ là người ý thức được rằng cái Thân chỉ là một món của họ đang tạm ứng hiện trong đó. Không phải là họ, nên cuộc sống họ không chìu theo Mắt, theo Tai để giận hờn, thương, ghét, muốn lấy, muốn bỏ các pháp. Nhờ ý thức rằng tất cả chỉ là Duyên, là Nghiệp, nên không tranh giành, hơn thua với đời. Chỉ sống một cách vừa phải, làm tròn trách nhiệm của kiếp sống như mọi người trong xã hội. Khi cái thân hết duyên, hết Nghiệp mà chết đi, thì họ biết rằng đó là sự tan rã tất yếu của nó. Không phải là họ chết. Ngay khi sống thì họ không đắm đuối vào cái Thân nên họ THOÁT SINH. Lúc cái Thân tan rã, họ biết đó là lúc nó hết Nghiệp, không phải họ Chết, nên họ không đau khổ, lo sợ, nên gọi là họ THOÁT TỬ.

    Cái “Thoát” đó có nghĩa là vẫn ở trong cảnh đó mà không bị ảnh hưởng, không dính mắc. Không phải là ra ngoài cảnh đó. Đức Thích Ca ngày xưa cũng vẫn Sống trong cái thân giả tạm. Nhưng Ngài không để cho nó làm chủ, mà điều khiển nó. Nên Ngài Thoát Sinh. Cái Thân của Ngài vẫn Chết, nhưng vì Ngài không trụ vào cái Thân hư dối. Nên Ngài Thoát TỬ, gọi chung là THOÁT SINH TỬ.

  8. #8
    TamNguyen
    Guest

    Re: Khoa học nói về cuộc đời đức phật thích ca

    7)- Các vị Giác Ngộ có trở lại trần gian hay không sau khi nhập diệt?

    Các nhà khảo cổ cho rằng: “Khi một người Giác Ngộ qua đời, họ coi như đã vượt qua sự tái sinh, tới một không gian khác, theo cách nói về không thời gian và không còn quay trở lại nữa, và được coi đó là trạng thái của sự Giải Thoát”.

    Nhận định này chưa đúng. Trong Đạo Phật, sự Giải Thoát là Thoát Khổ. Cái Thoát Khổ này phải đạt được ngay tại cảnh Khổ, ngay lúc còn sống. Khi đã đạt đến Giải Thoát rồi, thì Kinh dạy: “Như quặng đã lọc thành vàng rồi, thì không bao giờ trở lại là quặng nữa”. Do đó, dù sau đó, họ có mang bất cứ cái Thân nào, vào bất cứ con đường nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả vào luân hồi, họ cũng Giải Thoát, không phải tu hành rồi đợi đến khi chết đi, bỏ thân xác thì mới Giải Thoát.

    Việc chư vị Giác Ngộ đi luôn hay quay lại thì chúng ta có thể kiểm chứng qua các câu Kinh: “Nếu có người nghe Kinh này tin tưởng, không nghi ngờ, thì biết người đó đã trồng phước huệ không những ở một đời Phật, hoặc hai, ba đời Phật, mà người này đã trồng căn lành từ nhiều đời Phật như số cát sông Hằng; cho nên nay nghe đến Kinh này mới hay tin thọ”. Người đã trồng phước huệ từ nhiều đời Phật như số cát sông Hằng hẳn phải là bậc đã nhiều kiếp tu hành, vì không thể một sớm một chiều mà nghe Kinh Nhất Thừa lại có thể tin nhận được. Câu khác là lời nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát: “Ngày nào còn một chúng sinh chưa được độ, con thề chưa ngồi vào nơi Vô Thượng Chánh Giác” chứng tỏ rằng các Ngài không bao giờ rời bỏ chúng sinh. Nếu các vị Giác Ngộ xong rồi đi luôn, thì còn ai để đưa đường cho chúng sinh đang còn trong mê lầm đến Bờ Giác ? Người Mê làm sao hướng dẫn được người Mê? Do đó, theo tôi, các vị Giác Ngộ sau khi bỏ cái Thân cũ, vẫn tiếp tục trở lại trần gian để nối tiếp công việc “tát cạn vực nước mắt của chúng sinh đang đau khổ”. Nhưng sự trở lại này không phải là do bị Luân Hồi, mà là do Bi Nguyện. Lục Tổ Huệ Năng cũng là một trường hợp được xem là người “Trở lại”, vì Ngài chỉ là một thanh niên đi bán củi, quê mùa, dốt nát. Thế mà chỉ cần nghe tụng một câu Kinh “Ưng Vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” đã dẹp hết mọi thứ, đến chùa xin học với Ngũ Tổ, để rồi tuy chưa được thế phát, quy y, vẫn Thấy Tánh và được truyền Y Bát. Đọc Sử 33 vị Tổ, ta cũng thấy nhiều trường hợp tương tự.

    Trong Kinh Lăng nghiêm, Phật dạy: “Anan, ta có dạy các vị Bồ Tát và A La Hán: Sau khi ta nhập diệt rồi, các ông phải thị hiện thân mình trong đời mạt pháp để cứu độ các chúng sanh đang trầm luân. Hoặc hiện làm Thầy sa Môn, cư sĩ, vua, quan, đồng nam. Đồng nữ, cho đến đàn bà góa, kẻ dâm nữ, người gian giả, kẻ trộm cướp, người thợ thịt, kẻ buôn bán… để lẫn lộn đặng giáo hóa chúng sanh trở về chánh đạo”. Chứng tỏ Chư Vị giác ngộ lúc nào cũng hiện diện bên chúng sinh. Do đó, kết luận vị Giác Ngộ đi luôn không còn quay trở lại nữa là không khế hợp với chính kinh.

    8/-Nhận định về việc truyền đạt Giáo Lý Đạo Phật của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

    Theo các nhà Khảo Cổ, “Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Phật Giáo Tây Tạng tiếp tục truyền đạt giáo huấn của Phật, tiếp nối truyền thống đã xuất hiện ngay sau khi Phật nhập Niết Bàn”.

    Nhưng theo tôi, Đức Đạt Lai Lạt Ma dù được cả Tây Tạng và thế giới xem như Phật Sống, vì qua những dấu hiệu được các vị Cao Tăng kiểm chứng, thì Ngài là vị Đạt Lai Lạt Ma trước đó, sau khi qua đời thì quay trở lại bằng cách nhận ra những đồ dùng của chính Ngài trước kia. Nhưng trường hợp của Đức Đạt Lai Lạt Ma hoàn toàn không giống như trường hợp của một trong 33 vị Tổ chính thức được truyền Y Bát trong lịch sử Đạo Phật. Bởi người được truyền Y Bát là người đã Chứng Đắc được xem như người nối tiếp Tổ trước để cầm nắm Chánh Pháp. Lời nói của người đó phải được xem như lời Phật. Nhưng theo lời dặn dò của Ngũ Tổ, việc truyền Y Bát đã kết thúc từ thời Lục Tổ Huệ Năng ở tận bên Tàu, làm sao có việc sau đó Y Bát lại xuất hiện ở Tây Tạng để trao cho các vị Đạt Lai Lạt Ma? Ai dám cãi lịnh Tổ để làm điều đó? Như vậy, suy cho cùng thì Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ là một bậc tu hành theo Đạo Phật, được công nhận bởi hệ thống Phật Giáo Tây Tạng. Không phải là người kế tục Tổ được chính thức truyền Y Bát như trường hợp của Lục Tổ Huệ Năng. Do đó, không thể xem Ngài là người chính thức nối tiếp truyền thống và truyền đạt giáo huấn của Phật. Vì thế, những phát biểu của Ngài cũng không thể xem như đó là Phật Ngôn được.

    9/- Tu hành như thế nào để đạt mục đích của Đạo Phật?

    Trước hết, chúng ta phải xem mình đã biết mục đích của Đạo Phật là gì chưa? Khi đã biết mục đích chính xác rồi thì phải biết mình có cần đạt mục đích đó hay không? Đạt được bằng cách nào?

    Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Như Quốc Vương bị giặc đến xâm lăng, đem binh dẹp trừ. Nếu không biết giặc trú ngụ tại đâu thì không bao giờ dẹp được”.

    Chúng ta muốn tu Phật mà không biết Phật là gì? Không biết tu Phật phải làm gì? Thì làm sao tu cho đạt mục đích?

    Nếu muốn TU PHẬT thì phải hiểu PHẬT là người đã tự Giải Thoát cho bản thân. Liệu chúng ta có cần Giải Thoát hay không? Điều gì ràng buộc để phải Giải Thoát? Nếu những câu hỏi này chúng ta còn chưa trả lời được thì việc tu Phật chỉ là nghe nói Phật cao siêu nên hâm mộ. Chưa biết Đạo Phật là gì? Tu Phật để làm gì? Muốn tu phải làm gì? Phải làm như thế nào? Thì làm sao đạt mục đích của đạo Phật?

    Khi đã biết rõ mục đích và bản thân mình muốn đạt được, thì việc tu hành được giải thích rất rõ trong các Bộ Chính Kinh. Nơi đây tôi tạm trích ra một số lời dạy của các Tổ:

    Tổ Đạt Ma dạy: “Muốn tìm Phật, thà tìm Tâm. Chỉ Tâm, Tâm, Tâm ấy tức là Phật”

    Ngũ Tổ dạy: “Nếu không Thấy Bổn Tâm thì học pháp vô ích”

    Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Ông từ hồi nào đến giờ, nhiều kiếp sanh tử Luân Hồi cũng vì Tâm và Mắt! Nếu không biết nó ở chỗ nào thì không bao giờ hàng phục được phiền não trần lao”.

    Lục Tổ dạy: “Muốn thấy Phật phải ngó vào trong Tánh mình mà tìm, đứng ngó ra ngoài thân mà kiếm. Tánh mình mê tức là chúng sanh. Tánh mình giác tức là Phật”.

    Con đường tu Phật được tóm gọn trong các giai đoạn: TIN – HIỂU – HÀNH. Nhưng tất nhiên là phải Tin đúng, Hiểu đúng, Hành đúng mới cho ra kết quả đúng. Do đó Đạo Phật đặc biệt quan tâm đến TRÍ BÁT NHÃ, vì “Ba đời chư Phật đều Y Trí Bát Nhã để đắc Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác” Không có Phật nào thành đạo mà thiếu Trí Huệ và cuộc sống không chân chính. Do đó, GIỚI-ĐỊNH-HUỆ và BÁT CHÁNH ĐẠO là khuôn mẫu bắt buộc cho những ai muốn thành công trên Phật Đạo.

    Qua phát biểu của những vị Sư trong phim về tu hành thì ta thấy họ cũng mới biết được một số điều lệ sơ khởi mà người muốn tu hành cần phải tuân thủ. Chưa đi sâu vào việc tu hành thật sự.

    10/- Những nhà khảo cổ đã có một kết luận mà người Phật Tử cần suy nghĩ: “Trớ trêu thay, sau cái chết của Đức Phật, người đã giảng về sự vô ích của những nghi lễ thờ cúng và sự sùng bái cá nhân lại trở thành đối tượng được thờ cúng, và là được sùng bái nhiều nhất trong lịch sử”.

    Điều đó rất rõ ràng: Ai cũng biết Đạo Phật là Đạo Giải Thoát, là đưa con người thoát mọi ảnh hưởng của mê tín, thần quyền, đau khổ, phiền não, sinh Tử. Hoặc gọi là Đạo Nhân Quả, vì dùng Nhân Quả để hướng dẫn con người cải ác, hành thiện để cuộc sống tất cả được tốt đẹp hơn. Đã tin vào Nhân Quả thì không thể tin rằng có Thượng Đế, Phật Tổ Như Lai hay Thần Linh nào đó cầm nắm vận mạng của ta. Chỉ cần thành khẩn tôn thờ Ngài là sẽ được cứu, hoặc được đổi xấu lấy tốt! Tiếc thay, cũng do những người không đắc pháp mà lại dành quyền giảng đạo đã biến Đạo Phật trở thành một Tôn Giáo chuyên Thờ Phật! Biến việc Tu Phật lẽ ra phổ cập cho tất cả mọi người, không phân biệt trẻ, già, trai, gái, xuất gia hay tại gia... trở thành công việc chỉ dành riêng cho những Tu Sĩ chuyên tâm phụng sự Phật. Đạo Phật như thế ngày càng phát triển rầm rộ qua hình tướng, lôi kéo được nhiều người tin theo, mà theo bộ phim, số lượng tín đồ đã lên đến 400 triệu.

    Câu Phật Ngôn: “Kẻ nào ca ngợi ta, tán thán ta mà không làm theo lời ta chỉ dạy, kẻ đó đang phỉ báng nặng nề ta” đang được các nhà khảo cổ nhắc đến qua một dạng khác, chứng tỏ họ thấy rõ những tín đồ của Đạo Phật đang làm điều mà Đức Thích Ca đã cực lực bài bác, đã bỏ một đời ra để thuyết giảng! Phải chăng, như thế thì càng tán thán Phật càng bôi bác Ngài?

    Rõ ràng là Giáo Lý của Đạo Phật qua thời gian đã bị biến dạng, không còn giống như những lời Phật được các nhà khảo cổ trích dẫn: “Nhưng Đức Phật dạy rằng những người bình thường cũng có thể đi theo con đường đạt tới hạnh phúc bất diệt và trí huệ tối thượng”.

    Nhưng đạt được bằng cách nào? Đó là một câu hỏi dành cho những ai thật tâm muốn đi theo con đường của Đức Thích Ca. Tự mỗi người phải nghiên cứu thấu đáo và thực hiện được lời Thọ Ký “Chúng sinh là Phật sẽ thành”. Chính vì vậy, theo tôi, điều đang được các nhà khảo cổ đề câp đến, là hiện nay, “không chỉ những người hành hương, mà những khách du lịch cũng muốn đến đó với hy vọng tìm thấy sự an bình và niềm hạnh phúc vĩnh cửu cũng như Giải Thoát khỏi nỗi đau và cái chết”, chứng tỏ rằng Giáo Pháp của Đức Phật ngày càng có sức lan tỏa.

    Lời Phật dạy trong Kinh Kim Cang: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” đã chứng minh tính chính xác của nó. Hình ảnh Ngài đã đi vào quá khứ. Nơi ở của Ngài cũng đã bị thời gian chôn vùi. Chúng ta không thể tìm được sự Giác Ngộ hay an bình ở những địa danh đó. Nhưng Giáo Pháp của Ngài vẫn tồn tại trong những bộ Chính Kinh. Vì thế, theo tôi, có thể đến lúc nào đó, mọi người sẽ thấy rằng việc tìm đến địa điểm nơi bắt đầu của Đạo Phật không giúp ích cho việc tìm thấy Đạo, mà quan trọng hơn, là cố gắng tìm hiểu mục đích thật sự của Đạo Phật và cách thức hành trì như thế nào để đạt được kết quả Giải Thoát như Đức Thích Ca. Đó mới chính là mong mỏi của Ngài khi mang Đạo Phật rao giảng giữa đời vậy.

  9. #9
    happy
    Guest

    Re: Khoa học nói về cuộc đời đức phật thích ca

    Cám ơn TamNguyen đã post lại bài này, thật hay !

  10. #10

+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình