Câu chuyện về ông A Nan và Bà Ma Đăng Gìa

Trong bài cua TM.Tuệ ” chép như sau:

«Với thân hình trẻ đẹp, A Nan rất được các cô gái trẻ mê say.

Một hôm, sau mùa an cư, A Nan mang bát, một mình đi vào thôn xóm khất thực. Nhân trời nóng nực, khát nước, A Nan đến bên 1 cái giếng xin nước uống. Vì ham cúi xuống giếng kéo nước, không thấy A Nan. Khi đứng thẳng người, cô gái trực nhận thấy A Nan, 1 Tỳ Kheo thuộc dòng Sát Ðế Lợi. Không kịp chạy trốn, vô gái tự xưng tên họ, dòng dõi và cuống quít xin lỗi A Nan. Cô gái tự khai thuộc dòng nô lệ tên là Bát Cát Ðế (Praksti hay Pakati), dòng họ Ma Ðăng Già (Matanga). Do đó, cô không thể tiếp xúc và dâng nước cho A Nan được. A Nan bảo là tôi xin nước chứ đâu có xin giai cấp và hơn nữa giáo pháp của Phật giảng dạy cho con người nên có tâm bình đẳng với mọi giai tầng trong xã hội.

Sau khi gánh nước về nhà, cô gái tương tư A Nan, bỏ ăn, bỏ ngủ, cơ thể xác xơ. Cha mẹ cô vặn hỏi mãi mới biết được sự tình. Vì thương con, muốn con khỏi bấn loạn tâm thần, bà mẹ cô gái xin bùa chú để bắt A Nan làm chồng con gái mình.

Một hôm khác, A Nan một mình đi vào thôn xóm của cô gái khất thực, cứ thứ tự khất thực. A Nan dừng bước trước nhà cô gái. Thấy bóng dáng A Nan cô gái mừng quýnh vội vàng chạy ra chào hỏi đủ điều và quỳ dâng A Nan bát nước. Lúc đó, A Nan lạc vào mê hồn trận, lảo đảo đi theo cô gái vào nhà. Cha mẹ anh em cô gái đều đi vắng, cô gái nghĩ là mình sẽ tự do ân ái với thầy Tỳ Kheo trẻ đẹp và thầy sẽ bỏ áo cà sa làm chồng mình. May mắn thay, khi vào trong phòng kín, A Nan từ từ tỉnh trí, vì thuốc mê cũng từ từ theo thời gian mà hết hiệu nghiệm. Dù đã tỉnh, A Nan thấy mình mắc nạn và khó thoát vì cổng ngoài và cửa phòng đều đã đóng chặt. Liền khi đó, A Nan tưởng đến Phật và mong Phật đến giải vây trừ nạn. Nhờ có thần giao cách cảm, tại Tịnh xá, Phật quán chiếu biết A Nan mắc nạn đàn bà. Phật liền đem thần chú Lăng Nghiêm bảo Xá Lợi Phất mang đến trì tụng trước nhà Ma Ðăng Già. Nhờ nhất tâm niệm chú của Xá Lợi Phất và toàn thể Tăng đoàn, cô gái Ma Ðăng Già buông tha A Nan và xin theo Xá Lợi Phất về Tịnh xá cầu Phật cho xuất gia.Qua tai nạn xảy ra suýt mất phẩm hạnh, A Nan hết dám đi khất thực một mình.»

Còn HT. Tuyên Hóa thì giảng :

“ A Nan rất đẹp trai, thân thể hoàn hảo có 32 tướng tốt, da trắng như tuyết,sáng bóng như bạc, lấp lánh như có suơng phủ, hầu hết nguời Ấn Độ có da đen nhưng A Nan lại khác

Bát Kiết Đế nói với mẹ là Ma Đăng Già

- Con muốn lấy A Nan

- Ông ta là đệ tử của đức Phật, làm sao con có thể cưới ông ta được, ông ta là tăng sĩ và không thễ cưới vợ, con không thễ cưới ông ta được

Tại sao con gái bà Ma Đăng Già có một sức hấp dẫn níu kéo A Nan như thế - Câu chuyện của A Nan va con gái bà Ma Đăng Già trong 500 đời truớc đã là vợ chồng của nhau, vì họ đã kết hôn với nhau từ nhiều đời truớc nên ngay khi cô thấy A Nan, tập khí củ liền trổi dậy, cô liền cảm thấy yêu A Nan điên cuồng, A Nan đã là chồng cô nhiều đời trước, nay cô lại dứt khóat muốn A Nan làm chồng cô ta lại

Vì những hạt giống này đã gieo trong từ đời này sang đời khác, nên bây giờ nếu cần hy sinh vì A Nan cũng được thôi... ”

Còn HT. N-Hạnh trong một lần pháp thoại lại nói :

“ Thời của Bụt cũng có một cô gái thuộc giai cấp hạ tiện, tên là Matanga. Cô này xinh lắm và cô yêu Thầy A Nan. Chuyện bắt đầu xảy ra khi Thầy A Nan đi khất thực, khát nước, và ghé vào một cái giếng để tìm nước uống. Thầy thấy cô gái kia đang múc nước. Thầy nói: "Cô cho tôi uống một ngụm". Cô trả lời: "Con là con gái giai cấp hạ tiện. Con đâu có quyền đưa nước cho Thầy uống". Thầy A Nan thấy tội nói: "Theo giáo lý của Ðức Thế Tôn dạy, tôi không phân biệt giai cấp. Cô cứ đưa cho tôi uống". Cô mừng quá, đưa nước cho Thầy uống, và từ đó cô tương tư Thầy. Cô ngủ không được. Cô bị bệnh. Rồi cuối cùng cô bàn với bà mẹ mời Thầy tới để cô có dịp tỏ tình. Và hai mẹ con đã dùng bùa chú, dùng một thứ lá cây nào đó làm nước trà mà khi uống vào Thầy A Nan mất cả sự tỉnh táo. Thất Thầy A Nan quá giờ mà chưa về, Bụt sai các thầy khác đi tìm và may mắn kiếm được Thầy A Nan trước khi Thầy làm một cái gì sai với uy nghi và hại tới giới phẩm. Thầy A Nan uống xong thứ nước trà kia, biết là bị trúng độc, liền ngồi im vận dụng phép thở khí công. Thầy thở theo chánh niệm và đợi các thầy khác tới giải cứu. Các thầy cũng đem luôn cả cô Matanga về.”
Theo giải thích của HT Tuyên Hóa thi khi trì chú có thể khiến nguời khác bối rối rơi vào tình trạng buồn ngũ, lơ mơ, hỗn loạn, rơi vào một giấc mơ hay rớt vào tình trạng hôn mê, một trạng thái không điều khiễn đựơc mình .không tự chủ được

Kỷ thuật thôi miên trong phân tâm học, hay trong khai thác việc nói thật của các cơ quan thẫm vấn cũng đưa người bênh hay dịch thủ của mình rơi vào tình trạng này

HT Tuyên Hóa đã có kinh nghiệm về chuyện này khi tự thuật : “ Lần khác, tôi mơ thấy mình ở chung nhà với hai người nữ. Một người tuổi khoảng năm, sáu mươi. Người thứ hai, tuổi khoảng hai mươi. Tôi thấy mình đang nằm ngủ trên giường gạch về phía bắc của căn nhà. Họ nằm ngủ trên giường gạch về phía nam. Đến tối, đang lúc nửa mê nửa tỉnh, cô trẻ tuổi đến bên giường, ôm và kéo tôi đến giường của cô ta. Biết rõ hành vi điên đảo của cô ta, tôi la lên:

- Cô định làm gì? Cô định làm gì?

Không nghe tiếng trả lời, tôi nghĩ: Cô ta chắc không phải là người. Lập tức, tôi liền niệm: Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Vừa niệm thì mọi hình ảnh đều biến mất, và tôi giật mình thức dậy. Tuy là chiêm bao, nhưng phần thân bị cô ta ôm nắm vẫn còn đau cả vài ngày.”