Giác ngộ là gì? Đây là câu hỏi và đề tài thật phức tạp luôn gây tranh cãi trong Đạo Phật suốt nhiều thế kỷ qua, cách diễn giải dị biệt ( khác nhau), miên viễn ( mơ hồ), huyễn hoặc (ngữ nghĩa siêu thực)... bế tắc! Nói theo kiểu Thiền Tông Trung Quốc là "không thể giải bày" (bất khả ngôn thuyết).

Chữ “giác ngộ” trong Đạo Phật, tiếng Pali và Sanskrit đều là “Bodhi”. Tiếng Anh là “enlightenment” hay “awakening” [ Với một số người, chữ “enlightenment” có thể làm liên tưởng đến phong trào triết học gọi là thời kì khai sáng ở giữa thế kỉ 19. Chữ “awakening” cũng vậy, từ lâu chữ này đã mang một ý nghĩa phục sinh, phục hưng, phục dựng cho các phong trào tôn giáo hay văn hóa của phương Tây]. Khi sử dụng tiếng Anh nên gọi là “Buddhist enlightenment” hay “Buddhist awakening” để rõ nghĩa và phân biệt quan điểm giác ngộ của Đạo Phật (Phật học) với các loại giác ngộ của các giáo phái hay tôn giáo khác.

Nếu hỏi giác ngộ là gì? Nên biết rằng giữa các tôn giáo, giáo phái có nguồn gốc từ triết học Bà La Môn hoặc các tông phái của Đạo Phật phát triển (cải biên) và giáo pháp của Đạo Phật nguyên thủy (chính thống) đều có những quan điểm và cách giải thích hoàn toàn khác nhau thậm chí mâu thuẩn!... Như vậy, Giác Ngộ chỉ là một từ chung chung, mang những nội dung khác biệt. Cùng nói đến một từ “giác ngộ”, nhưng nếu tìm hiểu cặn kẽ thì rõ ràng cách hiểu về giác ngộ của từng tôn giáo, pháp môn có khác biệt nhau rất nhiều. Chung qui là do xuất phát từ những quan điểm triết học khác nhau (môi trường, truyền thống) đã dẫn đến những phương pháp tu tập khác nhau và kết quả là những quan điểm (tư duy luận) và nội dung giác ngộ …không giống nhau.(Xem tiếp)