+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 6 của 6

Chủ đề: Tam bảo của các tôn giáo

  1. #1
    Totha_Lien
    Guest

    Tam bảo của các tôn giáo

    Dưới đây là phần mở rộng thêm của đề tài "Tam Bảo của các tôn giáo" đã Post trong chuyên mục: Cảm nhận của học viên khóa II 25/7/2012. nay xin chia sẻ cùng các anh chị em của gia đình Totha gần xa cùng nhau chiêm nghiệm

    Tam Bảo của các Tôn Giáo :
    Là 3 biểu tượng tôn vinh, mà các tín đồ hằng lưu tâm soi quán trên con đường tu tập.

    Tuỳ vào nội dung văn hoá tín ngưỡng của con người, mà biểu tượng tam bảo sẽ mang ý nghĩa làm nền tảng, chổ dựa tâm linh phát khởi cùng nhân sinh quan nhận thức (thức theo tâm sinh khởi), mang nét đặc thù riêng của mỗi tôn giáo. Vì vậy, biểu tượng tam bảo cũng sẽ khác nhau về mặt ý nghĩa lẫn nội dung. Tài liệu biên soạn nầy, được lược trích từ chương trình của các khóa học lớp 2 về “Khoa học Năng lượng Tâm Thức TOTHA” hay còn gọi là “Thiền chuyển TOTHA” do Công ty TOTHA tổ chức, với nhiều nguồn tư liệu đối chứng cùng cách lý giải khoa học, trực quan mang ý nghĩa thiết thực nhằm giúp cho mọi người trực nhận ra một cách rõ ràng, sáng tỏ được nhiều điều mà bấy lâu nay chúng ta bị nhầm lẫn, mơ hồ làm ảnh hưởng đến việc tu tập tiến hoá...

    Xem tiếp: http://www.totha.vn/totha_detail.php?id=30

  2. #2
    aiquocv
    Guest

    Re: Tam bảo của các tôn giáo

    Ba nguồn sáng khai tuệ, Ba yếu lĩnh hằng tâm diễn tả cả quy luật tiến hoá của vạn pháp (xã hội, chính trị, kinh tế, tôn giáo, khoa học). Thật hoàn hảo đến không ngờ, vô cùng tri ân TOTHA đã minh giải điều mà từ ngàn xưa cản lối "Ngút ngàn đường về xa", nay chúng ta đã thấy rồi đường về nhà ta "Không xa, Không gần". Chúng tôi nguyện luôn Đồng tâm quy hướng cùng TOTHA Chân-Thiện-Mỹ, không thể dùng bất cứ từ ngữ nào để thể hiện hết sự cảm kích của các đồng tu chúng tôi, chỉ biết trong tận cõi tâm mình chan chứa thinh âm vang vọng khắp ngàn xa : "Namo TOTHA Buddha". Cám ơn Totha_Lien đã chú tâm đăng tải tài liệu vô giá nầy, thật phước đức lắm.

  3. #3
    trikien
    Guest

    Re: Tam bảo của các tôn giáo

    Thành kính tri ân khai ngộ :

    Thấu hiểu Vạn vật Tướng Không Thật [PHÁP]

    Nhận ra chúng sanh Đồng thể Tánh [TĂNG]

    Hợp nhất Trí Tâm Đồng thể nhập [PHẬT]

    Thật Liễu Y nghĩa Tam Pháp Ấn. Namo Totha Buddha

  4. #4
    Totha_Kien
    Guest

    Re: Tam bảo của các tôn giáo

    Với những điều tốt đẹp mà thầy và gia đình totha đã làm được cho mọi người, mọi nhà và xã hội, thật vui và vinh dự khi được là thành viên của gia đình chúng ta. Xin kính tặng thầy, gia đình Totha cùng các anh chị gần xa một vài ý thơ:

    Tô Tha tô điểm cho đời,
    Những “bông hoa nở” giữa đời vô minh.
    Tham gia giải mã Tâm Linh,
    Góp phần mang lại hòa bình âm dương.
    Bắc nhịp cầu nối hổ tương,
    Tâm linh khoa học chung đường cùng nhau.
    Dù người tôn giáo khác nhau,
    Cũng đều hiểu đạo đồng tâm thái hòa.

  5. #5
    phucnguyen
    Guest

    Re: Tam bảo của các tôn giáo

    "Namo TOTHA Buddha" liệu có quá đáng? tôn tạo?

  6. #6
    aiquocv
    Guest

    Re: Tam bảo của các tôn giáo

    Ý nghĩa chữ Namo :
    - Phạn ngữ : Namo (नमो). Động từ căn √nam (√ नम् √nam) có nghĩa : uốn cong, nghiêng xuống, chào, vinh danh, được uốn cong, tự quy phục, nhượng bộ.
    - Chữ namas nhóm hai (chữ devaganari नमस्), là thân động từ phản thân của namas nhóm một, có nghĩa : vinh danh, và khi làm trực bổ cách : làm danh dự, chào hỏi, kính trọng, ngưỡng mộ.
    - Chữ Namaste (chữ devaganari नमस्ते) là chữ ghép của : namas (नमस्) và te (ते), có nghĩa : tôi chào bạn, chào bạn, hân hạnh chào bạn.
    - Chữ namaskāra (chữ devaganariनमस्कार) là chữ ghép của namas nhóm một và thân từ -kāra (chữ devaganari कार : người ấy làm). Chữ namaskāra dùng để diễn đạt hành động của một người đang chào hay đang tôn kính ai đó, khi họ cuối đầu và nói chữ Namas.
    Chữ namaskāram là câu chào có nghĩa : hân hạnh chào bạn.

    Do đó, âm Namo có thể hiểu theo nghĩa tôn giáo như sau :
    - Nghĩa tôn tạo : quay đầu về quy phục, phủ phục đảnh lễ, thành kính dâng lên,...
    - Nghĩa tôn vinh : qui chân, qui hướng, trân trọng, ngưỡng mộ, vinh danh,..
    - Nghĩa thoáng : hoà tâm, hướng tâm, đồng tâm,..

    Ý nghĩa chữ TOTHA :
    Viết tắt từ cụm từ Tô Thái Hòa có ý nghĩa là Tô điểm cho sự Hoà bình (giữa Hữu hình và Vô hình) và Hoà đồng (giữa Khoa học, Tôn giáo và Tâm linh).

    Ý nghĩa chữ Buddha :
    - Phạn ngữ viết theo mẫu tự la tinh là Buddha, chữ devaganari viết बुद्ध. Chữ Buddha là quá khứ phân từ của chữ budh nhóm một, thuộc tĩnh từ, thân từ có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, có nghĩa : tỉnh thức, sáng suốt, thông thái, khôn ngoan.
    - Động từ căn √budh nhóm một (√बुध्), có nghĩa : tự đánh thức, tự tỉnh thức, xem, tìm hiểu, khám phá, nhận thức, cảm nhận, hiểu biết, hiểu, quan sát, suy nghĩ, tập trung, khơi dậy, phục hồi, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, thông báo, thông tin, tư vấn, khuyên bảo, suy nghĩ đứng đắn, cố gắng tìm hiểu.
    - Chữ budh nhóm hai, có gốc từ chữ budh nhóm một, thuộc tĩnh từ, thân từ có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, có nghĩa : người tự tỉnh thức, người hiểu biết, thông minh, sáng suốt, khôn ngoan.
    - Chữ buddhi (बुद्धि) có gốc từ chữ budh nhóm một và thân từ -ti (ति hình thể hoạt động, thuộc nữ tính), có nghĩa : tinh thần, thông minh, khả năng nhận thức, hiểu biết, trí tuệ, nghĩ, ý tưởng, giải quyết.
    - Hiện chữ Buddha (phiên âm việt là Phật, Phật đà) được hiểu theo giáo lý của Phật học, có nghĩa là sự Giác Ngộ (Nhận ra chân lý của vũ trụ để giải thoát luân hồi).

    Do đó, cụm từ Namo Totha Buddha, được dịch thoát nghĩa theo sự ứng tâm của chúng tôi, đó là : Đồng tâm cùng nhau Tô điểm cho sự Thái Hoà (Hoà đồng Khoa học + Tôn giáo + Tâm linh và Hoà bình Âm-Dương) và cùng nhau Nhận ra chân lý của Vũ trụ có được cho là quá đáng và tôn tạo hay không?

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình