+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: Sự thật đau lòng

  1. #1
    DongTam
    Guest

    Sự thật đau lòng

    Mẹ ơi! Có khi con chết trước mẹ

    “Mẹ ơi, đừng chữa bệnh cho con nữa, có khi con chết trước mẹ. Chắc con cũng sớm “lên bàn thờ” với ông ngoại thôi, con chẳng giúp gì được mẹ đâu”, câu nói của cô con gái 13 tuổi như ngàn mũi kim đâm vào trái tim người mẹ đơn thân nghèo túng.

    Em Nguyễn Thu Hằng (13 tuổi, xóm 3, thôn 4, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) bị bệnh bạch cầu tủy cấp. Mới học hết lớp 2, chuẩn bị lên lớp 3 em bị phát bệnh. Đã 5 năm em sống cùng bệnh viện…

    Thời gian chữa bệnh nhiều hơn ở nhà nên việc học hành của em cũng bị bỏ dở bởi mỗi lần về ít ngày em không thể theo kịp chương trình.


    Em Nguyễn Thu Hằng bị bệnh bạch cầu tủy cấp. Đã 5 năm em sống cùng bệnh viện…

    13 tuổi đầu, cái tuổi còn ăn chưa no, lo chưa tới nhưng em cũng lờ mờ hiểu được rằng căn bệnh của mình phải chữa lâu dài và tốn kém thậm chí có thể tử vong.

    Em cũng chỉ biết động viên mẹ bằng cách không chữa trị bệnh nữa để mẹ khỏi vất vả. Em đâu hiểu được rằng những câu nói ngây thơ của em làm mẹ đau đớn. Em đối với mẹ là tất cả dù thế nào mẹ cũng cố gắng lo cho em dù còn thiếu thốn trăm bề.

    Theo chị Nguyễn Thị Thư chia sẻ đường duyên phận của chị không được may mắn, lớn tuổi mà vẫn chưa tìm được một người chồng. Chị rất muốn được làm mẹ, bởi với chị thiên chức làm mẹ rất thiêng liêng.

    Hơn ai hết chị hiểu được rằng cần phải có người dựa dẫm lúc tuổi già. Chị đã phải dũng cảm vượt qua bao nhiêu rào cản, điều ong tiếng ve để có một đứa con.

    Mặc dù thiếu tình thương và sự chăm sóc của cha nhưng với tình yêu thương của mình chị luôn luôn phấn đấu để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con.

    Ở vùng quê nghèo, quanh quẩn với 1 sào ruộng cấy, quanh năm lúc nào cũng thiếu thốn, chị đành gửi con cho bố mẹ lên Buôn Mê Thuột làm thuê. Tiền công phụ hồ và nấu cơm cho thợ của chị mỗi ngày cũng chỉ được 100 ngàn đồng.

    Với bản tính cần cù, tiết kiệm theo chị khoản tiền đó cũng đủ để chị nuôi con. Chị nào ngờ tai họa lại ập xuống gia đình khiến chị chơi vơi không biết cầu cứu từ đâu.

    5 năm liền theo con đi bệnh viện, nhiều lần chị tưởng mình gục ngã vì không còn đủ sức để kiếm tiền. Khi biết con bị căn bệnh nguy hiểm, thời gian điều trị kéo dài tốn nhiều tiền của và công sức chị đã tuyệt vọng vô cùng. Không có người bên cạnh để sẻ chia lúc khó khăn nhọc nhằn chị chỉ biết lấy những giọt nước mắt làm vơi đi nỗi buồn.

    Không thể buông xuôi nhìn con đau đớn không có tiền thuốc men, chị vay mượn khắp nơi, thương hoàn cảnh éo le của chị nhưng mỗi người cũng chỉ có thể giúp 1 lần cùng hai. Bởi vậy, chị luôn phải gồng mình cố gắng hơn rất nhiều, mỗi lần con được nghỉ phép về nhà chị lại gửi con để lao đi kiếm tiền.

    Chị Thư chia sẻ với PV: “Một mình tôi chịu tủi, chịu cực thậm chí chịu nhục chỉ để có một đứa con hy vọng sau này có chỗ nhờ vả. Tôi phải cố gắng gấp đôi gấp 3 mọi người để mẹ con tôi có cơm ăn áo mặc. Tôi đâu ngờ lại rơi vào cảnh éo le thế này. Nhiều lúc tôi nghĩ chết quách cho xong. Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng người mẹ nào cam tâm bỏ con ở lại. Tôi lại gồng mình chịu đựng cố gắng hết sức để kiếm tiền lo cho con. 5 năm trời bé đi viện cứ có 2 mẹ con. Có những lúc cháu nó nói những câu làm tôi không cầm được nước mắt hai mẹ con lại ôm nhau khóc. Nó nói với tôi: Mẹ ơi, đừng chữa bệnh cho con nữa, có khi con chết trước mẹ. Chắc con cũng sớm “lên bàn thờ” với ông ngoại thôi, con chẳng giúp gì được mẹ đâu. Giờ tôi kiệt quệ lắm rồi, tôi sợ lời con bé nói sẽ đến một ngày không xa”.

    Đức Toàn

    Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

    1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Thư xóm 3, thôn 4, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. ĐT: 0169 314 3163

    2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ em Nguyễn Thị Hằng con chị Nguyễn Thị Thư (Quảng Ngãi))

    3,- Qua TK ngân hàng Vietcombank:
    Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
    Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
    - Chuyển khoản từ nước ngoài:
    - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
    - The currency of bank account: 0011002643148
    -Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
    -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
    -SWIFT code: BFTVVNVX

    4, - Qua TK ngân hàng Viettinbank:
    Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet
    Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
    Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
    - Chuyển tiền từ nước ngoài:
    Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
    - Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    - Swift code:ICBVVNVX122

    5.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
    - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
    - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
    Email: banbandoc@vietnamnet.vn

  2. #2
    DongTam
    Guest

    Re: Sự thật đau lòng

    Bao giờ tôi mới được nghe tiếng gọi ‘bà nội ơi’?

    “Ngày ra đời, cháu nằm im không cựa quậy, không khóc, cũng không cười. Sau gia đình đưa cháu tới khám ở bệnh viện huyện, họ nói cháu chỉ thiếu can-xi. Khi cháu được 7 tháng, chúng tôi đưa cháu vào Sài Gòn đo điện não tại Bệnh viện Nhi đồng 1, và có kết quả là cháu bị bệnh bại não”, Cô Võ Thị Bốn cho biết.

    Chúng tôi đang nhắc tới trường hợp của cháu Võ Nguyễn Trà My (SN 2007) con gái anh Võ Quốc Dũng và chị Nguyễn Thị Mai, trú tại huyện Krôngnô, tỉnh Đắk Nông bị bệnh bại não.

    Cháu hiện đang được bà nội là cô Võ Thị Bốn, trú tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nuôi dưỡng. Hiện bà và cháu đang tạm trú tại nhà con rể là anh Nguyễn Vĩnh Thanh (thôn Quang Châu, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng).

    Việc điều trị của cháu phải liên tục mỗi tháng một lần bằng phương pháp điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt và tập luyện. Nhưng do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, vợ chồng anh Dũng phải gửi con cho bà nội cháu để đi làm kiếm tiền chữa trị. Vợ chồng anh đi làm thuê nên thu nhập chẳng được bao nhiêu, nhưng vẫn nhịn ăn, nhịn mặc để có tiền gửi về hàng tháng cho con đi chữa trị.


    Cô Võ Thị Bốn đang chăm sóc cháu Trà My

    Còn cô Bốn thì suốt mấy năm trời bế cháu theo đi cầu cứu lòng hảo tâm của mọi người ở khắp các chợ lớn từ Quảng Nam ra Đà Nẵng. Cuối tháng cô dùng số tiền mình kiếm được cộng với số tiền ba mẹ cháu gửi về đưa cháu tới bệnh viện chữa trị.

    Đầu năm 2008, cô Bốn bế cháu nội ra bệnh viện Trung ương Huế khám, kết quả là bệnh viện trả về, do không có cách chữa trị. Từ ngày 19/11 tới ngày 18/12/2008, Trà My được đưa tới khám và chữa trị tại bệnh viện Châm cứu Trung ương Hà Nội, sau đó tái khám và điều trị đợt hai vào tháng 4/2009. Kết quả có chút tiến triển hơn, cháu đã cử động được và đã linh hoạt hơn. Tuy nhiên, từ đó cho tới nay, đã gần 6 tuổi mà cháu vẫn chưa ngồi, đứng, và chưa nói được.

    “Tôi còn sức lao động, tôi vẫn tự đi làm kiếm sống được. Nhưng vì thương cháu nội, tôi chấp nhận sự tủi nhục, đi cầu cứu lòng thương của mọi người. Các chợ lớn nào ở Quảng Nam và Đà Nẵng tôi cũng từng đặt chân tới. Tôi đi xin từng nghìn một góp lại để cuối tháng có tiền cho cháu đi viện chữa trị. Tôi hi vọng một ngày nào đó, được nghe tiếng cháu gọi bà nội ơi, là tôi hạnh phúc lắm rồi”, cô Bốn nghẹn ngào vừa nói vừa đưa tay lau nước mắt.

    Ông Trần Văn Trọng, Trưởng thôn Quang Châu cho biết: “Bà Bốn sống tạm trú ở đây đã được hai năm. Bà có hoàn cảnh rất khó khăn, đã già cả lại còn phải lo cho cháu nội có tiền chữa bệnh. Bà con xóm làng ai thấy cũng thương, nhưng vì bệnh tình của cháu quá nặng nên không thể giúp được lâu dài. Cháu bé đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của tất cả mọi người ”.

    Lúc ra về, cô Bốn nắm chặt tay chúng tôi nói: “Cô giờ già cả rồi, sống sao cũng được nhưng cháu nó có tội tình gì đâu mà sinh ra đã bị bệnh tình thế này. Các cháu ơi, cố giúp cháu nội cô với”. Nói rồi, cô lại nấc lên tiếng khóc khi nhìn thấy đứa trẻ nhà bên chạy nhảy nô đùa…

    Nguyễn Dương – Duy Quang

    Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

    1. Gửi trực tiếp: Cô Võ Thị Bốn (trú ở nhà anh Nguyễn Vĩnh Thanh, thôn Quang Châu, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng).

    2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ bé Trà My ở Đà Nẵng)

    3,- Qua TK ngân hàng Vietcombank:
    Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
    Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
    - Chuyển khoản từ nước ngoài:
    - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
    - The currency of bank account: 0011002643148
    -Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
    -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
    -SWIFT code: BFTVVNVX

    4, - Qua TK ngân hàng Viettinbank:
    Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet
    Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
    Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
    - Chuyển tiền từ nước ngoài:
    Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
    - Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    - Swift code:ICBVVNVX122

    5.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
    - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
    - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
    Email: banbandoc@vietnamnet.vn

  3. #3
    DongTam
    Guest

    Re: Sự thật đau lòng

    Bố mất, con khổ sở chống chọi với ung thư máu

    Đôi mắt của Nguyễn Tiến Dũng (6 tuổi, quê ở Nghĩa Đàn, Nghệ An) rất kiên nghị. Bác sĩ lấy ven ở tay để truyền thuốc, Dũng nhìn theo, bặm môi và không hề kêu đau.

    4 tuổi, mồ côi cha. 6 tuổi, có 2 năm chống chịu với bệnh Bạch cầu cấp (dòng Lym pho L2), Dũng luôn chứng tỏ mình là một đứa trẻ mồ côi ngoan.


    Hai bà cháu Dũng ôm nhau ở hành lang bệnh viện, chờ được xếp giường trong một đợt điều trị mới

    Đến bây giờ, bà Nguyễn Thị Hoa cũng không nhớ nổi số lần mình đưa cháu từ vùng quê nghèo Nghĩa Đàn, Nghệ An lên Hà Nội chữa bệnh… Bà chỉ nhớ hơn 2 năm rồi, bà thay con gái chăm cháu. Bà thương đứa con gái bé bỏng của mình - chị Thái Thị Thanh Huyền, lấy chồng rồi mà phận bạc.

    Chị Huyền đang có thai đứa con thứ 2 ở tháng thứ 5 thì phát hiện chồng bị bệnh ung thư gan. Thuốc Đông, thuốc Tây ròng rã chữa bệnh cho chồng nhưng không được. Anh mang bệnh khoảng 3 tháng rồi lặng lẽ ra đi.

    Chồng mất được 1 tháng 10 ngày thì chị Huyền sinh con. Đứa con thứ 2 mới chỉ hơi cứng cáp thì đứa thứ nhất lại lăn ra ốm. Triệu chứng là má bị sưng, sốt cao, sút cân… đi bệnh viện thì bác sĩ bảo bị Bạch cầu cấp (dòng Lympho L2). Từ đó đến nay Dũng phải triền miên đi viện.

    Dũng ở viện với bà ngoại, còn mẹ Dũng phải ở nhà chăm em. Dũng ít tuổi nhưng nói năng như một ông cụ non. Dũng bảo: Con sẽ chữa bệnh khỏi để về chơi với em. Ngày mô ở viện con cũng nhớ mẹ, nhớ em.

    Gần 2 năm đi viện Dũng chỉ khóc duy nhất 1 lần. Các y tá thuộc mặt Dũng, ai cũng bảo Dũng lanh lợi và rất ngoan.

    Hôm nay, Dũng mới theo bà vào nhập viện, đợt điều trị bằng hóa chất lần này đang chờ Dũng ở phía trước.


    Bà ngoại bảo Dũng rất thích lớp học hy vọng ở trong Viện Huyết học Truyền máu Trung ương… Dũng thích học và ham sống. Số phận của Dũng cần lắm sự giúp đỡ

    Bà Hoa kể chuyện cuộc đời cứ trôi chầm chậm. Còn bé Dũng ở bên cạnh lanh lợi, nói cười. Bà bảo nhiều đêm chăm cháu ở bệnh viện, nghe ở bên cạnh giường bệnh thấy người ta ôm con, ôm cháu vỗ về bà cũng tủi thân. Bà thương thằng cháu mình, mất cha, không có mẹ bên cạnh mà lại bị bệnh hiểm nghèo.

    Dũng hay bảo bà: Bà đừng khóc. Con thấy bà khóc nhiều mà con cũng sắp khóc rồi. Nghe thấy Dũng nói vậy, bà Hoa lại kéo vội ống tay áo, lau đi nước mắt của mình.

    Nói với tôi bà Hoa chia sẻ: Gia đình tôi đã gắng gượng mấy năm rồi. Giờ cả tiền lẫn sức đều dần cạn kiệt. Nghĩ đến cháu thì thương nhưng vay mượn thì nợ chồng nợ chất…

    Dũng điều trị bệnh ung thư đã hơn 2 năm, bệnh đang tiến triển tốt và mang nhiều hi vọng. Gia đình em là gia đình hộ nghèo, em cần lắm sự giúp đỡ của bạn đọc VietNamNet.

    Tú Anh
    Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

    1. Gửi trực tiếp Bà Nguyễn Thị Hoa (phòng 605, Khoa Bệnh máu trẻ em, Viện huyết học truyền máu Trung Ương) điện thoại 01622415326.

    2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ cháu Nguyễn Tiến Dũng ở Nghệ An)
    Qua TK ngân hàng Vietcombank:
    Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
    Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
    - Chuyển khoản từ nước ngoài:
    - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
    - The currency of bank account: 0011002643148
    -Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
    -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
    -SWIFT code: BFTVVNVX

    - Qua TK ngân hàng Viettinbank:
    Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet
    Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
    Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
    - Chuyển tiền từ nước ngoài:
    Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
    - Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    - Swift code:ICBVVNVX122

    3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
    - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
    - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
    Email: banbandoc@vietnamnet.vn

  4. #4
    DongTam
    Guest

    Re: Sự thật đau lòng

    Vung tiền nơi cửa Phật - nhận thức nông cạn?

    Điều gì đã khiến một bộ phận không nhỏ người dân mù quáng tái diễn hành vi phản cảm nơi lễ hội, đền chùa? VietNamNet ghi lại những kiến giải của TS Nguyễn Ánh Hồng – Phó trưởng khoa Văn hóa Phát triển – HV Báo chí và Tuyên truyền.

    Trong quá khứ, người Việt không “sỗ sàng” như bây giờ

    Là một nhà nghiên cứu, đồng thời cũng là một người phụ nữ, TS Nguyễn Ánh Hồng chia sẻ, bà cũng thường xuyên đi chùa, nhất là vào các dịp lễ, Tết.
    “Việc đi chùa, đi lễ… là một thói quen tốt của người Việt từ xưa đến nay. Đầu năm lên chùa để xin lộc, xin sức khỏe, sự bình yên. Cuối năm đi chùa với mục đích trả ân trả nghĩa. Người Việt Nam là vậy, quan niệm có vay, có trả, có đầu có đuôi, đây là một triết lý sống đầy đặn, ngọn nguồn” – TS Hồng nói.

    Theo TS Hồng, như vậy, bản thân việc hướng đến và đi chùa chiền đã là một điều đáng quý, một hành xử đẹp và hiện nay, người Việt đã có những thay đổi văn minh hơn khi lên chùa.


    TS Nguyễn Ánh Hồng.

    “Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề nổi cộm, bức xúc mà lâu nay báo chí, truyền thông phản ánh như việc một số người xô bồ chen lấn, dán tiền lên tượng Phật, lừa đảo, buôn thần bán thánh công khai… Điều này những người có minh triết đạo Phật hẳn sẽ phải suy nghĩ” – TS Hồng khẳng định.

    Bà lý giải: “Nhiều người đi chùa nhưng không có đầy đủ nhận thức dẫn đến hành vi, ứng xử sai lầm. Họ nghĩ đơn giản “trần sao thì âm vậy”, “một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần”, cho bao nhiêu, nhận bấy nhiêu. Những người thích cỗ mặn sẽ mang cả xôi, gà, thịt… thậm chí cả thịt sống vào chùa. Tiếp nữa, họ mang tiền rải nơi cửa Phật, tìm mọi cách để đồng tiền của mình tiến càng sát tượng Phật càng tốt, sẵn sàng nhét vào tai, tay, mắt, miệng tượng Phật… vì tin rằng như thế đồng tiền mới đi tới được đức Phật.

    Họ không biết ý nghĩa của việc dâng tiền vào chùa chỉ là gửi chút tiền lẻ “mua giọt dầu nén hương” – tức là những đồng tiền thành tâm, dù rất nhỏ. Điều này, có lẽ cũng khởi phát tự thực tế cuộc sống khi xã hội coi trọng đồng tiền, coi trọng sự giàu sang khiến người ta cho rằng phải đặt nhiều tiền, càng nhiều, càng lộ liễu càng được phúc, lộc to…

    Trước đây, người Việt có dâng lễ lên cửa Phật, nhưng không sỗ sàng như bây giờ. Phần nhiều, họ dâng các thức giản dị do bàn tay mình làm ra như oản, xôi, hương, hoa… rất nền nã, thành tâm. Còn bây giờ cửa thiền ít nhiều bị uế tạp vì “của cho không bằng cách cho”, những cách thức cung tiến thô tục khiến mục đích hướng Phật mất đi giá trị. Những điều này cần phải bị loại bỏ để văn hóa đi chùa vào những ngày đầu xuân thực sự có ý nghĩa, làm đẹp thêm cuộc sống”.

    Thiếu đức tin, khác biệt về văn hóa vùng miền?

    Theo TS Hồng, ngoài những yếu tố như thiếu hiểu biết về nghi lễ và giáo lý của đạo Phật, không được giáo dục kỹ lưỡng trong gia đình và cộng đồng khiến văn hóa lễ hội của một số người Việt bị sụt giảm còn có các yếu tố về lịch sử văn hóa.


    Tiền lẻ tràn bệ thờ. Ảnh: DV

    “Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, bên cạnh đó còn có một hệ thống tín ngưỡng lâu đời, niềm tin tín ngưỡng của người Việt rất mạnh, chi phối mọi tôn giáo khi du nhập vào nước ta, khiến quan niệm và mục đích đi chùa của người Việt trở nên đa dạng. Người Việt hầu như không có sự phân định rạch ròi giữa các cơ sở thờ tự như đền – chùa – miếu – đình… nên tất cả những nơi thuộc về giới tâm linh người ta đều dễ quy về một mối. Việc lên chùa của người Việt cũng đa mục đích: Đi chùa vãn cảnh, đi để du lịch, giải tỏa những áp lực, cân bằng cuộc sống, đi để tìm kiếm đức tin... Khi đông người đến nơi cửa chùa với nhiều mục đích khác nhau thì họ cũng có nhiều nhu cầu từ giải trí, tiêu khiển đến ăn nghỉ, chơi bời… Các dịch vụ “ăn theo” đua nhau mọc ra để đáp ứng các nhu cầu này cũng là điều dễ hiểu. Đó chính là mặt trái của kinh tế thị trường mà chúng ta cần phải gạn đục khơi trong, để trả lại vẻ đẹp đích thực cho văn hóa đi chùa của người Việt” – TS Hồng nói.

    Đồng ý rằng hiện tượng phản cảm trong lễ hội, chùa chiền ở miền Bắc phổ biến hơn một số tỉnh thành miền trong, TS Hồng nhìn nhận: “Cảnh tượng chùa ở miền Bắc quả thực bị thế tục hóa nhiều, gần gũi và thân thiện với con người trong đời thường, trong khi yếu tố tâm linh ở các chùa chiền miền trong vẫn được gìn giữ nổi bật hơn. Điều này chi phối hành vi ứng xử của người đi chùa: Một khi người ta đi để vui chơi là chủ yếu, cái phần đời thường sẽ lấn lướt cái phần tôn kính, linh thiêng, khiến hành vi của con người ta buông thả hơn một chút, dễ vượt qua khuôn mẫu hơn. Kẻ có tiền đi chùa, đi lễ, dễ hành xử kiểu “vung tiền mua lấy niềm vui, lấy cảm giác, lấy niềm tin” của một bộ phận người Việt.

    Bản thân những kẻ lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi nơi cửa chùa, thương mại hóa các hoạt động ở chùa chiền cũng bớt đi nỗi sợ tâm linh.

    “Trong khi đó ở miền trong, đi chùa không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh và nhu cầu giải trí, mà người ta đến chùa bằng lòng thành kèm với đức tin. Chùa chiền thường gắn với lễ cầu siêu, gắn với linh hồn ông bà, cha mẹ trong gia đình, gắn với đạo Hiếu. Một số ngôi chùa ở miền Bắc, điều này khá mờ nhạt với một số người nên người ta cũng dễ thoải mái, tùy tiện hơn…” – TS Hồng phân tích.

    Minh Tâm (ghi)

  5. #5
    DongTam
    Guest

    Re: Sự thật đau lòng

    "ĐỐT TIỀN" VÀ "SĂN TIỀN" CỦA THIẾU GIA

    Đang ngồi trên xe để đến trường, thiếu gia lẳng lặng kéo hai tay áo của mình lên cho thoáng khí. Trên hai vai là hình xăm hai cái đầu lâu vừa xanh, vừa đỏ...

    Hẳn nhiên, thiếu gia là con của đại gia. Mà đại gia bao giờ cũng được xếp vào hạng... nhiều tiền ít con. Cũng cần khẳng định với bạn đọc rằng, tôi không hề kỳ thị những thiếu gia mặt búng ra sữa với ví tiền luôn dày cộm, bởi đơn giản người ta có quyền tiêu xài tiền của… phụ huynh mình một cách hợp pháp hoặc bất hợp pháp, miễn sao phụ huynh không có ý kiến gì là được.

    Cuộc mặc cả... hình xăm(!)

    Thiếu gia đầu tiên đang là học sinh lớp 10 của một trường quốc tế tại TP HCM. Đó là con trai duy nhất của một đại gia trong ngành thu mua nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là lúa gạo. Nhà thiếu gia có hai kho gạo to vật vã ở Tiền Giang, vài cái đại lý ở TP HCM.

    Ngay từ bé, thiếu gia đã được cung phụng. Tất tần tật mọi việc từ bé đến lớn đều có... mẹ thiếu gia lo. Những thứ mẹ thiếu gia không lo được thì người phục vụ sẽ lo. Năm thiếu gia học lớp 6, mẹ thiếu gia đã mua một lúc 2 căn biệt thự liền kề ở quận 8, cử hẳn 3 người giúp việc từ quê lên để phục vụ chuyện ăn học cho thiếu gia tại thành phố. Thời điểm này, thiếu gia không xài tiền mặt.


    (Thiếu gia cặp sách có những kiểu phục sức đố ai hiểu được.
    Ảnh minh họa, nguồn: dantri.com)

    Năm lớp 10, thiếu gia bị "đúp", tức là ở lại. Nhà trường kiên quyết mời thiếu gia ra... khỏi cổng. Mẹ thiếu gia từ quê lên, mang theo hàng đống tiền gõ cửa từ trường này sang trường khác, có trường nhận, trường không. Điều quan trọng nhất là mẹ thiếu gia ngại chuyện học ở trường có kỷ luật nghiêm khắc, thì sợ thiếu gia bị giám thị gõ đầu. Học trường siết chặt bài vở, thì sợ thiếu gia mệt.

    Vậy là, thiếu gia được học trường Tây. Bởi, học trường Tây vừa được cái tiếng sang vừa nhẹ nhàng về bài vở. Mà thật tình, có những trường Tây cứ nạp USD vào rồi học sinh muốn làm gì thì làm. Nhà trường còn mải mê chuyện chiêu sinh, nên đâu quan tâm đến chuyện khác.

    Thiếu gia vào trường Tây được dăm bữa nửa tháng thì cơn làm biếng lại đến. Vào lớp, thiếu gia toàn ngủ. Mà đã lớp 10, tức là thiếu gia đã được liệt vào lứa... bắt đầu thích xài tiền. Thiếu gia chơi quên đêm ở vũ trường, đi quên ngày ở trung tâm mua sắm.

    Thiếu gia tập tành tán gái, mà mấy em teen bây giờ, chuyện gì cũng không giỏi trừ chuyện... lang thang đi sắm hàng hiệu. Những chiếc túi xách có giá vài nghìn USD, chiếc quần jeans hiệu vài trăm USD, rồi áo thun và tất dài hình sọc dưa giá vài triệu... Tất cả đều được thiếu gia cung phụng cho bạn gái mình tận tình.

    Những khi thiếu gia điện thoại về, yêu cầu mẹ "chỉ đạo" người giúp việc ra trả tiền mua sắm ngày càng nhiều hơn, mẹ thiếu gia sốt ruột lắm, bà không tiếc tiền chỉ sợ con mình hư, giao hết công việc mua bán gạo ở quê cho chồng, bà gọi tài xế nhảy lên xe hơi chạy một mạch lên Sài Gòn để giữ con. Vừa đến nhà, thiếu gia đã mỉm cười đòi bà mua cho chiếc bông tai kim cương có giá 5 nghìn USD để đeo bên tai phải cho sành điệu. Món quà diện kiến của hai mẹ con thiếu gia chỉ đơn giản vậy(!).

    Mẹ thiếu gia kèm thiếu gia rất chặt. Bà theo tài xế đưa thiếu gia đến trường, ngồi cùng tài xế đưa thiếu gia về nhà. Thiếu gia bị giám sát như tội phạm, thiếu gia bực mình lắm nhưng chẳng biết làm sao. Một ngày, khi đang ngồi trên xe để đến trường, thiếu gia lẳng lặng như vô tình khi kéo hai tay áo của mình lên cho thoáng khí. Trên hai vai của thiếu gia là hình xăm hai cái đầu lâu vừa xanh vừa đỏ, phía trên đầu lâu còn tỏa khói vằn vện...

    Mẹ thiếu gia thấy hai hình xăm trên vai thiếu gia thì hoảng lắm, bà chì chiết, rồi bà năn nỉ, khóc lóc, rồi bà xuống nước... bà làm đủ mọi thứ chỉ với một mong muốn duy nhất, thiếu gia chịu đi thẩm mỹ viện xóa hai hình xăm. Bà nói, nhà mình nhà kinh doanh, con xăm hai cái đầu lâu như vậy muốn nhà mình mạt à. Nhà mình mà mạt, thì liệu con có được là quý tử nữa không(?!).

    Đáp lời mẹ, thiếu gia chỉ nhìn ngang rồi nói chậm rãi, xóa hình xăm bây giờ đắt tiền lắm, xóa hai hình trên vai thiếu gia giá cỡ 10.000 USD, chịu thì chi tiền, không chịu thì thôi. Như chết đuối vớ phải cọc, mẹ thiếu gia lập tức mở ví rút xoẹt 10.000 USD đưa cho thiếu gia đi... xóa hình xăm để làm người đàng hoàng.

    Cầm tiền của mẹ, có đi xóa hình xăm hay không thì không biết, chỉ biết thiếu gia từ đó không vén vai áo đột ngột nữa. Hơn 2 tháng sau, thiếu gia thỏ thẻ với mẹ rằng, thiếu gia muốn có xe hơi và tài xế riêng, vì đi ké xe hơi của mẹ hoài, bạn bè thấy nên chọc ghẹo làm thiếu gia quê, thiếu gia không tập trung học hành được.

    Mẹ phản ứng quyết liệt, thiếu gia cũng phản ứng không kém. Thiếu gia lật con bài tẩy của mình, phán với mẹ rằng, nếu bà không cho thiếu gia xe hơi và tài xế riêng, thiếu gia sẽ xăm hàng chục cái đầu lâu lên người, rồi thiếu gia sẽ cởi trần trùng trục đi lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm cho mẹ thiếu gia xấu hổ, cho nhà thiếu gia lụn bại...

    Cực chẳng đã, mẹ thiếu gia đành phải sắm cho thiếu gia cái Yaris trị giá hơn 600 triệu, thuê thêm một tài xế riêng trả lương gần 5 triệu/tháng để thiếu gia... không xăm và yên tâm học hành. Mà nghe đâu thì trường Tây đã tiễn thiếu gia về ngôi trường Tây khác, vì một thầy giáo người Thổ Nhĩ Kỳ không chịu đựng được chuyện thiếu gia suốt ngày ngủ gật trong lớp học.

    Sáng đi audi, chiều ngồi xe "xịn"

    Thiếu gia khác có tên là Toàn "hủ tiếu", thiếu gia là con của một đại gia buôn bán bất động sản, có tên cũng bắt đầu bằng chữ cái T. Tầm kinh doanh của đại gia T. đã vượt khỏi phạm vi mua bán vài căn biệt thự hoặc mảnh đất lẻ tẻ, đại gia đã kinh doanh đất theo dạng mua một lúc là mua gần hết... nửa con đường. Đại gia chỉ có một cậu con trai, nên đại gia cưng lắm. Toàn ngay từ bé đã muốn gì được nấy, có điều lạ là Toàn chỉ thích ăn hủ thiếu thịt băm, tuyệt đối không ăn cơm. Lâu dần người ta gọi thiếu gia là Toàn "hủ tiếu".

    Tốt nghiệp THCS, con thiếu gia được bố đại gia cho đi Mỹ học THPT. Thiếu gia đi Mỹ học, chuyện tiền không phải là vấn đề lớn, cái chính là hình như bên đó không có hủ tiếu thịt băm cho thiếu gia ăn. Nhà thiếu gia phải đặt hủ tiếu kèm theo gia vị sấy khô, đúng chuẩn mà thiếu gia thích ăn để thiếu gia mang đi ăn dần. Không biết chương trình học bên đó nặng nề hay khí hậu, thổ nhưỡng không hợp, nên mới sang hơn 3 tháng thì thiếu gia đòi về Việt Nam bằng được. Lệnh của thiếu gia không thua lệnh thái tử, thiếu gia muốn đi là đi, muốn về là về, nhẹ tênh.

    Trở về Việt Nam, thiếu gia cũng được học trường Tây. Ba tháng ở nước ngoài, khiến thiếu gia thành con người khác. Thiếu gia chê chiếc Camry mà đại gia cho người đưa đón mình mỗi ngày là đồ... xe lam hoặc xe ba bánh. Giờ không ai đi Camry nữa, người ta phải đi Audi, đi Mercedes thì mới ra dáng kinh doanh. Mà thiếu gia cũng thích ngồi trên những chiếc xe ấy đi học, còn giả như cứ đi Camry, thiếu gia nghỉ ở nhà ăn hủ tiếu coi phim bộ Hồng Công còn thích hơn. Chiều con, đại gia cũng sắm Audi màu trắng đưa con đi học.

    Ngày đầu ngồi trên Audi, thiếu gia cười nói huyên thuyên như chim sáo đến mùa tìm bạn. Ngày thứ hai cũng thế, ngày thứ ba cũng vậy... nhưng đến ngày thứ tư thì thiếu gia bắt đầu so sánh: “Thằng đầu đinh mặt tròn trong trường con sáng đi xe hơi này, chiều đi xe hơi kia, bước vô lớp cứ nghênh nghênh ngang ngang. Nhìn nó con thấy nhục không chịu được. Thôi con nghỉ học cho nó lành(!)”.

    Vậy là để thiếu gia không nhục, đại gia buộc lòng phải sắm thêm cái Mercedes màu đen. Từ đó, sáng tài xế chở thiếu gia đi học bằng Audi trắng, trưa tài xế đón thiếu gia về bằng Mercedes đen, tối thiếu gia đi học phụ đạo bằng cái Camry mà thiếu gia coi như... xe ba bánh.

    Thiếu gia đang tuổi lỡ cỡ giữa người lớn và trẻ con, nên thiếu gia cũng tập tành chuyện yêu đương. Thiếu gia yêu cô sinh viên năm nhất của Trường đại học Kinh tế. Chuyện chênh lệch tuổi tác được thiếu gia san lấp bằng những món quà sang trọng được "bắn" tới tấp đến cô sinh viên năm nhất này. Người ta nói cấm sai, cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng... nhiều tiền hơn. Cô sinh viên này đồng ý làm người yêu của thiếu gia.

    Yêu bạn gái hết mình là vậy, nhưng cuối cùng cô sinh viên cũng chia tay với thiếu gia để chạy theo một mối tình mới. Lý do chia tay hết sức lãng xẹt - "Thằng đó còn con nít thấy mồ". Thiếu gia thất tình, thiếu gia vừa buồn vừa giận, nhưng biết phải làm sao(!). Vậy là có những thứ, thiếu gia không thể mua được bằng tiền của... bố mình.

    Viết đến đây, tôi bỗng nhớ một thiếu gia khác con của một ông chủ trong ngành kinh doanh sách ở quận 10. Thiếu gia này mới học lớp 8, được cả gia đình cưng như trứng mỏng. Thiếu gia muốn gì được đấy, nhưng thiếu gia muốn nghỉ học ở nhà chơi lông bông thì gia đình không cho. Vậy là, cứ mỗi lần đến giờ đi học, cả nhà xúm vào năn nỉ thiếu gia thay đồng phục để tài xế đưa đến trường.

    Mỗi lần năn nỉ là mỗi lần thiếu gia bực bội, bực bội thiếu gia sẽ văng tục và luôn kèm theo lời cảnh báo: "Tui nói rồi à nha. Tui đi học hôm nay là bữa cuối à. Người ta đã không thích đi học mà sao cứ ép người ta hoài vậy. Ép hoài, người ta điên lên người ta đi... bụi rồi đừng có ở đó mà khóc"... Tiếng lầm bầm nghe đến nao lòng !

    Báo CAND Online

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình