Có một số biểu hiện có thể quan sát thấy :

Tính chất của tà thuật : thích quyền lực, kiêu ngạo, tham lam, dối trá là 4 đặc điểm lớn nhất. Dù cố che đậy tinh vi đến đâu, cuối cùng vẫn bộc lộ 4 tính chất đó. Ngoài ra còn một số đặc điểm: lươn lẹo, dọa nạt, xảo quyệt, thù hận, ghét người nói thật, sợ ánh sáng, thích bóng tối, thích khoe khoang quyền năng…Người có cá tính như vậy, rất dễ bị tà thuật xâm nhập, làm tay sai cho chúng.

Phẩm chất của Phật: Khiêm tốn, không tham lam, sáng suốt, trung thực, tế nhị dịu dàng, nhạy bén, yêu thương, không thù hận, có sức mạnh từ bi, không khoe khoang thần thông. Người có Phật tính, thì tà thuật không xâm nhập vì chẳng có lợi gì cho chúng.

Trên thực tế khó phân biệt trò lừa tinh vi của vong ma, vì chúng đọc được ý nghĩ, và thường núp danh Từ thiện, Tu luyện, Dưỡng sinh, Thần thông, Cứu thế, Cúng lễ, Thánh nhân, Cụ tổ, Bà cô tổ, Phật, Thánh, Thượng đế… Nghĩa là các ngả đường học hỏi tâm linh đều có thể bị ma cảnh thao túng. Song không phải ai chúng cũng sai khiến được. “Sơn ăn tùy mặt, ma bắt tùy người”, chỉ khi nào có đủ điều kiện vong ma mới nhập được. Có 7 trường hợp dễ bị vong nhập:

- Cuồng tín, mong đợi, mời gọi vong nhập ( áp vong, bùa ngải, hoặc cuồng tín một ông thày hướng dẫn…)

- Cúng lễ ( nếu cúng lễ bừa bãi khắp nơi )

- Thần kinh yếu, hay sợ hãi, cơ thể có khiếm khuyết. Người này nên tránh hẳn các việc tâm linh, và phải luyện tập tu rèn để giải ô trược, tăng ánh sáng, sẽ được bình thường.

- Nhà cửa phạm lỗi với vong, nhà có vong ám.

- Có lòng tham lam ( dễ bị ma rượu, ma túy, ma dâm, ma tiền bạc, ma quyền lực, ma ăn uống, ma ăn trộm, xâm nhập lôi kéo ).

- Có nghiệp oán đeo đẳng ( duyên tiền kiếp, món nợ oán thù truyền kiếp …)

- Có tài năng nhưng kiêu ngạo. Các bậc thày tài năng mà kiêu ngạo, sẽ bị biến tướng dần dần theo ma cảnh. Thày có đông học trò dễ trở thành mục tiêu thỏa mãn thèm khát quyền lực của ma quỷ. Thày không đủ tỉnh táo sẽ trở thành tay sai cho chúng. Một người thày như vậy có thể kéo theo nhiều ngàn người mê tín. Vì thế việc học hỏi tâm linh phải lựa chọn Thày rất kỹ, và luôn tỉnh thức. Bởi vì có một số thày, lúc đầu đúng đắn, sau này biến chất. Vậy nên học cái gì phù hợp với mình, không nên nghe tất cả các thày.

Cần hiểu rõ bản tính Kiêu ngạo đã có từ nguyên thuỷ. Và cũng vì lý do giai cấp về Đạo, cho rằng ta cao, mày thấp, ta thầy, mày trò, mà sanh ra cái tánh tự cao, tự đại. Sự kiêu ngạo sẽ cầm tù con người không còn biết học hỏi cái đẹp, trở thành bảo thủ, cực đoan, sai lầm, là nguyên nhân nhiều nỗi khổ.

Người thày tâm linh thực tâm làm giúp đỡ người, xã hội. Việc làm cao thượng nhưng không cần thấy, không cần phải những chuyện cho người ta khen ngợi, không phô trương, không lợi dụng mê tín để lôi kéo đông học trò. Họ xua tan bóng đêm mê tín dị đoan, khơi nguồn ánh sáng từ Cội nguồn yêu thương. Đó là sự khác biệt giữa hai thế giới Thiện và ác. Nếu phân biệt được mới có Tâm linh.

Danh giới mê tín dị đoan và Tâm linh rất mong manh, bí hiểm, người bình thường khó phân biệt. Để có tâm linh, người ta phải vượt qua quãng đời mê muội, phải tích cực học hỏi hướng về Cội nguồn, nơi bắt đầu của Trí tuệ sáng tạo và tình yêu chan hòa khắp vũ trụ. Người chưa rõ cội nguồn, là chưa có tâm linh. Học phải đi đôi với thực hành tu rèn. Tu rèn để có đạo đức và trực giác phát triển. Trực giác sẽ mở đường cho tâm linh phát triển. Vì vậy một người chỉ đọc sách mà không chịu khó rèn luyện tu tâm, tự cho mình giỏi, biết hết, thì không thoát khỏi mê tín dị đoan. Nếu một người hiền đức, có ánh sáng rạng rỡ, thì tà thuật không xâm nhập vì không còn chỗ ẩn náu. Phương pháp luyện tập Vô thức tại website: sucmanhvothuc.com là một trong những giải pháp hiệu quả, tự lực loại trừ các vong tà, chữa bệnh, tăng sức khỏe, tinh thần an lạc và điều quan trọng giúp người đó thoát khỏi mê tín dị đoan.

Với cái Năng lượng chiếu ra bởi thân thanh tịnh, con người sẽ giúp cho muôn loài của quả địa cầu, toàn thế giới cùng một nhịp, không còn nhiều mối đạo như ngày hôm nay nữa. Cái gọi là Đạo, là để cho con người bớt sự nóng giận giết lẫn nhau, mà không phương nào, dù là luật pháp thế gian cũng không trị được họ, cho nên cần phải có cái Đạo để giải cho họ bớt mê. Nhưng đến giai đoạn quá khó khăn không dựa được cái tha lực bên ngoài, con người bắt đầu tự tu, tự giải thoát lấy nghiệp lực của mình. Vì họ đã hiểu rằng Đạo không do bên ngoài, mà bên trong là cái không thấy được, mới là đạo mầu. Đạo mà không thấy đạo là phi thường đạo.

Tâm linh đem lại sự hiểu biết đúng đắn về thế giới vô hình, tránh được mê tín, giúp cho chúng ta sống an lành, hạnh phúc. Người có tâm linh được cả Trời và Đất che chở, Thiên và Nhân nể trọng, luôn được an toàn và đem công đức giúp đỡ mọi người. Thành tựu đó rộng lớn vững chắc hơn tiền bạc, đúng như đúc kết trong kinh Phật, ( Kinh Đại Phúc Đức ):

“Ai sống được như thế.

Đi đâu cũng an toàn.

Tới đâu cũng vững mạnh.

Phúc đức của tự thân.”

Đoàn Thanh Hương.
http://sucmanhvothuc.com/?p=1357