Chị Nguyễn Thị Thu Hà 35 tuổi, nhân viên kế toán, gần đây thường phải chống chọi với những cơn chóng mặt kèm buồn nôn dữ dội của rối loạn tiền đình. Chị càng lo lắng khi biết rối loạn tiền đình do thiếu máu não có nguy cơ đột quỵ cao.
“Giờ đây tôi mất ăn mất ngủ vì thường xuyên bị những cơn chóng mặt và buồn nôn hành hạ, gặp thời điểm chuyển mùa bệnh lại càng nặng hơn”, chị Hà cho biết.

Rối loạn tiền đình ngày càng phổ biến do môi trường sống ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt, thực phẩm nhiễm độc, tâm lý căng thẳng... Lứa tuổi trung niên, lão niên, phụ nữ tiền mãn kinh thường dễ mắc bệnh này. Ngày nay bệnh có xu hướng mở rộng đến độ tuổi đang làm việc. Người bị rối loạn tiền đình có nguy cơ đột quỵ cao, nhất là trường hợp đi kèm các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch…

GS.TS Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai nhận định: “Giới văn phòng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình rất cao do làm việc trong môi trường nhiều áp lực, ít vận động và thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, phòng lạnh kín nên cột sống vùng cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày sẽ làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến rối loạn điều hòa máu lên não…”.

Không dừng lại ở các cơn chóng mặt, buồn nôn như chị Hà, anh Trần Quang Thắng 40 tuổi, trưởng phòng kế hoạch của công ty truyền thông tại quận 1, TP HCM, còn gặp phải triệu chứng đáng sợ hơn. Nằm ngủ chỉ được một tư thế, sáng sớm anh thức giấc thì không thể ngồi dậy nổi, mở mắt ra lại thấy mọi thứ đều quay cuồng, đảo lộn. Ngoài ra, anh luôn cảm thấy đầu nặng trĩu như đeo đá, sợ tiếng động, ánh sáng. Có những hôm anh Thắng không thể làm việc vì ánh sáng hắt ra từ màn hình máy vi tính.


Bài tập điều trị rối loạn tiền đình Brandt-Daroff: Nằm thẳng ra với đầu ở tư thế nghiêng 45 độ, giữ trong 30 giấy rồi ngồi dậy, lặp lại 5 lần, đầu hướng lần lượt sang phía đối diện.
Nguyên nhân thường gặp nhất của rối loạn tiền đình là thiếu máu não và các nguyên nhân khác như nhiễm trùng, nhiễm độc, chấn thương sọ não… Thiếu máu não là do động mạch mang máu đến nuôi não bị thiểu năng bởi tình trạng xơ vữa, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ làm chèn ép mạch máu khiến não không được cung cấp đủ lượng máu.Theo PGS.TS Nguyễn Kim Việt, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, tiền đình là một bộ phận phức tạp, nằm ở phía sau ốc tai hai bên, có vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế và các phối hợp cử động mắt, đầu, thân mình. Rối loạn tiền đình gây ra trạng thái mất thăng bằng khi thay đổi tư thế làm cho người bệnh bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng loạng choạng dễ té ngã.

Gốc tự do được xác định là nguồn gốc của tình trạng thiếu máu não dẫn đến rối loạn tiền đình, PGS.TS Việt cho biết. Mạch máu não là hệ thống có cấu trúc đặc biệt phong phú để nhận tới 20-25% lượng máu cơ thể lên nuôi não. Nơi đây liên tục diễn ra quá trình chuyển hóa, trao đổi chất và vì thế, liên tục sản sinh ra các gốc tự do. Gốc tự do tấn công lên lớp nội mạc mạch máu, làm tổn thương thành mạch, “dọn ổ” cho các chất béo, cholesterol, phospholipid lắng đọng, tạo nên những mảng xơ vữa làm lòng mạch hẹp lại, lưu lượng máu đến não giảm gây ra tình trạng rối loạn tiền đình và tăng nguy cơ đột quỵ.

Một nghiên cứu gần đây về dịch tễ học ở Mỹ ước tính 35% người từ 40 tuổi trở lên đã trải qua một số cơn rối loạn tiền đình. Cũng tại Mỹ, Viện Quốc gia về chứng điếc và rối loạn giao tiếp khác (NIDCD) báo cáo 80% những người từ 65 tuổi trở lên thường bị chóng mặt, trong đó chóng mặt do rối loạn tiền đình chiếm khoảng 50%.

Rối loạn tiền đình không chỉ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, công việc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài. Bệnh có thể diễn tiến trong vài ba ngày rồi phục hồi nhưng cũng có thể kéo dài hơn. Tình trạng này thường lặp đi lặp lại khiến người bệnh bị chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu, nhìn đôi, chân tay run rẩy, trầm cảm, suy yếu mệt mỏi. Tồi tệ hơn, triệu chứng chóng mặt làm tăng nguy cơ té ngã, gây ra tai nạn khi lái xe…


OTIV chứa Anthocyanin, Pterostilbene… có tác dụng chống gốc tự do, giúp ngăn vừa và hạn chế rối loạn tiền đình, cải thiện tình trạng thiếu máu não và giảm nguy cơ đột quỵ.

Người bị rối loạn tiền đình cần đến các bác sĩ chuyên khoa để được nhận định đúng nguyên nhân và mức độ của bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Việc khống chế những cơn chóng mặt nặng là rất cần thiết và phải kịp thời. Nên để người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh, tư thế thích hợp, nếu bệnh nhân nôn thì cho uống bù nước và điện giải.

Về phòng ngừa rối loạn tiền đình, PGS.TS Nguyễn Kim Việt khuyên: “Những đối tượng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao như người lao động trí óc, người từ tuổi trung niên… nên có chế độ phòng ngừa rối loạn tiền đình bằng cách hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm, không nên ngồi phòng lạnh và trước máy vi tính quá lâu".

Ông khuyến cáo nhóm nguy cơ mắc bệnh nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, siêng tập thể dục, ăn uống hợp vệ sinh và đặc biệt cần bổ sung các chất chống gốc tự do cho cơ thể. Bởi lẽ, gốc tự do không chỉ là nguồn gốc của rối loạn tiền đình mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý não nguy hiểm như sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson, thiếu máu não, thậm chí làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Hiện nay, chất chống gốc tự do từ thiên nhiên như Anthocyanin, Pterostilbene… được xác định rất tốt cho não. Các nhà khoa học đã chứng minh Anthocyanin, Pterostilbene từ Blueberry Bắc Mỹ có khả năng tiêu diệt các gốc tự do gây hại trong mạch máu, ức chế quá trình viêm, tăng tổng hợp các men cần thiết. Qua đó, chúng làm giảm hiện tượng xơ vữa, giúp giãn mạch và cải thiện lưu lượng máu lên não, giúp giảm tình trạng rối loạn tiền đình.

Minh Anh