+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: Thế nào là thuật thôi miên?

  1. #1
    totha_huong
    Guest

    Question Thế nào là thuật thôi miên?

    1. Thuật thôi miên là gì ?

    Thuật thôi miên là một nghệ thuật có thể làm thay đổi hoặc kiểm soát trạng thái tinh thần của một người đến mức người đó phải làm theo các chỉ thị của người thôi miên.

    Người ta đã áp dụng thuật thôi miên từ thời cổ xưa để thể hiện quyền lực bí hiểm, phép thần thông. Một bác sĩ người Áo, Franz A.Mesmer, khởi xướng một cuộc nguyên cứu khoa học về thuật thôi miên. Suốt một thời gian dài người ta biết được thuật thôi miên dưới cái tên là "mesmerism" .

    Từ "hypnotism" ( thuật thôi miên) được Jame Braid, một bác sĩ người Scotland, sử dụng đầu tiên vào năm 1840. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. "Hypnos" có nghĩa là "trạng thái ngủ".

    Thật vậy, một người bị thôi miên giống như người bị mơ mơ màng màng. Đầu óc của người đó bị tác động đến nỗi có thể làm bất cứ điều gì theo chỉ thị của người thôi miên. Lực thôi miên được những người có ý chí mạnh mẽ sử dụng.

    Một người sắp sửa bị thôi miên được yêu cầu ngồi trong một phòng tối. Sau đó người thôi miên bảo người đó ngồi thư giãn thoải mái với một giọng nói khẽ lặp đi lặp lại. Kế đến người đó được yêu cầu tập trung chú ý và để mắt vào một vật gì đó, khi nhìn vào một vật một lúc lâu thì mắt bắt đầu mỏi dần ; lúc đó họ được yêu cầu nhắm mắt lại.

    Bây giờ người này đang trong trạng thái ngủ. Lúc ấy, nhà thôi miên mới bắt đầu đưa những chỉ thị cho ông ta. Ông ta hiện đang bị thôi miên và làm bất cứ điều gì mà nhà thôi miên yêu cầu.

    Thuật thôi miên có thể làm một người cảm thấy như thể mình bị mù, câm hoặc điếc. Nó có thể làm cho người ta run lẩy bẩy. Thuật thôi miên có thể được sử dụng để làm cho người ta bị hoảng sợ. Một người bị thôi miên có thể làm những điều mà người đó sẽ không bao giờ làm ở lúc tỉnh và khi người đó tỉnh lại thì không thể nhớ được những gì mình đã làm khi bị thôi miên.

    Thuật thôi miên là một trong những phương pháp giải phẫu không gây mê. Thuật thôi miên có thể áp dụng cho chính bản thân mình. Đó gọi là thuật tự thôi miên.

    Thuật thôi miên không phải là một trò chơi : Nó có thể rất nguy hiểm khi một người không được huấn luyện kỹ càng lại đem ra áp dụng.

    2. Giải mã bí ẩn thuật thôi miên


    Từng được sử dụng từ lâu trong y học cũng như giải trí, thuật thôi miên - một trong những bí ẩn lớn nhất của con người - đang dần được giải mã nhờ nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ.

    Từ thế kỷ 18, người ta đã phát hiện ra rằng trí não có thể bị ám thị điều khiển để sai khiến cơ thể. Nhưng sau hàng thế kỷ sử dụng thôi miên để gây tê và chữa bệnh cho bệnh nhân, người ta vẫn chưa thể trả lời liệu đó chỉ là sự tuân theo ám thị của nhà thôi miên, hay là một dạng tập trung cao độ khi môi trường xung quanh đã ra khỏi ý nghĩ của người được thôi miên? Những nghiên cứu gần đây đã giải mã được phần nào cơ chế tác động của thôi miên lên nhận thức của con người, dẫn tới việc người bị thôi miên hành động theo ám thị.

    Trong những thí nghiệm mới của mình, Michael Posner - Giáo sư thần kinh học tại Đại học Oregon (Mỹ) - và các đồng sự đã ghi lại những thay đổi trong quá trình xử lý thông tin của não người. Thường thì thông tin mà cơ thể nhận được sẽ được chuyển đến vùng cảm giác sơ cấp trong não, để từ đó lại được chuyển lên những vùng chức năng cao hơn, nơi diễn dịch thông tin.

    Kết quả nghiên cứu cho thấy, điều đáng ngạc nhiên là lượng thông tin chuyển xuống nhiều gấp 10 lần lượng thông tin chuyển lên, cũng có nghĩa là những gì con người nhìn, nghe thấy và tin vào là dựa trên quá trình xử lý thông tin từ trên xuống. Các dữ liệu ở mức xử lý sơ cấp có thể bị ghi đè lên phụ thuộc vào các kết quả diễn dịch thông tin của trung tâm xử lý thông tin cao nhất. Mô hình xử lý thông tin này cũng giải thích vì sao thôi miên, với bản chất là tạo ra một quá trình xử lý thông tin từ trên xuống, có thể gây ra ám thị mạnh mẽ.

    Theo kết quả nghiên cứu tiến hành trong hàng chục năm của tiến sĩ David Spiegel - nhà tâm lý học tại Đại học Stanford, 10-15% người lớn rất dễ bị thôi miên, so với tỉ lệ 80-85% ở những trẻ dưới 12 tuổi, lứa tuổi mà chu trình xử lý từ trên xuống chưa hoàn chỉnh; trong khi đó khoảng 20% người lớn rất khó bị thôi miên.

    Tiến sĩ Amir Raz - Giáo sư thần kinh học tại Đại học Columbia - lại nghiên cứu tác dụng của thôi miên bằng cách sử dụng bài test Stroop. Ông cho 16 người, trong đó một nửa là những người rất dễ, nửa kia là những người rất khó bị thôi miên, nhìn những chữ cái ghi tên các màu nhưng lại có màu trái ngược với nghĩa của chúng. Sau khi ám thị cho họ rằng đó là những từ tiếng nước ngoài mà họ không hiểu, ông yêu cầu họ ấn vào nút chỉ màu thật của chữ cái. Ở những người dễ bị thôi miên, hiệu ứng Stroop (người biết chữ có phản xạ phải đọc trước khi ấn nút nên mất thời gian giải quyết sự xung đột thông tin) không còn, họ có thể chỉ ra màu ngay lập tức. Còn với những người khó bị thôi miên, hiệu ứng Stroop thắng thế, khiến họ chậm hơn.

    Kết quả scan não của hai nhóm được so sánh với nhau đã cho thấy sự khác biệt. Trong nhóm dễ bị thôi miên, vùng thị giác trong não thường mã hóa các chữ cái hiển thị và vùng não chuyên dò tìm những xung đột thông tin đã không hoạt động. Quá trình xử lý thông tin từ trên xuống đã áp đảo việc xử lý của não (đọc và xử lý thông tin trái ngược nhau) theo đúng trình tự từ dưới lên, nhưng chính xác điều đó xảy ra như thế nào vẫn còn là điều bí ẩn.

    Một số nghiên cứu gần đây từ các hình ảnh của não cũng chỉ ra cơ chế tương tự. Theo tiến sĩ Stephen Kosslyn - nhà thần kinh học tại Đại học Harvard, con người nghĩ rằng các hình ảnh, âm thanh từ thế giới bên ngoài tạo ra sự thật, nhưng não lại xây dựng ngân hàng dữ liệu của nó dựa trên kinh nghiệm từ quá khứ. Sự thú vị của thôi miên là ở chỗ nó tạo ra thông tin sai lệch. "Chúng ta tưởng tượng ra điều gì đó khác biệt, và nó trở thành 'sự thật'" - Spiegel nói.

  2. #2
    totha_huong
    Guest
    Có nên dùng thuật thôi miên thay thế cho việc gây mê trước phẫu thuật?

    Thomas, 53 tuổi, được đẩy vào phòng mổ ở bệnh viện Middle-Sex Hospital ở London để chuẩn bị được mổ xương chậu. Thông thường bệnh nhân sẽ được cho uống thuốc an thần và các kỹ thuật khác. Nhưng bà Thomas lại theo những chỉ dẫn của nhân viên thôi miên (hypnotherapist).

    Bà đếm lớn lên: “100, ngủ sâu, 99, ngủ sâu hơn, 98…”. Thomas kể lại: “Khi tôi bắt đầu tới số 95, chữ và số dần dần mờ nhạt. Thật là lạ, tôi bắt đầu mê..”

    Vài phút sau, hoàn toàn hôn mê do bị thôi miên, Thomas được đưa vào phòng mổ. Sau 30 phút, bà không hề thấy đau dù không có một loại thuốc an thần nào được đưa vào người. Người gây mê do thuật thôi miên đứng cạnh bà suốt thời gian mổ, theo dõi trạng thái bị mê của bà.

    Thomas không phải là bệnh nhân đặc biệt nào vì từ thập niên 1990, hàng ngàn bệnh nhân đã chọn được thôi miên trước khi phẫu thuật, chứ không phải được gây mê bằng thuốc mê… Tại Bệnh viện Hospital of Liège ở Bỉ, một nhóm bác sĩ do giáo sư Marie-Elisabeth Faymonville hướng dẫn đã tiến hành hơn 5,100 vụ phẫu thuật cho bệnh nhân do thôi miên (hypnosedation). Giáo sư Faymonville kể lại: “Các bệnh nhân sau đó cho biết họ trải qua một kinh nghiệm khó quên, bây giờ thì chúng tôi có bệnh nhân đến từ khắùp thế giới.”

    Thôi miên (hypnosis) lần đầu được sử dụng như loại thuốc mê trong phẫu thuật ở Aán Độ năm 1845, nhưng chỉ năm sau, kỹ thuật này bị gạt qua một bên khi ether, một loại thuốc gây mê mạnh, được đưa vào sử dụng. Đến năm 1958 thì Hiệp Hội American Medical Association huỷ bỏ kỹ thuật thôi miên. Từ đó các bác sĩ chỉ dùng thôi miên để trị các chứng như nhức đầu, trầm uất, lo lắng và đau đớn kinh niên do ung thư gây ra mà thôi.

    Nhưng từ Châu Âu mổ xẻ dùng thôi miên lại nở rộ trở lại. Lý do chính là do bác sĩ nhận thấy các khảo cứu cho thấy bệnh nhân được thôi miên ít có hiệu quả phụ hơn bệnh nhân dùng thuốc mê. Giáo sư Faymonville cho hay: “Vì các bệnh nhân thôi miên uống thuốc chưa tới 1% số thuốc bệnh nhân được gây mê dùng, nên các hiệu quả phụ như buồn nôn, mệt mỏi, không tập trung và nhận biết rõ ràng kể như không có đối với họ.”

    Trong một kết quả mà giáo sư Faymonville công bố năm 1999 cho các bệnh nhân tuyến giáp, người ta thấy các bệnh nhân được thôi miên trước phẫu thuật trở lại làm việc sau 15 ngày, so với 28 ngày mà bệnh nhân được gây mê phải nghỉ ngơi.

    Bác sĩ Sebastian Schulz-Stubner của Trường Đại học Iowa cho biết ông đã dùng kỹ thuật điện cực để đo mức độ cảm thấy đau của 12 bệnh nhân tình nguyện được thôi miên. Sau giải phẫu tất cả 12 người cho biết sự đau đớn của họ giảm rất nhiều, có người nói chẳng thấy đau gì hết. Schulz-Stubner cho biết vùng võ não chuyên ghi nhận cảm giác của họ đã không hoạt động khi bị thôi miên.

    Thí nghiệm này khiến nhiều bác sĩ giải phẫu Hoa Kỳ chú ý vì họ thấy có một số bệnh nhân bị dị ứng với thuốc làm mê bình thường. Đã có một số phẫu thuật, kể cả cho bệnh nhân Parkinson và cả trẻ em, cho ra kết quả mỹ mãn với tác dụng giảm đau kéo dài suốt thời gian phẫu thuật.

    Nhưng không phải ai cũng có thể được thôi miên. Chỉ có 15% bệnh nhân là có kết quả tốt đẹp hoàn toàn, khoảng 60% có kết quả đến mức nào đó. Phần còn lại vẫn…trơ trơ (unresponsive).

    Ngoài ra có một số bệnh nhân nhất định phải “đánh thuốc mê hoàn toàn, họ muốn mê hoàn toàn cho tới khi tỉnh dậy sau khi mổ xong”, theo lời bác sĩ Schulz-Stubner, không có chuyện thôi miên gì hết ở đây!

    (HVKTTT)

  3. #3
    ngocha
    Guest
    Quote: "Thật vậy, một người bị thôi miên giống như người bị mơ mơ màng màng. Đầu óc của người đó bị tác động đến nỗi có thể làm bất cứ điều gì theo chỉ thị của người thôi miên. Lực thôi miên được những người có ý chí mạnh mẽ sử dụng."



    Sao mình đọc bài báo này lại khác quan điểm trên thế nhỉ

    http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/n...ng/6367229.epi

    Thôi miên, từ sương mù đến ánh sáng Dương Đình Tường (01/06/2011 10:38)


    Một đám đông xúm đông xúm đỏ bên chiếc tivi đen trắng, lao xao xem chừng căng thẳng. Màn hình bỗng xuất hiện một ông Tây béo tốt, tóc râu ngô, da đồi mồi. Có ai đó khẽ bảo: “Nhìn vào mắt ông ấy rồi ước đi”. Đám đông lặng phắt, mắt dán trân trân, mồm lẩm bẩm. Tự dưng, miệng tôi cũng khẽ thầm ước…
    Thôi miên có phải là huyền bí?


    Bàn tay sau khi thôi miên, chụp qua máy đo thấy khi huyết lưu thông đều hơn hẳn

    Đó là những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hồi tôi còn nhỏ. Xóm tôi hôm đó nhộn nhịp như có chuyện đại sự. Nhà nhà ăn cơm sớm, thay xống áo lành lặn, đem theo những cái ghế con con, í ới rủ nhau. Buổi thôi miên trị bệnh qua sóng vô tuyến truyền hình do một chuyên gia Liên Xô đang nổi tiếng như cồn trong hệ thống các nước XHCN thực hiện quả thực có sức cuốn hút khó cưỡng nổi với đông đảo người dân trước đó chẳng có chút hình dung “mồm ngang, mũi dọc” thôi miên là gì.
    Về sau, chẳng hiểu do bệnh tự thuyên giảm hay nhờ tài thôi miên của chuyên gia nọ mà bệnh vặt của tôi tự dưng khỏi. Với trí óc non nớt của tôi, thôi miên như một phép mầu. Sau này, khi thỉnh thoảng đọc báo lại thấy đăng một vài vụ cướp, lừa tiền mà nạn nhân bị tên cướp khoa tay “úm ba la” hay nhìn vào mắt “thôi miên” chỉ còn nước đứng trân trân nom của cải đội nón ra đi mà toàn thân cấm nhúc nhích. Hệt cảnh rắn thôi miên chuột trước khi xơi tái!

    Bận tôi sang Malayxia du lịch, anh hướng dẫn viên bản địa cũng cảnh báo chúng tôi rằng đừng đi đâu đơn lẻ mà phải đi theo nhóm để đề phòng trường hợp bị “thổ dân” thôi miên mất hết cả của cải, hộ chiếu thì nguy. Câu chuyện thôi miên từ đó trong tôi cứ như màn sương mù vần vũ, không biết đâu là hư là thực.

    Một dịp tình cờ cách đây cả năm tôi biết đến thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân qua website của anh: www.thoimien.vn. Anh bảo vệ bằng thạc sỹ thôi miên y khoa tại Basel, Thuỵ Sỹ năm 2010, đang từ Đức về nước để xúc tiến thành lập Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học thôi miên rồi tiến tới nâng cấp thành Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Sức khỏe Thể - Tâm – Trí. Bao thủ tục, bao lịch chữa cho bệnh nhân, hò hẹn mãi qua điện thoại cuối cùng tôi cũng được gặp. Cuộc gặp diễn ra trong một khách sạn ở phố Thanh Nhàn (Hà Nội).
    Quần bò, giầy thể thao, áo sơ mi body, vẻ trẻ trung, năng động đã xua tan hình dung về ông thầy đạo mạo, tiên cốt đầy bí hiểm. Anh từ tốn giải thích nguồn gốc của cái nghề tương đối đặc biệt của mình. Thôi miên bắt nguồn từ khái niệm "Hypnos", dịch nghĩa tiếng Hy Lạp sang tiếng Việt là "ngủ". Tuy nhiên, trạng thái thôi miên không thật sự liên quan đến giấc ngủ. Thật ra thì thôi miên có thể giống như một trạng thái nằm ở giữa giấc ngủ và thức nhiều hơn.

    Khi cơ thể ở trạng thái thôi miên thì tinh thần được giải toả, cơ thể thư giãn, cảm giác thanh thản, không còn sợ hãi hay lo âu và thay đổi theo sự dẫn dụ tích cực của nhà trị liệu. Trí tưởng tượng, tính sáng tạo được cải thiện, cùng lúc đó sự tự nhận thức sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đồng thời, căn cứ vào mục đích trị liệu mà những hình ảnh và những trải nghiệm trong quá khứ hay những hình ảnh và cảm xúc về nguyện vọng, mơ ước, dự định của tương lai thường xuyên được gợi lên để kích thích sự ổn định, thay đổi của hócmon, thần kinh, trí tuệ...
    Các lĩnh vực thôi miên có thể can thiệp được rất đa dạng: chữa, giảm, cắt các cơn đau và đau mãn tính, rối loạn sợ hãi, lo âu, trầm cảm, loại bỏ những thói quen xấu, đau mãn tính, ám ảnh cưỡng chế, cai thuốc… đến làm đẹp tóc da, cải thiện đời sống tình dục.
    Anh Quân không thể thiếu hai chiếc laptop, một lớn, một nhỏ để cập nhật, kiểm tra đơn xin chữa bệnh gửi qua mạng của nhiều người trong và ngoài nước. Tôi xem đơn của K. là một học sinh lớp 11 ở Nghệ An. Em luôn có cảm giác sợ bẩn. Đi khám bác sĩ kết luận mắc bệnh rối loạn ám ảnh lo âu, chữa tại nhiều bệnh viện lớn thậm chí cả… giải vong nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Gần đây, em còn sợ thêm bẩn từ một bạn trong lớp.


    Anh Quân đang thôi miên

    + Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân là Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học thôi miên AHR thành lập tại Việt Nam năm 2010, là thành viên của tổ chức thôi miên quốc tế NGH. Anh cũng là người sáng lập Trường đào tạo thôi miên y khoa tiếng Việt đầu tiên của người Việt Nam trên toàn thế giới, được cấp giấy phép đào tạo tại Berlin, Đức, kể từ năm 2009.

    + “Khi bị thôi miên, người ta không làm chủ về thể xác nhưng tinh thần minh mẫn, vẫn có cảm nhận rõ rệt về địa điểm, không gian và thời gian, cũng như những sự việc đang xảy ra bên cạnh. Làm gì họ đồng ý mới làm được chứ không phải sai khiến làm chuyện bậy bạ như thôi miên phụ nữ để họ ngủ với mình”, thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân.

    Anh Quân bảo: “Đây là loại ám ảnh cưỡng chế. Có người sợ bẩn phải dùng giấy bạc bịt kín hết các khe hở trong nhà mà vẫn sợ. Họ mua cả những quần áo như đồ chuyên dụng phòng chống độc của các chuyên gia, trông kín mít như nhà du hành vũ trụ mà vẫn sợ. Thế mà họ vẫn sợ vì họ sợ chính bộ quần áo ấy có độc. Bệnh này trên thực tế nhiều lắm nhưng phần lớn họ giấu, bởi họ sợ mọi người nghĩ là họ bị bệnh tâm thần hoặc bị điên. Ngay cả những căn bệnh như liệt dương, đái dầm cũng vậy, những căn bệnh này thông thường họ cũng giấu, họ âm thầm chịu đựng sự buồn chán, ức chế một mình. Cũng từ đó bắt đầu sinh ra nhiều chứng bệnh khác”.

    Mới đây anh Quân chữa cho anh T. ở Nam Trực (Nam Định) có bệnh sợ chó. Sợ chó không phải sợ chó cắn mà sợ bệnh dại của chó, tới gần chó người đó đã sợ virus dại bay sang lây nhiễm cho mình. Anh T. đã chữa bao nơi, sử dụng liệu pháp hành vi hàng bao nhiêu năm, mất mớ tiền rồi mà không khỏi. Vậy mà qua thôi miên, anh Quân giúp anh T. cắt biểu hiện sợ chó trong vòng 45 phút.
    Kết thúc buổi trị liệu thí điểm, để kiểm tra hiệu quả trị liệu, anh T. đi lại gần con chó của nhà anh Hà (anh của anh Quân), mà vẫn cảm thấy thản nhiên như không, cảm giác sợ virus dại của chó đã biến mất. Theo lời thôi miên gia, dẫu cảm giác sợ virus dại không còn, nhưng không đồng nghĩa với việc đã trị dứt căn bệnh vì đây chỉ là dập biểu hiện sợ chó chứ chưa giải quyết nguyên nhân gốc gây ra bệnh sợ. Để làm được việc này phải trải qua nhiều ca trị liệu khác nhau nếu không hết sợ chó người bệnh sẽ sợ những con vật hoặc những vấn đề khác như sợ mèo, sợ rắn… thậm chí sợ chính họ.

    Năm 2003, nhà văn kiêm nhà sử học David Lewis đã làm rúng động dư luận bởi cuốn sách “Người sáng tạo Hitler”, công bố nhà độc tài này từng bị thôi miên để chữa bệnh tâm thần. Thực hiện ca thôi miên ấy là Edmund Foster, nhà tâm lý học hàng đầu của Đức. Ông đã có những ám thị với Adolf Hitler vào tháng 11/1918 ở một quân y viện. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rối loạn tâm lý, đinh ninh cho rằng mình bị mù sau một cuộc tấn công bằng khí gas dù khám thấy thị lực hết sức bình thường.

    Foster sau khi đưa Hitler vào trạng thái thôi miên, ông ám thị rằng tuy bị mù nhưng Chúa đã biến ông ta thành một người đặc biệt đến nỗi có thể sáng mắt trở lại bằng sức mạnh ý chí của bản thân. Bị ám thị, Hitler khỏi bệnh nhưng từ bấy có những nhầm tưởng về những khả năng trời cho của mình, gây thảm họa cho cả nhân loại. Năm 1933 Foster đã bị chính mật vụ của Hitler ám sát bởi dám tiết lộ tiền sử tâm thần của ông ta cho báo chí nước ngoài.

  4. #4
    ngocha
    Guest
    Trăm nghe không bằng một thấy,
    http://www.baomoi.com/Tu-nguoi-hoc-d...39/6381724.epi

    http://www.baomoi.com/Chuyen-ong-tie...82/6374505.epi

    đọc mấy kỳ báo về thôi miên gia Nguyễn Mạnh Quân, mình vừa tò mò, vừa có phần ngưỡng mộ quá, nào là chuyện chữa bệnh, nào là các nguyên tắc khoa học về thần kinh và bộ não, những điều này thiết thực với bản thân mỗi người đấy chứ .

    Mình đã vào web của bác ý, và tìm cách liên lạc mà chưa được, các bác nào có mối quan hệ quen biết để mình tiếp cận dễ dàng hơn không nhỉ??

+ Trả lời Chủ đề

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình