Tu theo Phật, học cách thành Phật theo đúng chánh pháp nguyên thuỷ, đồng nghĩa là phải luôn chuyên cần vận dụng Trí tuệ để thấu quán đúng Sự thật thì mới thật sự giải mê khai ngộ, bằng ngược lại lười tư duy + rập khuôn tuân thủ + sáo ngữ tà biện, đó thảy đều là ma đạo/Phật giáo biến tướng… Nội dung này được trích lược từ bài giảng của Thầy Đỗ Thanh Hải trong khóa học TOTHA 15/05/2017 về đề tài “Sự thật về Đức Phật” (The True Gautama Buddha) đã được công bố trong tập sách “Phạm Võng Kinh Tinh Giải” NXBTH Đà Nẵng 2017. Với cách lý giải khoa học của Thầy (công phu chánh định -> tuệ tri chánh lý) trong những buổi học, đồng thời cách trình bày tập sách phù hợp với mọi đối tượng nhận thức đã giúp các học viên TOTHA ngộ ra rất nhiều điều ẩn mật suốt tận ngàn xưa, lần tìm nhặt lại từng chiếc lá bồ-đề trong nắm tay của Đức Thế Tôn ngày ấy… Thật là quý giá lắm thay, thật hạnh phúc lắm thay, từ nay chúng ta sẽ đồng cùng nhau soi lại con đường tu học giác ngộ sao cho đúng đắn và cùng thắp lên ánh sáng trí tuệ xuyên suốt trên quảng hành trình tâm thức tiến hóa theo đúng với chánh lý giác ngộ nguyên thủy ngày ấy mà Đức Bổn sư Cồ-đàm Mâu-ni đã từng truyền giảng... Đó mới thật sự gọi là đệ tử Phật

Nhặt lá rừng mê…


Điểm lại dòng lịch sử phật giáo xét từ thời điểm thế kỷ thứ VI trước công nguyên, kể từ lúc giáo pháp giác ngộ (phật học) do Đạo sư Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm/Đức Phật Cồ-đàm Mâu-ni truyền giảng, tính đến thời điểm hiện nay (2017) đã hơn 2600 năm trôi qua… Và kinh sách cũng đã từng trải qua nhiều giai đoạn sửa đổi, pha tạp trong giới phật giáo… Do vậy mà kinh sách phật học chính tông (nguyên thủy) theo dòng chảy thời gian bị biến dị đi rất nhiều, thậm chí sai cơ bản, đảo ngược cả chân lý!... Nguyên nhân chính là do lai tạp tiên giáo/thần giáo/huyễn giáo/ma giáo hoặc do hiểu sai/hành sai/vi phạm giới luật cơ bản trong giáo thuyết giác ngộ mà Đức Phật đã từng chỉ dẫn. Học Phật là học cách tư duy và nhận thức đúng đắn (chánh tri kiến và tư duy), tinh cần lọc lựa (trạch chi) loại ra những chi tiết linh tinh (pháp tướng) sai trái/xấu ác (tà pháp), để dần nhận ra tính cốt lõi bao hàm của sự vật/hiện tượng (pháp tánh).