+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Lý nhân quả

  1. #1
    Junior Member
    Ngày tham gia
    May 2019
    Bài viết
    2

    Lý nhân quả

    Nhân (Tác động)---------> Sự vật hiện tượng (cần có Duyên (Điều kiện/Xúc tác))----------->Quả (Kết quả)


    LÝ NHÂN QUẢ là qui luật tất yếu của tự nhiên chi phối mọi sự vận động và tồn tại của sự vật hiện tượng từ vĩ mô đến vi mô, từ hữu hình đến vô hình.
    Ví dụ : xét về con người chúng ta, nhìn dước góc độ vi mô thì sắc thân là hiện tượng trôi chảy của chuỗi Sinh-Trụ-Dị-Diệt liền liền trong tít tắt - là sự sanh ra rồi biến đổi dần đến hoại diệt của những tế bào. Nếu nhìn dưới góc độ vĩ mô thì sắc thân này là quá trình biến đổi của chuỗi Sinh-Trụ-Dị-Diệt chuyển tiếp thành Sinh-Lão-Bệnh-Tử ,đúng là qui luật tất yếu không ai có thể thoát khỏi sự chi phối này được.

    “Sắc thân là nhân quả
    Buông thả sáu căn thành
    Ngũ dục cấu sát tranh
    Bát khổ nạn hoành hành
    Bát tà khiến diệt sanh
    Bát chánh tạo tịnh thanh
    Ức hóa sắc tinh anh
    Viên hòa Như Lai tánh”

    (TOTHA)


    Hay xét về suy nghĩ của chúng ta , luôn luôn thay đổi trong tít tắt ,tưởng này sinh ra thức nọ rồi lại diệt ,rồi tiếp tục sinh ra tưởng khác ,thức khác rồi lại diệt theo qui luật tất yếu của nó .
    - Xét theo quan điểm khoa học đó chính là tính tương đối của sự vât hiện tương và định luật bảo toàn năng lượng.
    Ví dụ: con người chúng ta tàn phá rừng , phá hoại môi trường sẽ phải gánh chịu hậu quả là sóng thần, động đất, lốc xoáy …Đây chính sự công bằng của vũ trụ nhằm thiết lập lại cân bằng cho vạn vật.
    - Quan điểm Phật học đó chính là sự cải hóa chúng sanh, giúp trải nghiệm Dukkha để giác ngộ quay về.
    Nếu con người nhận thức rõ ràng qui luật tất yếu này thì thế giới sẽ luôn là màu xanh, hòa bình và hạnh phúc. Vây chúng ta hãy cùng nhau nhắc lại điều mà Đức Phật đã dạy cách đây hơn 2500 năm và hãy cùng nhau chiêm nghiệm.
    Một ví dụ đối chiếu dễ hiểu : Nhân là hạt , tức là hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay sức mạnh sinh ra một vật vô hình. Qủa là trái chính , tức là kết quả hữu hình hay vô hình của hạt giống đã gieo trồng .
    Lý nhân quả là lẻ thật mà ai ai cũng biết , khi gieo trồng một hạt nhân thì luôn thu được trái quả. Điều này ai cũng nhìn thấy và áp dụng nó trong đời sống và công việc hàng ngày .

    Nếu đi sâu vào quy luật chuyển hóa của tự nhiên thì trong con người chúng ta cấu tạo bởi những tế bào nhỏ nhất là những nguyên tử, phân tử . Những nguyên tử, phân tử nhỏ này không cố định mà chuyển hóa liên tục. Vì vậy, những nguyên tử lớn hơn cũng phải chuyển hóa liên tục, cho nên chúng ta cũng phải chuyển hóa tạo ra những kết quả từ đối tượng ban đầu đang xét tạo ra nhân quả và tạo thành nguyên lý của nhân quả .
    Lý nhân quả gồm 7 tính chất sau đây :
    1. Tương ứng : nhân nào quả đó
    2. Kết hợp : kết hợp điều kiện bên ngoài (duyên)
    3. Tàng ẩn : trong quả có nhân tàng ẩn ,trong nhân cũng có quả tàng ẩn
    4. Hữu/vô : nhân hữu hình tạo ra quả vô hình , nhân vô hình tạo ra quả hữu hình
    5. Bất định : nhân quả không phụ thuộc vào thời gian
    6. Chuyển hóa : nhân thiện chuyển quả lành , nhân ác tạo quả ác hay nhân xấu tạo quả tốt hay nhân tốt tạo quả xấu
    7. Chuyển luân : do có sự chyển hóa của nhân duyên (tốt –xấu ,thiện –ác ) nên có luân hồi

    Sau đây chúng ta cùng nhau phân tích từng tính chất :
    1- Tương ứng: nhân nào thì sinh quả đó
    Ví dụ:
    - Gieo hạt xoài --> gặt hái được quả xoài (không thể sinh ra quả mít được),
    - Con cọp --> sinh ra cọp,
    - Gieo điều tốt --> sẽ gặt điều tốt,
    - Gieo hành động xấu --> gặp điều xấu (vì chúng ta sẽ chứng kiến lại hành động xấu đó và thọ vào tưởng thức chờ cơ hội sinh ra quả),
    - Lười học pháp --> Thiếu hiểu biết
    - Hành pháp --> Hết khổ
    - Siêng năng học tập sẽ giỏi giang và thi đậu
    -->Nhân- Quả đều cùng một giống cùng một loại

    2 - Kết hợp: Nhân không thể tự nó sinh ra Quả nếu không có sự trợ sức, giúp đỡ của những nhân khác gọi là Duyên . Hay Duyên chính là điều kiện xúc tác để hình thành Nhân/Quả đối với đối tượng đang xét và đồng thời Duyên cũng là thuộc tính của đối tượng khác

    Nhân (Tác động)---------> Sự vật hiện tượng (cần có Duyên (Điều kiện/Xúc tác))----------->Quả (Kết quả)

    Ánh sáng mặt trời (Nhân) --duyên là nhiệt độ-->Hơi nóng , Hạt giống -- duyên là Ánh sáng, đất, nước,phân bón -->Cây, lá, cành, hoa, trái

    TỨ DIỆU ĐẾ : gồm Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế

    Tập đế (nhân) -- duyên là Ngũ uẩn --> Khổ đế (quả) --duyên là Đạo đế --> Diệt đế

    Vạn vật mang 2 thuộc tình đối lập nhau cơ bản : Thiện/Ác ,Chánh/Tà ,Tốt /xấu…do đó Nhân, Duyên, Quả cũng vậy .
    Ví dụ :

    Siêng năng tu tập --duyên là Sự vật hiện tượng xung quanh và Chánh pháp,đoàn thể --> thành tựu. Lưu ý: hành theo chánh pháp thì quả là tiến hóa. Hành theo tà pháp quả là suy hóa.

    Hạt giống --duyên là Đất,nước,ánh sáng,phân bón tốt--> Cây ,lá ,cành,hoa,trái xum xuê.

    Hạt giống --duyên là Đất,nước,ánh sáng,phân bón xấu--> Cây ,lá ,cành,hoa,trái tàn úa.

    Làm điều thiện --duyên là Môi trường,muôn thú ,cảnh quan --> Thân tâm an lạc ,được đền đáp

    Làm điều ác -- duyên là Môi trường,muôn thú ,cảnh quan --> Thân tâm tán loạn, bị trả thù.


    Duyên là yếu tố rất quan trọng can thiệp vào sự phát triển hay ức chế ,tiến hóa hay suy hóa của chư pháp . Do đó con người chúng ta dựa vào tính chất này mà tạo nhiều duyên lành để giúp ta tiến hóa ngày càng cao hơn.

    3-Tàng ẩn :
    Trong nhân có quả sạch chỉ chờ cơ hội là quả phát sanh ,trong quả cũng có nhân nằm sẵn, chỉ chờ dịp tốt là nhân này mọc lên và sanh quả. Quả và Nhân bao giờ cũng cùng một giống, cùng một loại . Vòng nhân quả, quả nhân cứ liên tiếp quay tròn như thế mãi. Nếu chúng ta diệt hết quả và phá trừ được nhân thì cắt đứt vòng tròn ấy thì chúng ta giải thoát được khỏi vòng luân hồi nhân quả .
    Ví dụ:
    - Sự vật: Một Hạt mít (được tạo ra do nhân ban đầu là quả mít trước đó) --> khi gieo trồng sẽ cho ra cây rồi tạo qủa mít mới (quả mít này cũng là nguyên nhân để cho ra cây và tạo quả mít kế tiếp).
    - Con người:
    + Do Bất bình (Nhân) -->Đánh người (Qủa) (do có tích lũy nhân tàng ẩn trước đó là đã ghét nhau nên khi có điều kiện thuận lợi gặp người là đánh liền) -->Tạo nghiệp mới -->quả sắp tới là người khác đánh mình.


    Có câu chuyện nói về tính tàng ẩn :

    Có cô bí thư phường bị bệnh ung thư nhưng không biết lý do vì sao? vì cô nghĩ rằng mình đã làm việc thiện rất nhiều. Cô đã ký duyệt nhiều dự án lớn giúp cải thiện an sinh xã hội cho người dân, và được cấp trên thưởng và khen ngợi . Nhưng việc làm ấy vô tình làm những người nghèo phải di dời nhà cửa, bàn thờ bi tổ tiên quở trách. Những điều ấy vô tình ảnh hưởng năng lượng cô ấy và gây ra bệnh tật cô hiện mang. Muốn hóa giải được điều xấu ấy bằng cách : dùng tiền của của bản thân cô ấy giúp đỡ những người dân nghèo và tổ chức buổi lễ tạ lỗi , xám hối người âm . Và điều kỳ diệu rằng vài tháng sau cô ấy hết bệnh. Câu chuyện cho ta thấy rằng việc làm mình tạo ra luôn tàng ẩn một hạt nhân và chờ cơ hội thì nhân đó sẽ sinh ra quả .

    Mỗi hành động Thiện hay Ác của chúng ta đều được phản ánh và lưu trữ bên trong tiềm thức (tàng nghiệp) của ta và vũ trụ ở dạng tiềm ẩn chờ đủ điều kiện sẽ kích hoạt nhân quả báo ứng. Mỗi sự rung động, mỗi hành vi của ta hay muôn loài dù ít dù nhiều, dù nhỏ hay lớn đều cùng chung nhịp với vũ trụ đại đồng mà phản ánh trở lại bởi năng lực vận hành nhân, duyên (Karma). Do đó chúng ta hãy luôn làm sạch thân tâm mình bằng những hành động tốt đẹp.

    4- Hữu /vô :
    Giới hữu hình và vô hình có liên quan mật thiết với nhau, qua lại nhau, chịu sự chi phối lẫn nhau :


    VD :Ý nghĩ oán giận là nhân vô hình tạo ý nghĩ trả thù (quả vô hình ) , quả vô hình này là nhân sinh ra hành động đánh người,đập phá đồ vật ,giết hại xúc sinh (quả hữu hình ) , quả hữu hình này là nhân cho những hình phạt tù tội, xiềng xích (quả hữu hình), quả hữu hình này là nhân cho quả vô hình là buồn phiền, đau khổ. Quả vô hình này là nhân cho quả hữu hình thân gầy gồm, ốm yếu, chết đi .Như thế vòng nhân quả, quả nhân trong 2 giới hữu hình và vô hình, xác thịt và tâm linh đều duyên với nhau và sanh lẫn nhau .


    5-Bất định : nhân quả không phụ thuộc vào không gian/thời gian mà chỉ có sự chuyển hóa nhân duyên
    Nhân sinh quả ngay trong đời này gọi là hiện báo
    Nhân sinh quả ngay trong đời sau là sanh báo
    Nhân sinh quả cách nhau nhiều đời là hậu báo


    Nhân và quả sinh ra không có phân biệt năm tháng hay ngày giờ, đời này hay kiếp nọ. Một nhân đã gieo trồng là một sức mạnh của sự tạo tác khi nào đủ duyên( đủ điều kiện ) thì sinh quả , quả đủ duyên thì chín.


    6-Chuyển hóa : nhân duyên có quyền chuyển hóa cho nhau

    Nhân thừa: Giữ giới (Hành chánh pháp) --duyên là Môi trường ngũ giới (Giữ ngũ giới) --> Làm người

    Thiên thừa: Thực hành 10 điều thiện --duyên là Môi trường Pháp tu thập thiện --> Làm thần tiên

    Thanh văn thừa: Chánh định --duyên là Môi trường Bát chánh đạo --> Thoát luân hồi
    Last edited by totha_hang; 09-13-2019 at 12:29 AM.

  2. #2
    Junior Member
    Ngày tham gia
    May 2019
    Bài viết
    2
    Sự sinh quả của nhân có thể thay đổi hay cải biến bằng những nhân khác . Con người chúng ta có thể gieo nhiều nhân khác nhau, nhân này duyên với nhân kia , để cản trở hay giúp đỡ.
    VD: Hạt mít khi đem phơi khô ngoài nắng và cất trong hộp kín sẽ không bao giờ mọc cây và sinh trái và nhân này nếu đem ra nơi có ánh sáng, nước và độ ẩm … để gieo trồng thì sẽ mọc lên và sinh hoa kết quả
    Nhân tốt hay xấu có thể hoàn toàn chuyển hóa được. Nhân để chuyển hóa Dukkha là thân thể an ổn tức là phải giữ Ngũ giới tốt, làm điều thiện, ý tốt , khẩu tốt, thân thụ tâm pháp hài hòa, định tâm được.
    Nhân xấu có thể chuyển quả tốt nếu chúng ta hành chánh thiện nghiệp để chuyển hóa nhân không tốt trước đây ta đã làm.
    Nhân tốt có thể chuyển quả xấu nên chúng ta phải cẩn thận, phải luôn quán xét mình hàng ngày .
    Kết luận : Người xấu xa, hèn mọn so với người đẹp đẻ, cao sang đều có quyền bình đẳng như nhau. Chúng ta hãy cùng tạo duyên tu tập theo chánh pháp của Phật học nguyên thủy giúp chuyển hóa số phận.

    7-Chuyển luân: vì có dòng sống liên tiếp của nhân quả nên có luân hồi. Luân là bánh xe, hồi là ngược trở lại.

    Chấm dứt nhân duyên thì chấm dứt luân hồi nhưng thực tế nhân duyên không thể chấn dứt được vì nhân duyên là chuyển hóa của vạn pháp: khó chấm dứt mà chỉ có chuyển hóa nhân duyên mà thôi.
    Chuyển hóa nhân duyên bằng cách tạo duyên thiện để trung hòa dần cái ác
    Chánh niệm tâm được thì mới xóa được hoàn tòan cái ác
    Chánh định tâm để buông xả hoàn toàn (vô thủ chấp thiện --> vô thủ chấp an lạc --> vô thủ chấp hỉ lạc --> vô thủ chấp thanh tịnh --> vô thủ chấp Niết bàn) sẽ giúp giải thoát Dukkha, tức giải thoát luân hồi.

    Luân hồi bao chướng nghiệp
    Vinh, Nhục lẫn Khổ đau
    Lục trần bao phiền não
    Điên đảo kiếp vô thường
    Là đường nhân quả báo


    1/- Các thức thọ/tưởng dồn dập, dư thừa (Nhân) -> Tham(Qủa).
    2/- Các thức thọ/tưởng hổn độn, rối loạn (Nhân) -> Sân(Qủa).
    3/- Các thức thọ/tưởng thụ động, tản mạn, rời rạc, linh tinh (Nhân) -> Si(Qủa).



    “Chỉ cần có thể thâu nhiếp được tâm, soi chiếu bên trong, tỉnh thức rõ biết sáng tỏ bên ngoài, tham sân si vĩnh viễn dứt tuyệt, ngăn giữ 6 căn chẳng để ngoại trần quấy nhiễu, thì tự nhiên vô số công đức thảy đều trang nghiêm, vô số pháp môn thảy đều thành tựu, vượt phàm chứng thánh thấy ngay trước mắt, ngộ đạo trong giây lát. Đợi chi đến lúc bạc đầu?”
    (Kinh thiếu thất lục môn yếu chỉ -tổ Đạt-ma)

+ Trả lời Chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình