Nó có tác dụng rõ rệt với ung thư gan, ung thư phổi, ung thư bàng quang và ung thư vú.

Sở dĩ người Trung Quốc đặt tên nó như vậy, vì nó có 7 lá, với một bông hoa ở giữa. Người Việt gọi đơn giản nó là cây bảy lá một hoa. Tuy nhiên, đồng bào Hoàng Liên Sơn gọi nó là cây rắn cắn. Vì nó có tác dụng giải độc mạnh, chữa rắn cắn, nên gọi đơn giản như vậy.

Lương y Thanh bảo tôi đếm xem mấy lá. Hóa ra, đây là cây có 9 lá, chứ không phải 7 lá. Do đó, không thể gọi là cây thất diệp nhất chi hoa, hay cây bảy lá một hoa được, mặc dù, chúng chỉ khác nhau là có nhiều hơn 2 lá.

Lương y Thanh bảo, nó chính là cây thất diệp nhất chi hoa, không khác tí nào, tuy nhiên, không hiểu sao, loài này mọc ở khu vực anh phát hiện, gieo trồng lại có tới 9 lá. Như vậy, đây chính là một loài kỳ hoa dị thảo, chưa từng được biết đến.

Khi đạt độ cao nhất định, nó sẽ ra tới 9 lá

Bao nhiêu năm nay, lương y Thanh đã bí mật gieo trồng loài thảo dược này khắp núi non. Anh chọn những điểm kín đáo, những khe đá, để gieo trồng. Để thu hoạch được củ, ít nhất phải 10 năm.

Hiện lương y Thanh cũng thu hoạch được một số củ của loài dị thảo này, có củ nặng tới 1,5kg. Anh chủ yếu biếu bạn bè ngâm rượu uống giải độc và sử dụng trong một số bài thuốc gia truyền.

Người Việt hiện chưa biết sử dụng loài thảo dược này hiệu quả trong điều trị ung thư, tuy nhiên, người Trung Quốc thu mua với giá cả chục triệu đồng một kg.


Một củ "cửu dược nhất chi hoa" nặng tới 1,5kg

Ngồi ngắm loài dị thảo có lẽ phải gọi là “cửu dược nhất chi hoa” do anh phát hiện, gieo trồng, lương y Thanh chợt quay sang thắc mắc với tôi: “Mình thấy lạ là người Việt Nam sẵn sàng bỏ ra cả chục tỷ để mua một cây cảnh, chi cả trăm tỷ để mua hàng trăm, hàng ngàn cây về chơi. Trong khi đó, giá trị của nó, xét đến tận cùng, thì làm sao có thể so được với những loài thảo dược cực kỳ quý hiếm này nhỉ?”.

Lương y Thanh tâm sự rằng, anh có thể dễ dàng làm giàu bằng cách mở rộng việc ươm trồng ở những nơi bí mật trong rừng, rồi thu hoạch bán cho Trung Quốc. Tuy nhiên, dù việc làm đó mang lại cho anh cả trăm tỷ, anh cũng không bao giờ thực hiện.


Dù thảo dược này rất đắt, nhưng lương y Thanh không bán sang Trung Quốc, mà dùng làm thuốc trị bệnh cho người Việt

Tham vọng lớn nhất của anh là muốn nhân rộng loài thảo dược quý này, nhằm bảo tồn cho nền y dược nước nhà. Anh muốn các nhà dược học ở Việt Nam dày công nghiên cứu về những loài thảo dược quý này, để “Nam dược trị Nam nhân”, như đúng tôn chỉ mà anh treo trang trọng ở nhà thuốc Hoàng Liên Sơn giữa TP. Lào Cai của mình.

Ngồi trên tảng đá đắm đuối nhìn dị thảo “cửu dược nhất chi hoa” đang run rẩy mọc lên từ kẽ đá, lương y Thanh mang khuôn mặt buồn: “Mình muốn chỉ nó cho các nhà dược học Việt Nam, nhưng biết tin ai bây giờ?”.
Trong đợt khảo sát từ 25/4/2005 đến 30/4/2005, nhóm công tác bao gồm TS. Lê Trần Chấn, TS. Nguyễn Ngọc Ninh (Trung tâm Đa dạng và An toàn sinh học), KS. Trần Văn Cự (Vườn Quốc gia Tam Đảo) và KS. Nguyễn Danh Viễn (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Đồng Văn) đã phát hiện được loài thực vật quý hiếm, đó là cây bảy lá một hoa, ở độ cao 1.634m, thôn Hapuda B (xã Thài Phìn Tủng, Đồng Văn) và Hồ Thầu (Hoàng Su Phì, Hà Giang).

Cây bảy lá một hoa có tên khoa học là Paris polyphylla Smith, còn gọi là thất diệp chi hoa thuộc họ trọng lâu (Trilliaceae).

Bảy lá một hoa là cây thảo sống lâu năm, thân khí sinh cao 0,5 - 0,7m, có 5 đến 9 lá xếp thành một vòng. Lá hình mác thuôn, đầu nhọn dài 7 - 15cm, rộng 1,5 - 3cm, có 3 gân. Hoa đơn độc mọc trên đỉnh, cánh hoa màu vàng hình dải.

Bảy lá một hoa là cây thuốc giải độc nổi tiếng, dùng để chữa trị rắn độc cắn hoặc nhọt, bằng cách giã nát thân, rễ của nó và thêm một ít dấm, đắp vào vết thương là được. Thân và rễ sắc lên uống còn chữa được bệnh động kinh, viêm phổi và viêm họng.

Bảy lá một hoa có khu phân bố tương đối hẹp, do đó, sự tồn tại lâu dài của loài này là mỏng manh. Vì vậy, loài này được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, xếp ở cấp R (rare) - cấp hiếm.

http://vtc.vn/394-370331/phong-su-kh...hoang-lien.htm