TH2: Người tu học theo học 1 phương pháp ko đúng đắn (tà pháp) [tà kiến biện thông, tôn tạo, giáo điều, bất bình đẳng, phục tùng, thị quyền…đưa con người vào con đường mê muôi suy hóa…dẫn đắt nhau chìm trong biển sinh tử]

Có thể ban đầu giáo pháp đó cũng giúp người học đạt được một số kết quả nào đó nhưng dần dần về sau thì để lại cho người học những hệ lụy đáng tiếc (không những không giải quyết được vấn đề an ổn thân - tâm để hướng về sự tiến hóa mà còn kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực khác)

Như vậy dù là người tu học cũng có một số kết quả nào đó, nhưng nó có phải là phương pháp đúng đắn để giải quyết các vấn đề về Thân – Tâm mà người tu học đang gặp phải hay không? Có hướng họ về sự tiến hóa hay không? Hay ngược lại? --> Nếu ko có tư duy và tri kiến chúng ta rất dễ bị cuốn theo (tà kiến biện thông: Kiến thức sai mà lý luận rất hay, rất uyên bác) lúc nào không hay để rồi hệ lụy của hiệu ứng đám đông lôi kéo khiến chúng ta rơi vào vòng ngụp lặn khó mà thoát ra. Như thế trong trường hợp này người học có thể sẽ gặp phải những nguy hiểm ( những trở ngại).

Làm sao biết được phương pháp nào đúng (chánh pháp), phương pháp nào sai (Tà pháp)?

Chúng ta nên dùng tri kiến, tư duy để nhận xét, đối chiếu
Xem phương pháp tu tập đó có tôn tạo, giáo điều…..hay ko?
Kết quả mang lại có thực thế (thước đo chân lý) trong cuộc sống hay không? Có giúp con người người học bình đẳng, tự tại, hướng về sự tiến hóa hay không? Hay viễn vông trừu tượng đưa còn người vào sự siêu huyền, mê muội.
Ngoài ra Đức Phật còn chỉ chúng ta các nhận biết, phân biệt giáo pháp nào là Chánh hay Tà thông qua

*Tứ Y Pháp [Bốn điều luôn theo đúng để hiểu được đây là Pháp Phật nguyên thuỷ (chính thống) tránh bị vướng mắc vào tà pháp và ngoại đạo lôi cuốn]:
1. Đúng Pháp (Khổ và Diệt Khổ) chứ không bị cuốn theo người (đám đông, tin đồn,kinh điển, lịch sử, truyền thống,người giảng). [Y Pháp Bất Qui Nhân]
2. Đúng ý nghĩa rõ ràng, phù hợp chân lý chứ không bị cuốn theo đủ thứ luận điểm tôn tạo cao siêu, lời lẻ xa vời, áp đặt của người đi trước, không thực tế. [Y Nghĩa (Lý) Bất Qui Lời (Luận)]
3. Đúng nghĩa chính rõ ràng, dứt khoát (Liễu Nghĩa) đó là cứu cánh giải thoát chứ không bị cuốn theo những ngữ nghĩa hảo huyền, mê hoặc, tôn tạo xa rời giáo lý Khổ và Diệt Khổ. [Y Liễu nghĩa Bất Qui Bất Liễu nghĩa (Huyễn nghĩa hư cấu, tôn tạo, mê tín, giáo điều]
4. Đúng với Trí sáng suốt (Chánh Tri Kiến và Tư Duy) nhận ra lẽ thật của vạn pháp chứ không bị cuốn theo những hình thức bề ngoài (đám đông, tổ chức tôn tạo, chức danh xưng tụng, nghi thức mê tín, tôn tạo minh sư). [Y Trí Bất Qui Thức]

*Tam Pháp Ấn (Ba điều thiết thực trọng yếu mà Đức Phật cần nói với chúng sanh):
1. Mọi vận hành của sự vật, hiện tượng trong thế giới danh, sắc đều không trường tồn, đó là quy luật tất yếu. [Chư Hành Vô Thường Ấn]
2. Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới danh, sắc, đều không có cái riêng biệt tự do, đó là quy luật tất yếu. [Chư Pháp Vô Ngã Ấn]
3. Tồn tại một nơi trong sạch, tự tại ngoài thế giới danh, sắc gọi là Niết Bàn, đó là quy luật tất yếu. [Niết Bàn Tịnh, Tĩnh, Không]

-- > Như vậy theo logic như trên, để tu học ‘không nguy hiểm (gặp những trở ngại)’ thì phải người học phải tu học ( tu chỉnh + tập luyện) theo đúng chánh pháp (phương pháp đúng và tinh tấn đúng) + phải thường xuyên kết nối cùng đoàn thể. Chính nhờ sự nhắc nhở, chỉnh sửa của các anh chị em mới giúp chúng ta vượt qua những chướng ngại, đồng thời cùng giúp chúng ta đi trên những con đường đúng đắn tránh không bị sai đường lạc lối. Ngược lại, nếu tu học theo tà pháp ( phương pháp sai), thực hành sai thì gặp nguy hiểm ( những trở ngại) là điều khó tránh khỏi.

Do đó để trả lời có nguy hiểm hay không nguy hiểm trong vấn đề tu tập cũng là điều rất khó khăn vì để giải thích cho việc tu tập có nguy hiểm hay không nguy hiểm cũng cần phải xem xét, đánh giá qua rất nhiều yếu tố mới đưa ra được kết luận sau cùng. Với những chia sẽ ở trên chúng tôi hy vọng bạn hoàn toàn có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm hay không nguy hiểm của vấn đề mà bạn đã nêu.


Vấn đề bạn quan ngại “co hop ly khong vi de dat duoc nhung ket qua nhu vay thi mot nguoi phai tu nhieu kiep moi thanh loc duoc nhung nghiep chuong”

Tu tập không kể thời gian nhanh hay chậm mà là chúng ta quyết chí thực hiện được đến đâu trong việc hành trì giáo pháp (đúng chánh pháp).

- Thực ra qua nhiều đời nhiều kiếp chúng ta không những chỉ có nghiệp lực (theo bạn hiểu là nghiệp chướng hay nghiệp xấu cái mà chúng tôi thường gọi là năng lượng đen) mà cũng còn có thiện nghiệp. Trong ta ai cũng có hết, dù cho có mê muội, độc ác đến mấy cũng còn những thiện tính trong đó (như trong biểu đồ biến dịch lưỡng nghi Âm – Dương đã thể hiện điều này). Do đó trong nhiều đời nhiều kiếp, chúng ta cũng đã từng làm rất nhiều việc tốt, việc thiện, cũng đã từng là người tốt, kẻ xấu, cũng đã từng là những người có căn cơ (tu tập) nên bản nguyên Chân – Thiện – Mỹ ấy luôn sẵn có trong ta. Nó chỉ tạm thời do vô minh che lấp trong ta mà thôi. Khi người học hướng tâm tốt để tu chỉnh Thân - Tâm giúp mình trở về nguồn thì nguồn năng lượng pha lê của vụ trụ đại đồng ( NĂNG LƯỢNG TRẮNG) đó sẽ sẵn sàng hộ trợ chúng ta để gội rừa Thân – Tâm giúp chúng ta trở về, khi đó những căn nguyên tốt của chúng ta ngày xưa dần hé lộ đồng thời giúp ta đạt những kết quả tốt đẹp từ những nhân tốt mà ngày xưa chúng ta đã từng gieo trồng. Từ đó chuyển hóa dần dần những căn (căn nguyên) không tốt ngày xưa. Tuy những học viên đạt được một số kết quả ban đầu rất nhanh chóng nhưng nghiệp lực của mỗi người ấy vẫn còn tiềm ẩn bên trong (tàng thức) chứ chưa sạch hoàn toàn như bạn đã quan ngại. Việc đạt những kết quả kỳ diệu như trên chỉ mới là một phần trong việc chúng ta hưởng được quả tốt từ những nhân tốt mà chúng ta đã gieo trồng trước đó. Bạn nên phân biệt điều này « sạch nghiệp hoàn toàn » có nghĩa là không còn gì níu kéo nữa đó chính là giải thoát ( đắc đạo) còn giờ đây các học viên mới chỉ đạt được những kết quả tích cực (thần kỳ, kỳ diệu) trong một khoảng thời gian ngắn chỉ là bước đầu trong quá trình tu chỉnh, tập luyện để hoàn thiện mình giúp cho người tu học tiến lên trên những nấc thang tiến hóa mà thôi.

Theo lý nhân - quả: xin trích một số tính chất như sau
- Nhân nào quả ấy
- Nhân --- ( duyên) --> quả
- Có thể dùng duyên khác để chuyến hóa, cải biến (cách ly) nhân xấu để quả xấu không sinh ra. Và cũng như thế nếu ta dùng nhiều duyên lành để tạo thêm điều kiện (duyên) cho nhân tốt được sinh ra thì nhiều quả tốt đó càng đc nhân rộng ra. Chính yếu tố này giúp chúng ta có quyền tu chỉnh để quay trở nguồn (Chân – Thiện – Mỹ) của mình. Chúng ta cũng ko nên măc cảm tự ti vì quá khứ đã qua. Hãy tu chỉnh, chỉnh sữa để hoàn thiện Thân – Tâm mình. Chính chúng ta về đây (sinh ra trên trái đất này) là để giúp ta có cơ hội để trải nghiệm và trả nghiệp. Trên con đường giáo hóa, Đức Phật luôn khích lệ và đối xử bình đẳng với mọi người, ngài nói “Tôi là phật đã thành, chúng sanh là phật sẽ thành không hơn không kém” cho thấy sự đối xử bình đẳng của Ngài (không phân biệt cao thấp) với mọi người và đồng thời cho thấy hoài bảo của ngài là luôn mong muốn chúng sanh đều được giác ngộ như Ngài. Chúng ta hãy hoàn toàn tự tin để làm được điều đó, chứ không vì thái độ mặc cảm tự tin và chấp vào những gì đã qua để rồi quỳ lụy, sợ hãi trên con đường tu học là điều sai lầm lớn. Chúng ta cũng sẽ đạt được kết quả giác ngộ như Ngài nếu chúng ta thực hiện đúng con đường mà Ngài đã chứng ngộ và truyền giảng lại cho chúng ta ( Đúng chánh pháp).
Với việc thực hiện đúng theo giáo pháp (chánh pháp) thì việc người tu học đạt được những kết quả tốt là một kết quả tất yếu. Việc các học viên đạt được những kết quả nhanh chóng như trên không đồng nghĩa với việc đã xóa đc hoàn toàn nghiệp (nghiệp lực) của người tu tập mà những nghiệp lực đó giờ đây đang bị cách ly bởi những nhân duyên (điều kiện) tốt mà chúng ta đã gieo nên nhân xấu giờ đây chưa có điều kiện sinh ra quả. Muốn chuyển hóa đc nghiệp xấu hoàn toàn mất đi thì học viên phải siêng năng hành việc thiện để chứng kiến lại những điều tốt mà mình đã làm, những kết quả tốt mà mình mang lại cho cuộc sống, chính điều đó mới giúp xóa dần tàng thức xấu (nghiệp lực) đang còn tàng ẩn trong chúng ta. Còn nếu không tạo nhiều duyên lành để cách ly, đến 1 thời điểm thích hợp (không phân biệt thời gian) nghiệp xấu cũng sẽ sinh quả.

Tu nhanh hay chậm, một kiếp hay nhiều kiếp? thực ra đường để đi từ bờ mê đến bờ giác cũng chỉ cách nhau đúng 1 giác niệm. Giải quyết đúng bài toán “tu chỉnh ( Thân _ Tâm)” trên sớm thì giác ngộ sớm còn giải lòng vòng, vong vo không tìm được đáp án đúng thì đương nhiên phải mất nhiều thời gian (nhiều đời, nhiều kiếp) để giải tiếp.

Trong thời kỳ Đức phật còn tại thế, đã dẫn dắt thành công 2400 A La Hán, trong đó có những người đã từng là kỹ nữ, trộm cướp, đồ tể, nô lệ…tiêu biểu như ngài Ưu Ba Li (giai cấp nô lệ) nhưng khi được Đức Phật giáo hóa ngài đã giác ngộ rất nhanh. Chỉ trong vòng nữa giờ ngài đã chứng được tứ thiền. Lý do nào mà ông có đạt được kết quả nhanh như vậy? đó chính là do ông buông bỏ đc ái mê (giữ gìn giới luật cực tốt – được tôn xưng là giới luật đệ nhất trong thập đại đệ tử của đức phật) khi giữ được giới tốt + hoàn thành đc chánh niệm thì sẽ dễ dàng đi vào chánh định --> khi đó tuệ giác sẽ khai mở, hướng ngài đến sự giác ngộ. Điều chứng tỏ sự phi thường của Phật học, đã làm cho một người phàm phu ( không phân biệt giao cấp, địa vị, …) trở thành bậc thánh nhân (nhờ thấu quán được tứ diệu đế và thực hành thành công con đường bát chánh đạo)