Điểm suốt nền văn minh của nhân loại tại Địa cầu nầy, trãi qua nhiều bước ngoặc lịch sử, điều kiện địa lý ảnh hưởng ít, nhiều đến tư duy nhận thức của con người, cho nên xuất hiện rất nhiều trường phái Tôn giáo khác nhau được lập thành tương ứng với những Pháp đạo khác nhau, chung quy đều do căn cơ ứng giác của Hệ Tâm Thức mà ra (Vạn pháp hoá ứng biến tại Tâm). Ta phân loại 2 giáo pháp như sau :

*Chánh Giáo :
Tôn vinh Chân-Thiện-Mỹ và Giáo hoá Hệ Tâm Thức cộng đồng cùng nhau hoà giác, hướng về đúng nguyên gốc (bản nguyên) của muôn loài sau bao cuộc hành trình lưu lạc…bởi do sai lầm (vô minh) tạo nên những can nhiễu (chướng nghiệp) làm cản trở Hệ Tâm Thức bị chi phối và bị rối loạn, mãi luôn lưu lạc cách biệt xa nguồn, vận dụng chánh pháp (phương pháp tu tập chân chánh : bình đẳng, bác ái, từ bi, tiến hoá, không thị quyền, không giáo điều, không nguỵ tạo,…) sẽ giúp cho mọi người, mọi loài tìm cách (pháp) thoát khỏi bao tác động đa hướng (vô ngã) tìm về đúng quĩ đạo (chân đạo) xác lập đúng ngã thật (chân ngã) của ta, đồng trung hoà Hệ Tâm Thức hội tụ về Tâm thật của mình (Chân Tâm) cùng Vũ Trụ Vĩ Hằng chan chứa tình yêu thương đại vĩ (bồ tát), mãi mãi không còn nữa những khổ đau, phiền não của kiếp vô thường…

*Tà giáo : Tôn tạo cho quyền lực Giả-Ác-Tà, Giáo điều mọi người, mọi loài phải tuân lệnh, nghe theo lời phán quyết của một quyền lực tối cao…à thị quyền, ra lệnh, kềm hãm, mê hoặc, sai khiến, đe doạ,.. mọi người rơi vào vòng nghiệp ngã, luôn bị phụ thuộc, phục dịch,…à mê tín dị đoan…

☼ Nhận định :


Trong suốt quá trình tiến hoá của nhân loại từ 2500 năm nay, thuyết Phật học (Phật Pháp) Nguyên Thuỳ dẫn dắt cách thức tu tập (tu chỉnh và tập luyện) giúp Hệ Tâm Thức muôn loài sao cho vượt ngã tránh khỏi những tác động của Năng lượng đen gây nên bao khổ đau, phiền não (Giải Thoát) bằng cách tựu trung Tâm Thức tiến tới hoà đồng cùng Nguồn năng lượng Chân Như Minh Triết của Vũ Trụ, gọi là Giác Ngộ (Phật). Với quan điểm đã nêu, cho thấy nội dung trọng điểm về “Tinh thần Đại chúng” của Phật học {Tôi không phải là Thượng đế tối cao hay Thần linh chuyên hành quyền phán quyết…mà chỉ là người dẫn đường (Đạo) như bao tiền nhân Minh Triết khác mà thôi, nhằm giúp cho chúng sanh (mọi loài) thoát khỏi sinh, tử, luân hồi nếu ta đi đúng đường (chánh đạo), để tiến tới hoà nhập cùng Chân Không Toàn Giác (Giác Ngộ)…Tôi là Phật (người Giác Ngộ) đã thành và chúng sanh là Phật sẽ thành không hơn không kém…} . Với pháp luận Giác Ngộ (Phật Pháp), cùng với tư duy phân tích, cho thấy Phật học đã thể hiện hoàn thiện cách tu tập (tu chỉnh và tập luyện) Hệ Tâm Thức hoàn toàn phù hợp với nhận thức khoa học (Tri Kiến) và hội đủ các đức tính : Đại chúng, Bình đẳng, Logic, Khoa học, Không tôn tạo, Không thị quyền, Không giáo điều, Không mê hoặc...Phương pháp [Pháp] dẫn dắt đúng với qui luật của môi trường Tự nhiên quanh ta tồn tại trong Vũ Trụ (Chân Lý). Nghĩa là, mọi sự sống từ thấp đến cao (chúng sinh) từ cây cỏ, côn trùng, muôn thú và loài người đều có quyền lựa chọn cho chính mình con đường hành trình (Quỹ Đạo) của Hệ Tâm Thức sao cho tiến hoá trở về với nguồn nguyên thuỷ của chúng ta (Chân Ngã). Đó chính là Vũ Trụ Đại Đồng Toàn Năng, một Chân Lý Hằng Hữu Không Sinh, Không Diệt (Chân Không Diệu Hữu). Trải qua dòng lịch sử suốt từ 2500 năm nay, Phật học bị chia ra thành nhiều nhánh (nhiều tông phái) và cũng do nhận thức vô tình, cố ý của con người làm cho Phật Học (Khoa học của Tâm Thức Chân - Thiện - Mỹ) bị biến chuyển ít, nhiều trở thành Phật Giáo (tôn tạo siêu huyền và giáo điều cho sự tuân thủ, phụng sự cho quyền lực…). Đáng tiếc thay…