Con lắc được biết đến từ hàng ngàn năm nay. Marcellinus, người giữ chức Giáo hoàng từ khoảng năm 296 đến khi ông chết năm 304 sau công nguyên, đã viết rằng ở thế kỉ thứ nhất sau công nguyên, người ta dùng một cái vòng treo trên một sợi dây nằm ở giữa một cái giá 3 chân trang trí với các hình con rắn và các động vật khác. Các chữ cái La mã được sắp xếp quanh chu vi của cái giá 3 chân và cái vòng được cho đung đưa qua lại từ chữ cái này tới chữ cái khác và đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi. Cái dụng cụ này được xem như là một tổ hợp của con lắc và bảng cầu cơ (ouija board).


Trong lịch sử của mình ở đế chế La mã, Marcellinus đã ghi lại một bản miêu tả một thầy tu sử dụng một cái vòng dao động qua lại trên một sợi dây để xác định ai sẽ kế nghiệp hoàng đế Valens. Chiếc vòng được treo trên một cái đĩa phẳng hình tròn ghi các chữ cái trên bảng chữ cái quanh viền của nó. Con lắc tùy hứng di chuyển đầu tiên tới chữ T, sau đó là H, E và 0, báo cho những người có âm mưu rằng vị hoàng đế kế tục sẽ là Theodorous. Hoàng đế Valens đã nghe được về âm mưu này và một vài người trong số đó có tên bắt đầu bằng “Theo” đã bị giết chết. Không hiểu sao, một người đàn ông tên là Theodosius lại bị bỏ sót. Ông ta rốt cuộc đã trở thành hoàng đế, cho thấy điều tiên đoán của con lắc đã trở thành sự thực.

Việc sử dụng con lắc như một công cụ bói toán vẫn tiếp diễn sau đó, và vào năm 1326, Giáo hoàng John XXII ban hành một sắc lệnh chỉ trích việc dùng con lắc, trong đó quả quyết rằng nó đã có được các câu trả lời theo cách của ma quỷ. Viện bảo tàng khoa học ở nam Kensington, Luân đôn, lưu giữ một bộ sưu tập các công cụ điển hình được các phường hội khác nhau sử dụng ở Saxony vào thế kỉ 17 và đầu thế kỉ 18: Một bản in khắc mô tả hai người đàn ông với các đũa dò đối diện với một người đàn ông khác với một con lắc lớn. Bản khắc này được cho là bằng chứng bằng văn bản đầu tiên của việc sử dụng con lắc như một dụng cụ dò tìm.

Vào nửa đầu thế kỉ 19 sự quan tâm về con lắc gia tăng trong phạm vi khoa học. Johann Wilhelm Ritter, ngày nay được nhớ đến như là cha đẻ của môn điện hóa học, đã nghiên cứu về con lắc ở Italy. Điều thú vị là ông đã thất bại khi muốn nhận một phản ứng từ con lắc cho đến khi Francesco Campetti người thầy của ông đặt bàn tay lên vai ông. Ritter thấy rằng con lắc phản ứng theo kiểu khác nhau giữa cực bắc và cực nam của một nam châm. Về sau ông kết luận rằng tất cả mọi thứ đều chứa đựng một chữ ký đặc biệt, vì con lắc hầu như luôn luôn phản ứng theo một cách xác định khi đặt trên các vật thể khác nhau. Ví dụ, một quả chanh làm cho con lắc dao động theo một khuôn mẫu xác định và phân biệt. Khuôn mẫu này sẽ được lặp lại với các quả chanh khác, nhưng nó sẽ khác đi với một quả cam, một miếng kẽm hay bất cứ thứ nào khác. Cũng như vậy, sự chuyển động sẽ khác nhau khi con lắc được đặt trên các phần khác nhau của cùng một vật thể.

Nghiên cứu này đã tự nhiên dẫn ông tới nghiên cứu những sự khác biệt của cơ thể người, vì vậy người ta có thể cho rằng ông được coi như là nhà cảm xạ học đầu tiên. Giống như phần lớn các nhà cải cách khác, ông đã bị những người khác trong giới hàn lâm nhạo báng. Tuy nhiên, ông vẫn kiên nhẫn và trở thành người đầu tiên mô tả rằng con lắc có thể lấy từ ý thức vũ trụ và cung cấp các câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào. Một cách tự nhiên, các câu hỏi này phải được trình bày rõ ràng chính xác để chúng có thể được trả lời với một đáp ứng có hoặc không. Ritter nhấn mạnh rằng người đặt câu hỏi phải chân thật và chỉ hỏi các câu hỏi thật sự nghiêm túc.

Sự bền chí của Ritter khi đối mặt với những lời nhạo báng đã khuyến khích Giáo sư Antoine Gerboin trường Đại học tổng hợp Strasbourg cho xuất bản một cuốn sách chứa 253 bài thử nghiệm có thể làm với con lắc. Giáo sư Gerboin đã trở nên quan tâm đến chủ đề này sau khi ông được tặng một con lắc khi đi thăm Ấn Độ. Cuốn sách này đến lượt lại kích thích trí tò mò của Michel-Eugene Chevreul, ông đã bỏ ra 20 năm nghiên cứu về chủ đề này. Thực tế thậm chí đến ngày nay con lắc vẫn thường được nhắc đến như là “con lắc của Chevreul”

Chevreul đã quyết định thử nghiệm xem chuyển động của con lắc có phải gây ra bởi các cử động không cố ý của các cơ cánh tay hay không. Ông đã thí nghiệm điều này bằng việc đỡ cánh tay của ông trên một khối gỗ tại nhiều điểm khác nhau từ bả vai tời bàn tay. Sự chuyển động của con lắc giảm dần khi khối gỗ tiến gần hơn tới bàn tay, và đã thực sự dừng hoàn toàn khi các ngón tay cầm con lắc cũng nằm trên khối gỗ.

Thí nghiệm này có thể đã kết thúc mọi vấn đề với Chevreul, nhưng một điều làm ông áy náy. Ông tìm ra rằng bằng việc nhìn chằm chằm vào con lắc khi ông sử dụng nó, ông sẽ tiến vào một trạng thái khác của nhận thức. Ông kết luận rằng có một mối quan hệ rõ ràng giữa ý nghĩ của nhà cảm xạ và các chuyển động của con lắc. Chevreul có thể vượt qua điều đó để tiến một bước xa hơn, nhưng sự bảo thủ của ông, nền tảng khoa học đã không cho phép điều đó, và việc tìm kiếm sau cùng của ông đã không đem lại kết quả.

Điều này đã để cho những người khác chứng minh rằng con lắc có thể chuyển động bằng sức mạnh của tư tưởng

Time New SCE